H2S + NaOH → Na2S + H2O

H2S + NaOH → Na2S + H2OH2S ra Na2SBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

H2S NaOH: H2S tác dụng với NaOH

  • 1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng NaOH 
    • H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
  • 2. Điều kiện phản ứng xảy ra
  • 3. Dạng bài tập H2S tác dụng bazơ
  • 4. Tính chất hóa học của H2S
    • 4.1. Tính axit yếu
    • 4.2. Tính khử mạnh
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan 

H2S + NaOH → Na2S + H2O được VnDoc biên soạn là phương trình hóa học cho H2S tác dụng NaOH sau phản ứng thu được muối Na2S. Hy vọng tài liệu giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập và làm bài tập.

>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan đến H2S

  • H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
  • H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S
  • H2S + O2 → SO2 + H2O
  • H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng NaOH 

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy H2S ra Na2S

NaOH và H2S phản ứng với tỉ lệ 2:1 vừa đủ

3. Dạng bài tập H2S tác dụng bazơ

NaOH + H2S → NaHS + H2O (1)

2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O (2)

Lập tỉ lệ: T= nNaOH/nH2S

+) Nếu T< 1: hỗn hợp sau phản ứng gồm NaHS và NaOH dư, phương trình phản ứng (1).

+) Nếu T = 1: chỉ xảy ra phản ứng (1), NaOH và H2S phản ứng với tỉ lệ 1:1 vừa đủ.

+) Nếu 1 < T < 2: xảy ra cả phản ứng (1) và (2), cả NaOH và H2S đều hết phản ứng hết

+) Nếu T = 2: chỉ xảy ra phản ứng (2), NaOH và H2S phản ứng với tỉ lệ 2: 1 vừa đủ

+) Nếu T > 2: xảy ra phản ứng (2), hỗn hợp sau phản ứng gồm Na2S và NaOH dư

4. Tính chất hóa học của H2S

4.1. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

4.2. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư  → 2H2O + 2SO2

2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Để phân biệt khí H2S với khí CO2 người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây dùng

A. dung dịch HCl

B. dung dịch Pb(NO3)2

C. dung dịch Na2SO4

D. dung dịch NaOH

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 2. Dẫn 2,24 lit (đktc) khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được muối là

A. Na2S, NaOH dư

B. NaHS

C. NaHS, Na2S

D. NaHS, NaOH dư

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 3. Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 16,5.

B. 27,5.

C. 22,1.

D. 27,7.

Xem đáp ánĐáp án D

nH2S = 0,15 mol; nKOH = 0,5 mol

Đặt T = nKOH/nH2S = 0,5/0,15 =3,33 > 2

Tạo muối K2S

2KOH + H2S → K2S + 2H2O

0,3 ← 0,15 → 0,15

Chất rắn khan gồm K2S 0,15 mol và KOH dư 0,2 mol

m = 0,15. 110 + 0,2. 56 = 27,7 gam

Câu 4. Dẫn 2,24 lít (đktc) khí hiđrosunfua vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối sau phản ứng.

A. 7,8 gam

B. 3,9 gam

C. 2 gam

D. 4 gam

Xem đáp ánĐáp án A

nH2S = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

nNaOH = VNaOH×CM = 0,25×1 = 0,25 (mol)

Xét tỉ lệ ta có

T = nNaOH/nH2S = 0,25/0,1 = 2,5 > 2, phản ứng tạo thành Na2S và NaOH dư. Mọi tính toán theo H2S

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H­2O

(mol) 0,1 → 0,2 → 0,1

Ta có: mNaOHdu= (0,25 − 0,2).40 = 2(g); mNa2S = 0,1.78 = 7,8 (g)

Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH.

(b) Cho kim loại Na vào nước.

(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho NH4Cl vào dung dịch NaOH.

(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp ánĐáp án D

Tính chất hóa học của hiđro sunfua: Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Câu 8. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 9. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Xem đáp ánĐáp án B

H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4

=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

Câu 10. Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua?

A. Là chất khí không màu.

B. Là chất khí độc.

C. Là chất khí có mùi trứng thối.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 11. Có các lọ đựng hóa chất riêng rẽ: Na2S, NaCl, AgNO3, Na2CO3. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó ?

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch H2SO4.

C. dung dịch HCl.

D. phenolphtalein.

Xem đáp ánĐáp án C

.............................

Trên đây VnDoc đã đưa ra nội dung chi tiết phương trình phản ứng khi sục khí H2S vào dung dịch NaOH: H2S + NaOH → Na2S + H2O tới các bạn, cũng như đưa ra phương pháp giải bài tập khi cho H2S tác dụng với dung dịch kiềm. Hy vọng các bạn học sinh nắm được phương pháp,  từ đó áp dụng giải các dạng bài tập.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu các môn Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập cũng như các bài giảng hay về lớp 10 miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc cùng quý thầy cô tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Từ khóa » S Naoh đặc