Hạ Huyết áp Tư Thế Là Gì, Làm Sao để Kiểm Soát Và Phòng Ngừa?
Có thể bạn quan tâm
1. Hạ huyết áp tư thế là bệnh gì?
Hạ huyết áp tư thế là hiện tượng huyết áp bị tụt nhanh khi chúng ta thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng dậy đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bị mờ mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu.
Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút, với nhiều người, có thể chỉ cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt thoáng qua song có những người có thể ngất xỉu hoặc mất ý thức trong một thời gian ngắn.
Hạ huyết áp tư thế là một trong những hiện tượng thường gặp ở nhiều người
Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng khi chuyển sang tư thế đứng, máu trong cơ thể sẽ dồn xuống và được giữ lại tại các tĩnh mạch ở vùng thấp của cơ thể do trọng lực. Lúc này, sự hồi lưu tĩnh mạch bị giảm khiến cho lượng máu lưu thông trở lại tim ít dẫn đến huyết áp bị hạ, lượng máu và oxy cung cấp cho não cũng giảm theo.
Đây là dạng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với những triệu chứng không rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho chẩn đoán và chữa trị.
2. Những triệu chứng thường gặp và biến chứng có thể xảy ra
Những triệu chứng của bệnh thường xảy ra trong vài giây hoặc vài phút ngay sau khi đứng và gần giống với huyết áp thấp, bao gồm
-
Xuất hiện hiện tượng hoa mắt, nhìn mờ, chóng mặt.
-
Đau đầu.
-
Mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
-
Bên cạnh đó, có thể thấy tim đập nhanh, buồn nôn, đau tức ngực.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với đối tượng người lớn tuổi.
-
Việc choáng váng, chóng mặt có thể khiến người bệnh bị ngã gây ra các chấn thương nghiêm trọng.
-
Gây nguy cơ đột quỵ do lượng máu lên não kém.
-
Khiến cho một số bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạ huyết áp tư thế có thể gây nguy hiểm cho người cao tuổi
3. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, nội tiết hoặc do việc sử dụng một số loại thuốc.
-
Một số bệnh lý về tim mạch (suy tim, chậm nhịp tim hay bệnh về van tim, nhồi máu cơ tim…) dẫn đến việc cơ thể không thể đáp ứng nhanh trong việc bơm nhiều máu hơn khi đứng lên.
-
Các bệnh về nội tiết như: suy thượng thận, bệnh về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp hoặc bệnh tiểu đường có thể khiến cho các dây thần kinh làm nhiệm vụ gửi tín hiệu điều chỉnh huyết áp bị tổn thương.
-
Bệnh lý thần kinh như tai biến mạch máu não, parkinson, rối loạn thần kinh tự chủ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
-
Khi bị sốt cao, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng hoặc vận động quá sức khiến cơ thể mất nhiều nước làm giảm thể tích máu.
-
Một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc có chứa nitrat, thuốc điều trị bệnh trầm cảm có thể gây ra tình trạng này.
Bên cạnh đó,một số điều kiện có thể khiến bệnh xuất hiện thường xuyên hoặc trầm trọng hơn như:
-
Những người cao tuổi (trên 65), đặc biệt là đối tượng có bệnh nền.
-
Môi trường nắng nóng nhiều có thể khiến đổ mồ hôi và gây mất nước.
-
Những người phải nằm quá lâu trên giường bệnh.
-
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc những người thường xuyên uống bia rượu.
4. Một số biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa
Đối với những trường hợp hạ huyết áp tư thế thể nhẹ, có thể thực hiện một số bước đơn giản để ngăn ngừa, chẳng hạn như:
Tăng cường thêm lượng muối trong chế độ ăn uống
Điều này phải được thực hiện cực kỳ cẩn thận và nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi sử dụng nhiều muối lại dẫn đến những nguy cơ bệnh tật khác.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Điều này phù hợp với những đối tượng thường bị hạ huyết áp sau bữa ăn. Cùng với đó, nên ăn các loại thực phẩm có lợi, tránh việc ăn quá nhiều tinh bột, dầu mỡ.
Bổ sung vitamin cho cơ thể
Việc bổ sung thêm sắt cũng như một số loại vitamin có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng song nên uống gì và uống khi nào cần có sự tư vấn và chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Chỉ thực hiện việc bổ sung sắt cũng như vitamin khi được bác sĩ chỉ định
Cần uống đủ nước, tránh các loại đồ uống có cồn
Không hút thuốc lá, hạn chế bia, rượu, uống đủ nước là một trong những yêu cầu thiết yếu để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng kéo dài, quá trình tập thể dục thể thao hoặc khi vận động mạnh.
Duy trì tập luyện thể dục thể thao
Các bài tập tăng cường sức khỏe tim mạch rất cần thiết để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng cũng như sở thích.
Ngoài những cách trên, trong đời sống và sinh hoạt đời thường, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như:
-
Khi thay đổi tư thế, đặc biệt chuyển từ ngồi hoặc nằm sang đứng, nên thực hiện từ từ, tránh thay đổi đột ngột. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, khi ngủ dậy nên ngồi ở mép giường một lát rồi mới đứng dậy.
-
Tránh tư thế khiến cho lưng bị uốn cong và tránh ngồi xổm quá lâu rồi đứng dậy đột ngột.
-
Khi ngủ, nên kê cao gối hơn một chút.
5. Khi nào thì cần đi khám?
Hiện nay, trên thế giới, các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, mệt mỏi cùng các thói quen xấu khiến cho những bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ là cần thiết nhằm kiểm soát nguy cơ, sàng lọc các triệu chứng.
Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai đầy đủ các dịch vụ bao gồm: khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhằm đảm bảo một cách toàn diện sức khỏe về tim mạch cho khách hàng.
Thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật
Đặc biệt, hạ huyết áp tư thế là bệnh lý phổ biến ở nhiều lứa tuổi song thường gặp nhất ở người cao tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.
Vì những lý do trên, đối với những người có nguy cơ cao hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng này, nên đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá tình trạng và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.
Để đặt lịch khám hoặc được tư vấn thêm các thông tin cần thiết, quý khách hãy gọi tới Tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC 1900 56 56 56.
Từ khóa » Vì Sao Tụt Huyết áp Tư Thế
-
Thế Nào Là Hạ Huyết áp Tư Thế? | Vinmec
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Hạ Huyết áp Tư Thế - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng - Hello Bacsi
-
Nhận Biết Nguyên Nhân Tụt Huyết áp để Phòng Ngừa Sớm - Hello Bacsi
-
Hạ Huyết áp Tư Thế: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Phòng Ngừa
-
️ Hạ Huyết áp Tư Thế đứng Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Hạ Huyết áp Tư Thế Là Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng, Vì Sao?
-
Chẩn đoán Và điều Trị Hạ Huyết áp Tư Thế | Tim Mạch Học
-
Nguyên Nhân Tụt Huyết áp
-
Huyết áp Thấp - Một Nguyên Nhân Gây Tai Biến Mạch Não