Hà Nội: 22 Quận, Huyện được Mở Hàng Quán Bán Mang Về
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: 22 quận, huyện được mở hàng quán bán mang về
Từ 12 giờ ngày 16/9: Dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại tại Hà Nội, chỉ bán hàng mang về. (Ảnh: Vietnamnet) |
Chiều 15/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành công văn điều chỉnh một số biện pháp chống dịch trên địa bàn.
Theo đó, từ 12h ngày 16/9, các quận, huyện chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng (từ ngày 6/9) được phép cho hoạt động trở lại đối với cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng được hoạt động, song chỉ bán mang về, và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch; khai báo y tế bắt buộc, thực hiện 5K, quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng.
Thống kê của CDC Hà Nội, từ ngày 6/9 đến nay có 22 quận, huyện (trong tổng số 30 đơn vị hành chính ở cấp này) không ghi nhận ca mắc cộng đồng, gồm 6 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên; 16 huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.
Các sở ngành, quận huyện ở thủ đô sẽ đánh giá kết quả thực hiện gian giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh và báo cáo, đề xuất lãnh đạo thành phố biện pháp chống dịch, phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9.
Theo UBND TP Hà Nội, hiện trên địa bàn chỉ còn một quận nguy cơ rất cao về dịch bệnh (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.
Các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn năm 2021
Học sinh TP. Hồ Chí Minh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học 2021. (Ảnh: Báo tuổi trẻ) |
Từ 17h ngày 15/9, các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo dự kiến của nhiều trường đại học, điểm chuẩn năm nay tăng hơn năm trước từ 1- 4 điểm.
Cụ thể, Đại học Ngoại thương có điểm chuẩn cao nhất, từ 28,05 đến 28,55 với các ngành tính theo thang điểm 30 và 36,75 đến 39,35 với những ngành theo thang 40. Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cũng có đầu vào ở mức rất cao. Không ngành nào của trường lấy điểm trúng tuyển từ 25 trở xuống. Ngành Kỹ thuật phần mềm lấy cao nhất - 27,55 điểm…
Ngay sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh cần đối chiếu các tiêu chí phụ (nếu có), đồng thời xem danh sách trúng tuyển của trường đã có tên mình hay chưa để biết chắc chắn mình có trúng tuyển vào trường.
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), thí sinh sẽ xác nhận nhập học trước 17h ngày 26/9 (tính theo dấu bưu điện). Việc cập nhật thông tin thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện trước 17h ngày 2/10.
Theo Bộ Giáo dục - đào tạo, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 là 795.353 thí sinh.
Triều Tiên, Hàn Quốc đồng loạt phóng tên lửa trong cùng một ngày
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 8/2017 (Ảnh minh họa: KCNA). |
Hàn Quốc và Triều Tiên đồng loạt phóng tên lửa đạn đạo trong một ngày, diễn biến khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, vào 12h38 và 12h43 (giờ địa phương) ngày 15/9, Triều Tiên đã phóng các tên lửa ra khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên.
Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho rằng, các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên "đe dọa hòa bình và an ninh của Nhật Bản và khu vực".
Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii cho biết vụ thử của Triều Tiên không gây ra bất kỳ "mối đe dọa tức thời nào" đối với Mỹ hoặc các đồng minh của họ, nhưng nhận định rằng vụ phóng cho thấy "tác động gây mất ổn định" của chương trình vũ khí Triều Tiên.
Vụ việc ngày 15/9, là vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông Biden lên nhậm chức hồi tháng Một và diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử tên lửa hành trình tầm xa hồi cuối tuần.
Sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, Seoul đã bắn thử tên lửa đạn đạo phóng (SLBM) từ tàu ngầm ROKS Dosan Ahn Changho 3.700 tấn. Các tên lửa đã đánh trúng mục tiêu dự kiến. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chứng kiến vụ phóng SLBM.
Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới phóng thử thành công SLBM, tuy nhiên các quốc gia phóng được SLBM trước đó đều là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi Seoul không có vũ khí này.
Hàn Quốc trong thời gian qua ngày càng gia tăng năng lực phát triển vũ khí trong bối cảnh họ lo ngại chương trình tên lửa của Triều Tiên.
Trong vụ thử ngày 15/9, Hàn Quốc không chỉ thử SLBM mà họ cũng đã thử một tên lửa không đối đất tầm xa từ một máy bay và bắn trúng mục tiêu. Tên lửa này dự kiến sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình FK-21 của Seoul.
Các diễn biến liên quan tới chương trình vũ khí của Seoul và Bình Nhưỡng được cho đang tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, trong khi các cuộc đàm phán nhằm mục đích phi hạt nhân hóa khu vực này đã đình trệ trong suốt thời gian dài vừa qua.
Ba thành phố Nhật phát hiện vắc xin Pfizer nhiễm bẩn
Một người được tiêm vaccine COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng ở Kobe, ngày 25/5. (Ảnh: Kyodo) |
Nhà chức trách Nhật cho biết đã phát hiện chất lạ trong 5 lọ vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer tại hai thành phố gần thủ đô Tokyo và một thành phố thuộc tỉnh Osaka.
Các lọ vắc xin chứa chất trắng trôi nổi đều thuộc về cùng một lô FF5357, theo chính quyền các thành phố Sagamihara và Kamakura thuộc tỉnh Kanagawa và thành phố Sakai thuộc tỉnh Osaka, miền tây Nhật.
Cụ thể, các lọ Pfizer chứa tạp chất xuất hiện ở 3 địa điểm tiêm chủng ở Sagamihara từ ngày 11 - 14/9, một địa điểm ở Kamakura vào ngày 12/9 và một điểm tiêm chủng ở Sakai hôm 14/9.
Báo Japan Times đưa tin, cả 3 thành phố nói trên đã yêu cầu Pfizer phân tích chất lạ. Họ tuyên bố đã không dùng các lọ vắc xin nhiễm bẩn, nhưng tiếp tục tiêm các liều Pfizer khác thuộc cùng lô vắc xin được xác nhận không bị lẫn tạp chất.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật gặp sự cố với vắc xin COVID-19. Hồi tháng 8, Bộ Y tế nước này đã buộc phải cho ngưng sử dụng khoảng 1,63 triệu liều vắc xin Moderna để phòng ngừa rủi ro sau khi phát hiện các chất lạ trong nhiều lọ vắc xin của hãng./.
Từ khóa » Các Quận được Mở Cửa
-
Hà Nội Nên Xem Xét Cho Phép Hàng Quán Mở Bán Trở Lại?
-
Quận, Huyện Nào ở Hà Nội Cho Phép Nhà Hàng, Quán ăn Phục Vụ Tại ...
-
Chi Tiết Những Phường, Quận Trung Tâm Hà Nội được Mở Bán ăn ...
-
Hà Nội: Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ ăn, Uống được Phép Hoạt động ...
-
Những Quận, Huyện Nào ở Hà Nội được Mở Hàng "bán Mang Về" Từ ...
-
5 Phường Thuộc Quận Hoàn Kiếm được Mở Bán ăn Uống Tại Chỗ
-
Nhiều Quận Trung Tâm Hà Nội Cho Bán Hàng ăn Uống Tại Chỗ
-
Hà Nội: Danh Sách Quận, Huyện được Mở Hàng Bán Mang Về
-
Nhiều Cửa Hàng ăn Uống Tại Quận Đống Đa 'trở Tay Không Kịp' Khi áp ...
-
Nhiều Hộ Kinh Doanh Hà Nội Vui Mừng Khi được ... - Dịch COVID-19
-
Chi Tiết 8 Quận 'vùng Cam' Tại Hà Nội Chỉ Thực Hiện 'bán Mang Về'
-
19 Quận, Huyện, Thị Xã Của Hà Nội được Mở Lại Dịch Vụ ăn Uống
-
Hà Nội: Thêm 3 Quận, Huyện Dừng Bán Hàng ăn, Uống Tại Chỗ