Hạ đường Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Hạ đường huyết là gì?
- 2. Triệu chứng là gì?
- 3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ ngay?
- 4. Nguyên nhân là gì?
- 5. Hạ đường huyết không nhận biết
- 6. Cách xử trí khi bị hạ đường
Như chúng ta đã biết, bệnh đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết cao trong máu. Nhưng lại ít biết rằng, tình trạng hạ đường huyết cũng gặp rất thường xuyên trên những người bị đái tháo đường. Thậm chí nếu không được xử lí đúng cách, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy cùng tìm hiểu tình trạng này là gì nhé.
1. Hạ đường huyết là gì?
Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu rất thấp (glucose). Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Tình trạng này thường liên quan đến điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một loạt các tình trạng khác có thể gây ra hạ đường trong máu ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Giống như sốt, hạ đường trong máu không phải là một căn bệnh. Nó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Điều trị bao gồm các bước nhanh chóng để đưa mức đường trong máu trở lại mức bình thường. Điều trị lâu dài đòi hỏi phải xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản của hạ đường.
2. Triệu chứng là gì?
- Nhịp tim không đều;
- Mệt mỏi;
- Da nhợt nhạt;
- Run rẩy;
- Lo âu;
- Đổ mồ hôi;
- Đói;
- Cáu gắt;
- Cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Khi tình trạng hạ đường trở nên tồi tệ hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Lú lẫn, hành vi bất thường. Chẳng hạn như không thể hoàn thành các hoạt động cơ bản.
- Rối loạn thị giác, chẳng hạn như mờ mắt.
- Xuất hiện cơn co giật.
- Mất ý thức.
3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ ngay?
3.1. Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức nếu:
Bạn có những gì có thể là triệu chứng hạ đường huyết nhưng bạn không bị tiểu đường. Bạn bị tiểu đường và hạ đường huyết không đáp ứng với điều trị. Điều trị ban đầu hạ đường huyết là uống nước trái cây hoặc nước ngọt thông thường, ăn kẹo hoặc uống viên glucose. Nếu phương pháp điều trị này không làm tăng lượng đường trong máu và cải thiện các triệu chứng của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
3.2. Nhập cấp cứu ngay lập tức khi:
Người bị tiểu đường hoặc có tiền sử hạ đường tái phát có triệu chứng hạ đường nặng hoặc mất ý thức.
4. Nguyên nhân là gì?
4.1. Nguyên nhân hạ đường thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thiếu hụt hoàn toàn insulin (đái tháo đường 1). Hoặc vẫn có insulin nhưng có thể ít đáp ứng với nó (đái tháo đường 2). Do đó, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao nguy hiểm.
Để khắc phục vấn đề này, người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc để giảm lượng đường trong máu. Nhưng quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp. Từ đó gây hạ đường trong máu. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn uống quá ít trong khi dùng thuốc trị tiểu đường, hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường.
4.2. Nguyên nhân hạ đường huyết có thể gặp trên những người không bị đái tháo đường
Hạ đường trong máu ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn nhiều. Nguyên nhân có thể bao gồm:
-
Thuốc
Vô tình một người không bị tiểu đường uống nhầm thuốc trị tiểu đường là nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết. Các loại thuốc khác có thể gây hạ đường trong máu, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận. Một ví dụ là quinine (Qualaquin), được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét.
-
Uống rượu quá mức
Uống nhiều rượu mà không ăn có thể ngăn chặn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu. Từ đó gây hạ đường trong máu, đây có thể là một tình trạng nguy hiểm dẫn đến đột tử, cùng theo dõi video sau nhé:
-
Một số bệnh nặng
Các bệnh nặng về gan, chẳng hạn như viêm gan nặng, có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn chức năng thận, làm chậm thải thuốc, có thể ảnh hưởng đến mức glucose do sự tích tụ của các loại thuốc đó. Đói lâu dài, như trong tình trạng chán ăn tâm thần. Nó có thể dẫn đến sự suy giảm các chất mà cơ thể bạn cần để tạo ra glucose, gây hạ đường huyết.
-
Insulin được sản xuất quá mức
Một khối u hiếm của tuyến tụy (insulinoma) có thể gây ra việc sản xuất quá mức insulin, dẫn đến hạ đường huyết.
-
Thiếu hụt nội tiết tố
Một số rối loạn của tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone chính điều chỉnh việc sản xuất glucose. Trẻ em có thể bị hạ đường huyết nếu thiếu hụt hormone tăng trưởng.
5. Hạ đường huyết không nhận biết
Theo thời gian, các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến sự mất nhận biết hạ đường huyết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo đường trong máu thấp, chẳng hạn như run hoặc nhịp tim không đều. Khi điều này xảy ra, nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, đe dọa tính mạng sẽ tăng lên.
>> Hạ đường huyết là căn bệnh khá nguy hiểm. Vậy hạ đường huyết quá mức trong điều trị đái tháo đường là gì? Cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết: Hạ đường huyết: vấn đề không nên bỏ qua
6. Cách xử trí khi bị hạ đường
Nếu nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết nên sử dụng ngay lập tức:
- Một viên glucose.
- Viên đường.
- Vài viên kẹo.
- Một ly nước ép trái cây.
- Những thứ này có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Sau đó, nên ăn thêm carbohydrate giải phóng chậm, chẳng hạn như ngũ cốc, bánh mì, gạo hoặc trái cây. Bước tiếp theo là tìm nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến hạ đường.
Hạ đường huyết sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Xác định nguy cơ hạ đường và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và tập luyện có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.
Từ khóa » Các Triệu Chứng Tụt đường Huyết
-
Hạ Đường Huyết Và Cách Phòng Tránh
-
Hạ đường Huyết Là Gì? Cách Cấp Cứu Khi Bị Hạ đường Huyết đột Ngột
-
Cách Cấp Cứu Khi Bị Hạ đường Huyết đột Ngột - Vinmec
-
Hiện Tượng Tụt đường Huyết Là Gì? Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe ...
-
Hạ đường Huyết Và Một Số điều Cần Biết
-
Dấu Hiệu Hạ đường Huyết Và Cách Xử Trí
-
Hạ đường Huyết (hay Bị Tụt đường Huyết) Có Nguy Hiểm Không
-
Nguyên Nhân Gây Hạ đường Huyết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chứng Hạ đường Huyết Bất Thường Sau ăn | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm ...
-
Hạ đường Huyết - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Hạ đường Huyết Và Cách Xử Trí, Phòng Ngừa
-
️ Phân Biệt Giữa Hạ đường Huyết Và Hạ Canxi Máu
-
Cách Xử Trí Khi Bị Hạ đường Huyết - FAMILY HOSPITAL