Há Miệng Có Tiếng Kêu Khớp – Có Nguy Hiểm Không, điều Trị Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu rất dài trong 30 năm của Leeuw với điều trị bảo tồn trường hợp bệnh lý nội khớp, sau 30 năm tiếng kêu khớp vẫn tồn tại ở 54% bệnh nhân, mặc dù tiếng kêu khớp tồn tại nhiều người nhưng điều đáng lưu ý là không ai trong số họ khó chịu hay cảm thấy bất cứ rối loạn chức năng nào. Từ các nghiên cứu kể trên có thể thấy rõ tiếng kêu khớp không liên quan tới đau hoặc bất cứ một ảnh hưởng chức năng nào tới hàm răng.
Tác giả Adler thực hiện 10 máng hướng dẫn ra trước, và thời điểm mới điều trị thấy rằng tiếng kêu khớp đã biến mất. Sau thời gian đeo máng, 5 bệnh nhân phục hình răng luôn tại vị trí phía trước theo định hướng của máng và 5 bệnh nhân đưa hàm dưới về vị trí cũ ban đầu. Cả 2 nhóm thấy rằng có đến 40% có tiếng kêu khớp trở lại. Nghiên cứu khác của moloney và Howard 43% bệnh nhân thực hiện phục hình cố định tại vị trí mới có tiếng kêu khớp quay lại.
Kết luận: Không nên hướng mục đích điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm vào việc loại bỏ tiếng kêu khớp, và không nên đưa tiếng kêu khớp vào để cho rằng điều trị TMD bị thất bại.
Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi luôn cố gắng tìm nguyên nhân gốc rễ và giải quyết theo hướng bảo tồn nhất – tối ưu hóa nhất cho bệnh nhân. Mục đích điều trị là hết đau, ăn nhai bình thường, hết đau mỏi cơ khớp, đầu cổ, vai gáy…Và không tập trung mục tiêu điều trị vào tiếng kêu.
2. Có bao nhiêu loại tiếng kêu khớp?
Tiếng kêu khớp có rất nhiều loại như tiếng click đanh, rõ hay tiếng lạo xạo cảm giác như 2 đầu cứng mấp mô cọ xát vào với nhau. Tiếng kêu cũng có thể nhỏ hoặc lớn, thể hiện trật đĩa bán phần hay toàn bộ, tiếng kêu xuất hiện 2 thì hay 1 thì, đầu thì hay cuối thì…
Khi có tiếng kêu khớp mà đột nhiên tiếng kêu đó biến mất kết hợp với há miệng hạn chế thì bệnh đã tiến triển, lúc này cần khẩn trương đến nha sĩ để nha sĩ tiến hành nắn đĩa khôi phục lại biên độ mở miệng bình thường. Nếu để há miệng hạn chế trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn không hồi phục được.
3. Tiếng kêu khớp có điều trị khỏi được không?
Theo bác sĩ Tùng, bạn có thể phải chung sống cả đời với tiếng kêu khớp Thái Dương Hàm, tiếng kêu khớp cũng có thể tự khỏi hoặc quá trình điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm thì tiếng kêu khớp biến mất, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tiên lượng được.
Bạn chỉ cần điều trị khi tiếng kêu khớp kèm các triệu chứng đau, rối loạn chức năng hoặc đau mỏi cơ đầu mặt cổ. Trường hợp không đau, tiếng kêu khớp không gây hại gì nếu theo dõi chặt chẽ cùng nha sĩ. Nhưng lại cực kỳ stress và khó chịu khi mỗi lần ăn nhai, há miệng khớp lại kêu cộc cộc, vậy có nên điều trị vì quá khó chịu về mặt tâm lý không?
Trả lời: Bạn vẫn có thể được nha sĩ điều trị tiếng kêu, tuy nhiên vì không thể tiên lượng đáp ứng của khớp có như kỳ vọng hay không, nên nha sĩ sẽ chỉ dùng những phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn như liệu pháp hành vi, tập cơ chức năng, dùng máng nhai.
4. Cách điều trị bệnh khớp thái dương hàm kèm tiếng kêu khớp
Có 2 phương pháp điều trị bệnh TDH gồm:
– Điều trị bảo tồn: Sử dụng máng nhai, vật lý trị liệu, chạy laser liều thấp, chiếu hồng ngoại, chạy tens điện châm, áp nhiệt, áp năng lượng siêu âm, tập cơ chức năng, liệu pháp hành vi, tác động vào khớp cắn, dùng thuốc nội khoa…
– Các phương pháp xâm lấn: Bơm rửa khớp, siêu âm khớp, phẫu thuật khớp…
Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi tiến hành điều trị bảo tồn, và lựa chọn các cách làm hiệu quả tốt như chiếu hồng ngoại, chạy tens, thuốc nội khoa, tập cơ chức năng, dùng máng nhai, điều chỉnh khớp cắn có chọn lọc. Mọi thắc mắc cũng như mong muốn được tư vấn về tình trạng há miệng có tiếng kêu bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.
Từ khóa » Cá Cóc Xạo
-
Hồi Sinh Cá Cóc
-
Độc đáo Lá Cóc Non Nấu Canh Chua - Báo Thanh Niên
-
[Con Cá Trong Văn Học Dân Gian] Tiếp... - Ngày Ngày Viết Chữ
-
Ngày Ngày Viết Chữ - [Con Cá Trong Văn Học Dân Gian] Tiếp Tục Bàn ...
-
Tại Sao Khớp Gối Kêu Nhưng Không đau? Có Nguy Hiểm Không?
-
Xoay Cổ Kêu Rắc Rắc, Nghe Có Tiếng Kêu Lạo Xạo Là Bệnh Gì Và Cách Trị
-
Cách Chữa Khớp Xương Kêu Răng Rắc - Phòng Khám SCC
-
Xoay Cổ Kêu Lạo Xạo, Răng Rắc Là Bệnh Gì? - Thoái Hóa Cột Sống
-
Các Khớp Xương Kêu Răng Rắc: Nguyên Nhân Do đâu? - Hello Bacsi
-
Bài Vè: Vè Loài Cá | Ca Dao Mẹ