Hạ Gò Má Có Nguy Hiểm Không? Có Hại Hay để Lại Di Chứng Không?

Phẫu thuật hạ gò má có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi hạ gò má là kỹ thuật sẽ tác động, xâm lấn khá nhiều tới cấu trúc xương hàm và mô mềm trên khuôn mặt.

  • 1. Phẫu thuật hạ gò má có nguy hiểm không? Bác sĩ giải đáp
    • 1.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có thâm niên
    • 1.2. Hệ thống máy móc hiện đại
    • 1.3. Phương pháp phẫu thuật tiên tiến
  • 2. Hạ gò má sai kỹ thuật gây ra những biến chứng gì
    • 2.1. Má bị chảy xệ
    • 2.3. Dây thần kinh bị tổn thương
    • 2.4. Cứng hàm
    • 2.5. Gò má vẫn cao
  • 3. Làm sao để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật hạ gò má cao?
    • 3.1. Nhận tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện
    • 3.2. Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi thực hiện phẫu thuật
    • 3.3. Sinh hoạt nhẹ nhàng sau phẫu thuật
    • 3.4. Ăn uống lành mạnh và đúng chỉ dẫn

1. Phẫu thuật hạ gò má có nguy hiểm không? Bác sĩ giải đáp

Theo TS. BS Đàm Ngọc Trâm, phẫu thuật hạ gò má an toàn, hiệu quả và không gây nguy hiểm tới sức khỏe, vẻ đẹp, và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Với sự tiến bộ của công nghệ trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, các kỹ thuật hiện đại cho phép bác sĩ chỉ tác động vào vùng xương gò má một cách chính xác để điều chỉnh theo tỉ lệ đã được tính toán trước đó. Điều này giúp đảm bảo kết quả thẩm mỹ tự nhiên và hài hòa với các đặc điểm khuôn mặt của bệnh nhân.

Điểm quan trọng là tìm kiếm và lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Một bác sĩ có trình độ cao sẽ thực hiện quy trình phẫu thuật một cách cẩn thận và an toàn, giảm thiểu nguy cơ các biến chứng không mong muốn. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật hạ gò má, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về quy trình, tiến trình phẫu thuật và kỳ vọng kết quả.

Một nghiên cứu của Tạp chí Ngoại khoa Mỹ đã đánh giá nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật hạ gò má trên hơn 15.000 bệnh nhân trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nguy hiểm dẫn tới các biến chứng liên quan là rất thấp, chỉ 0,01%, và tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng cũng rất thấp, chỉ xấp xỉ 1%.

1.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có thâm niên

Trình độ, kinh nghiệm cũng như tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn và thành công của ca phẫu thuật. Với các bác sĩ tay nghề giỏi, thao tác phẫu thuật được thực hiện chuẩn xác, cẩn thận thì sẽ tránh được những sai sót và các nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn. Nhờ vậy, ca phẫu thuật hạ thấp gò má được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi với độ an toàn cao nhất.

Bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề vững

Bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề vững

1.2. Hệ thống máy móc hiện đại

Thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo sạch sẽ, vô trùng kỹ lưỡng là yếu tố góp phần quan trọng vào tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật.

Tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng dịch vụ cao thường trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp bác sĩ xác định tỷ lệ hạ gò má chính xác, từ đó sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất với từng người. Như vậy, các rủi ro cũng được hạn chế đáng kể.

Bên cạnh đó, các dao phẫu thuật hiện đại, sắc bén cũng phần nào giúp việc hạ xương gò má diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác và mang lại hiệu quả theo đúng nguyện vọng của khách hàng.

1.3. Phương pháp phẫu thuật tiên tiến

Phẫu thuật hạ gò má có nguy hiểm không cũng phụ thuộc rất lớn kỹ thuật hoặc công nghệ bác sĩ sử dụng. Với những công nghệ tiên tiến, kỹ thuật bóc tách xương hiện đại sẽ giúp ca hạ gò má diễn ra nhanh chóng, ít đau đớn.

Quan trọng hơn, những rủi ro nguy hiểm cũng từ đó mà được giảm thiểu đáng kể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng

Do vậy bạn cũng nên chú ý hơn tới việc tìm hiểu kỹ thuật, công nghệ hạ gò má mà đơn vị sẽ sử dụng để điều trị cho bạn.

Phương pháp phẫu thuật tiên tiến

Phương pháp phẫu thuật tiên tiến

2. Hạ gò má sai kỹ thuật gây ra những biến chứng gì

Mặc dù y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến, có thể hạn chế tối đa các nguy cơ rủi ro.

Nhưng tất nhiên không có gì mang tính tuyệt đối, nếu thực hiện sai kỹ thuật bạn cũng có thể gặp phải một số biến chứng đáng tiếc.

Theo đó, sẹo và phần xương lệch thừa ra là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật hạ gò má. Bên cạnh đó, tình trạng mất cảm xúc, mặt bị đơ cứng, dị dạng mặt, thiếu hụt xương, khuôn mặt không cân xứng cũng là những biến chứng phổ biến sau phẫu thuật hạ gò má

2.1. Má bị chảy xệ

Phẫu thuật hạ gò má gồm các thao tác cắt và di chuyển xương nên một số trường hợp sẽ bị chảy xệ má sau khi thực hiện.

Nguyên nhân chính là do bác sĩ thực hiện các thao tác cắt không chuẩn xác, khiến gò má bị lệch xuống dưới hoặc xương má được cắt không đảm bảo tỷ lệ như mong muốn.

Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ này như:

Người phẫu thuật hạ gò má ở độ tuổi ngoài 40, thời điểm này cấu trúc xương và cơ mặt đã bắt đầu lão hóa nên sẽ dễ bị chảy xệ hơn ở những người trẻ.

– Người thừa cân khiến phần má có quá nhiều mỡ.

– Da mặt mỏng, không săn chắc khiến các thông số thực hiện bị sai lệch nhiều.

– Người bị hô răng hoặc cách đường nét ở cằm cổ không rõ ràng.

– Vốn dĩ má đã chảy xệ trước khi phẫu thuật hoặc phần rãnh mũi má sâu hơn bình thường.

Với một số bác sĩ tay nghề kém khi thực hiện các thao tác phẫu thuật thẩm mỹ không khéo có thể để lại sẹo trên vùng mang tai của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, do cơ địa hoặc chế độ chăm sóc sau phẫu thuật không tốt cũng sẽ gây sẹo thâm, sẹo lồi.

Má bị chảy xệ

Má bị chảy xệ

2.3. Dây thần kinh bị tổn thương

Gò má là nơi tiếp xúc và có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh ổ mắt và vùng thái dương.

Vì vậy, dây thần kinh bị tổn thương là một trong những biến chứng khi hạ gò má ở những cơ sở y tế không uy tín, bác sĩ chuyên môn không tốt.

2.4. Cứng hàm

Khi xác định tỷ lệ xương hàm cần cắt bị sai hoặc kỹ thuật cắt không đảm bảo tỷ lệ cần thiết, khiến xương gò má di chuyển chèn ép lên các vùng cơ ở thái dương.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng cứng hàm sau khi phẫu thuật hạ gò má. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện bằng cách thường xuyên há miệng và làm giãn các cơ miệng. Nếu ở mức độ nhẹ thì sau một vài tháng, hiện tượng cứng hàm sẽ thuyên giảm dần.

Cứng hàm

Cứng hàm

2.5. Gò má vẫn cao

Gò má vẫn cao dù đã phẫu thuật sẽ xảy ra khi bác sĩ xác định tỷ lệ phần xương cần giảm không chính xác. Hoặc việc di chuyển đỉnh gò má về vị trí mới chưa thực sự phù hợp với gương mặt của khách hàng.

Ngoài ra, xương không liền cũng là một rủi ro khi hạ gò má không đũng kỹ thuật. Nguyên nhân được cho là do bác sĩ cắt quá nhiều xương phần hàm, phần xương còn lại sẽ thiếu đi độ chắc chắn và mật độ cần thiết để liền lại sau phẫu thuật.

Nhìn chung, phẫu thuật hạ gò má là một kỹ thuật ngoại khoa khá phổ biến, độ an toàn cao. Các biến chứng khi hạ gò má nêu trên khá hiếm và chỉ xảy ra khi bạn thực hiện với bác sĩ có trình độ chuyên môn yếu kém.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Làm sao để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật hạ gò má cao?

Các biến chứng khi hạ gò má là vấn đề không thể tránh tuyệt đối nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng.

Vì nếu biết cách chuẩn bị những yếu tố cần thiết dưới đây để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật thì ca điều trị của bạn sẽ đạt được thành công trên mức mong đợi.

3.1. Nhận tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện

Hãy đặt lịch hẹn tư vấn với bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết, rõ ràng về các phương pháp phẫu thuật . Từ đó lựa chọn được cho mình kỹ thuật phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng cho bạn quy trình thực hiện giúp bạn nắm được những ưu điểm và hạn chế liên quan đến vấn đề phẫu thuật.

3.2. Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi thực hiện phẫu thuật

Thăm khám sức khỏe tổng quát gồm kiểm tra chỉ số BMI, xét nghiệm mẫu máu, chụp X-quang, xác định mật độ xương và kiểm tra, tầm soát các căn bệnh lý đang mắc phải.

Nhờ vậy, bác sĩ sẽ kết luận bạn có đủ điều kiện sức khỏe cần thiết để thực hiện phẫu thuật hay không. Qua đó, nguy cơ rủi ro sẽ được giảm thiểu đi đáng kể, mang đến kết quả phẫu thuật tốt đẹp nhất.

3.3. Sinh hoạt nhẹ nhàng sau phẫu thuật

Nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật hạ gò má có thể xảy ra, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

– Nên uống thuốc giảm đau và các loại kháng sinh cần thiết đã được bác sĩ kê đơn.

– Tránh vận động mạnh như tập thể dục thể thao, đánh cầu lông, bơi lội…

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia cực tím và những độc tố có trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra các vết thâm sẹo khi da đang trong quá trình hồi phục.

3.4. Ăn uống lành mạnh và đúng chỉ dẫn

Trong những ngày đầu tiên phẫu thuật hạ gò má, bạn chỉ có thể ăn uống nhẹ nhàng với các thực phẩm lỏng, dễ tiêu để hạn chế phải dùng cơ, xương mặt.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích. Vì những chất này có chứa nhiều độc tố gây suy giảm hệ thống miễn dịch, làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục tổn thương. Ngoài ra, rượu bia hay đồ uống chứa cồn có thể làm loãng máu, gây chảy máu và khó bình phục sức khỏe.

Nếu thực hiện tốt các khuyến cáo trên đây, mọi người sẽ có một ca phẫu thuật hạ gò má an toàn với tỷ lệ thành công cao nhất. Do đó mọi người nên nghiêm túc thực hiện để sớm có được một gương mặt hài hòa, thanh tú như mong muốn.

Với những thông tin chia sẻ trong bài viết phẫu thuật hạ gò má có nguy hiểm không, Nha Khoa Paris mong rằng bạn đọc đã có những góc nhìn khách quan hơn về dịch vụ này. Mọi thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ tổng đài để được hỗ trợ

Từ khóa » Hàm Bị Xệ