Hà Nội Chưa Thể Trở Về Trạng Thái Bình Thường Mới Hoàn Toàn
Có thể bạn quan tâm
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị. |
Chiều 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Thành phố (TP).
Duy trì 22 chốt ra, vào TP và thực hiện quét mã QR Code tại các chốt kiểm soát
Tại hội nghị, trả lời câu hỏi của báo chí, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Vũ Văn Viện cho biết, ngành giao thông tham mưu cho TP về các biện pháp đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn sau giãn cách xã hội đợt 4. Theo đó, sẽ tiếp tục duy trì 22 chốt tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo kiểm soát ra, vào TP.
Đối với vận tải hàng hoá ra vào TP, vẫn kiểm soát chặt chẽ như hiện nay đang triển khai. Còn với vận tải hành khách công cộng, tiếp tục tạm dừng các hoạt động vận tải đi và đến Hà Nội cũng như trong nội thành cho đến khi có thông báo mới. Đối với vận chuyển hàng hoá trong nội đô, sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho vận tải hàng hoá lưu thông.
Đối với vận tải hàng hoá bằng xe hai bánh, Sở đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp và đề xuất TP. "Ngoài lực lượng shipper hiện nay thì đang nghiên cứu cho phép mở lại một số shipper công nghệ hoạt động với tần suất phù hợp để đảm bảo vận chuyển hàng hoá mang về. Với các hoạt động vận tải khác, duy trì cho phép vận tải hành khách với các hoạt động phòng chống dịch như vận chuyển chuyên gia, công nhân tại các khu công nghiệp. Với việc đi lại của người dân, TP vẫn khuyến cáo người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết"- ông Vũ Văn Viện nói.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin tại hội nghị. |
Cũng liên quan vấn đề này, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Trần Ngọc Dương cho biết, Công an TP sẽ tham mưu cho UBND TP các giải pháp trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, tiếp tục duy trì 22 chốt kiểm soát ra, vào TP.
Hà Nội vẫn duy trì các chốt để bảo vệ thành quả, ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài vào. Việc lưu thông tại các chốt sẽ dựa trên nguyên tắc kiểm soát chặt cả người vào, người ra khỏi TP. Kiểm soát chặt chẽ người từ các vùng dịch, vùng nguy cơ cao vào TP. Quan điểm không cấm người từ tỉnh ngoài vào Hà Nội mà vào phải đáp ứng đủ các điều kiện phòng chống dịch theo quy định.
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Trần Ngọc Dương cũng cho biết, Công an TP sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cố gắng triển khai được việc quét mã Qr Code để tạo thuận lợi cho người dân khai báo y tế. Tiếp tục tổ chức các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn TP, nhất là tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm khi TP mở rộng và cho phép hoạt động trở lại với các loại hình kinh doanh dịch vụ….
Trên 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được hỗ trợ
Về công tác an sinh xã hội, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương cho biết, thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 15 của HĐND TP Hà Nội, đến nay Thành phố đã thực hiện trên 1,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hoá, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Nghị quyết 15 của HĐND TP của Chính phủ là trên 860 tỷ đồng, nguồn xã hội hoá trên 270 tỷ đồng. Đã có trên 2 triệu người lao động, người gặp khó khăn được hỗ trợ từ các nguồn ngân sách và xã hội hoá. Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục rà soát để triển khai chủ trương này, đảm bảo không người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Về việc cung ứng hàng hóa, quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Sở Công thương sẽ tham mưu, ban hành tiêu chí an toàn sản xuất kinh doanh; hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án đảm bảo sản xuất an toàn; nắm bắt đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp để tham mưu với TP và Trung ương hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, như vốn, thuế, lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, giảm hàng tồn kho... Khi tình hình dịch được kiểm soát, Sở sẽ tham mưu cho TP cho triển khai các đợt kích cầu thương mại, giúp các doanh nghiệp xúc tiến tiêu thị sản phẩm, nhất là các làng nghề...
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan thông tin tại hội nghị. |
Nguy cơ vẫn cao nên không thể chủ quan
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sau khi kết thúc đợt giãn cách thứ 4, Thành phố đã tập trung đánh giá tình hình dịch tễ trên địa bàn, xác định nguy cơ; tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học; gặp gỡ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn. Đồng thời, trao đổi với các tỉnh, thành xung quanh để thống nhất đồng bộ các giải pháp bảo đảm tính chất liên vùng, liên kết, đồng thuận cũng như tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Trung ương.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau ngày 21/9, việc nới lỏng một số hoạt động vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, đời sống người dân. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực y tế của TP một cách toàn diện để sẵn sàng ứng phó trong các tình huống dịch bệnh mới. “Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của TP lần này vẫn nhất quán trên tinh thần không cầu toàn, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn. Công tác phòng, chống dịch của Hà Nội phải đặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chung tại các tỉnh, TP xung quanh và cả nước” - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận hội nghị. |
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, UBND TP sẽ ban hành Chỉ thị mới, trước mắt là áp dụng cho 2 tuần tới, nhưng TP sẽ căn cứ vào thực tế để có thể kéo dài thời gian thực hiện. Hiện tại, Hà Nội chưa thể trở về trạng thái bình thường mới hoàn toàn, vì tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi 2 mới đạt 12%. Trong khi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chí là hơn 70% dân số được tiêm mũi 1 và bằng hoặc hơn 20% dân số được tiêm mũi 2 mới đạt miễn dịch cộng đồng.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, để hướng tới mục tiêu đưa TP trở về trạng thái bình thường mới, Hà Nội sẽ tranh thủ đợt phòng, chống dịch theo các giải pháp mới từ 6 giờ ngày mai (21/9), khi được cấp đủ vaccine sẽ tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và cố gắng hoàn thành mục tiêu này vào đầu tháng 11/2021
Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết thêm, TP phấn đấu tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho người dân theo kế hoạch, trên cơ sở đó tính phương án cho học sinh quay trở lại trường cũng như các trường cao đẳng, đại học hoạt động trở lại./.
Từ khóa » Hà Nội đi Lại Bình Thường Chưa
-
Hà Nội Xem Xét Không Kiểm Soát Giấy đi đường ở 19 Quận Huyện ...
-
Hà Nội Không Kiểm Tra Giấy đi đường Tại 19 Quận, Huyện Vùng Xanh
-
Người Từ Các Tỉnh, Thành Phố Khác Về Hà Nội Thời điểm Này Cần Lưu ý ...
-
Hà Nội: Hướng Dẫn Chi Tiết Về đi Lại Và Các Hoạt động Trên địa Bàn
-
Hà Nội Sẽ Nới Lỏng Việc đi Lại Tại 19 Quận, Huyện "vùng Xanh" - CAND
-
Hà Nội Sẽ Nới Lỏng Từng Bước, Cho Phép Các Công Trình Xây Dựng ...
-
Cổng Thông Tin Điều Hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
-
Phó Bí Thư Hà Nội Lý Giải Vì Sao TP Chưa Trở Lại Trạng Thái Bình ...
-
Hoạt Động Đi Lại Trong Nước Giữa Đại Dịch COVID-19
-
Tâm Lý "xả Hơi" Không đáng Có ở Mỗi Người Hà Nội - Dịch COVID-19
-
Hà Nội: Đi Lại Trong "vùng Xanh", Nhiều Nơi Không Cần Giấy đi đường
-
Cổng Giao Tiếp điện Tử Thành Phố Hà Nội - .vn
-
Tin Tức Sự Kiện - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Covid-19: Hà Nội Và TP HCM Ngày đầu 'nới Lỏng' - BBC