Hà Nội đóng Cửa Quán ăn đường Phố, Trà đá, Cà Phê Từ 0h Ngày 16/2
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp |
Chiều 15/2 (mùng 4 Tết), Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội họp trực tuyến với các sở ngành, quận huyện, phường xã dưới sự chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng chống COVID-19 TP Hà Nội.
Tập trung cao độ, thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho rằng, thời gian qua, thành phố đã làm chủ tình hình và kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn. Những ca F0 mới xuất hiện trong những ngày qua hầu hết đã được kiểm soát và đã được chủ động xử lý trước đó.
Người đứng đầu UBND TP nêu diễn biến mới tại Hà Nội vẫn đang trong tầm kiểm soát, trường hợp bệnh nhân Nhật Bản số 2229 vừa rồi, Bộ Y tế đang xác định nguyên nhân, nhưng Hà Nội đã phát huy hệ thống chính trị, vào cuộc kịp thời, khoanh vùng, phong tỏa những khu vực cần thiết.
Đến nay, 296 mẫu xét nghiệm đã có kết quả âm tính (trừ 2 trường hợp F0). Chúng ta đã chủ động, khẩn trương vào cuộc, kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị kịch bản phù hợp với điều kiện, diễn biến của dịch bệnh.
Đồng chí Chu Ngọc Anh cho rằng, sắp tới, Hà Nội đón người dân từ các địa phương trở lại làm việc sau Tết, vì vậy yêu cầu cấp thiết phải chủ động tình hình phòng chống dịch. Trong đó, Bí thư, Chủ tịch các quận, huyện, phường, xã chịu phải trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Nêu vấn đề liên quan đến việc khai báo y tế, kiểm soát tình hình thế nào? Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong muốn và gửi gắm, hơn 10.000 tổ giám sát cộng đồng triển khai ngay hoạt động hiệu quả, phối hợp với các lực lượng, cảnh sát khu vực, các đoàn thể. Phải nắm chắc tình hình toàn bộ biến động trên địa bàn, các nhà trọ, kiểm soát tình hình dịch tễ.
Cùng với đó, lực lượng y tế tại các bệnh viện, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch. Các khu vực đông người, tập trung đông người phải gắn với trách nhiệm cơ sở, tăng cường kiểm soát. Đối với các khu vực nhà máy, xí nghiệp, phải có kế hoạch, kịch bản phòng chống dịch mới tiếp tục duy trì, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng ban COVID-19 TP Hà Nội chỉ đạo tại cuộc họp |
Hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng, trường hợp bệnh nhân COVID-19 mới phát hiện nhưng chưa rõ nguồn gốc lây lan, có lịch trình di chuyển phức tạp, truy vết khó khăn.
“Trường hợp người Nhật có thể phát bệnh từ ngày 2/2 nên nguy cơ với cộng đồng rất cao. Các sở ngành phải quán triệt nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Chủ tịch UBND TP”, đồng chí Chử Xuân Dũng yêu cầu.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng đề nghị các quận huyện thị xã, lực lượng y tế phải tập trung cao độ, thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2, F3 liên quan đến các ca bệnh mới phải theo dõi y tế chặt chẽ bởi: “Nếu không nhanh chóng, 10 ngày qua rất có thể đã có mầm bệnh trong cộng đồng”.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang; các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, khẩn trương với các trường hợp người dân về từ vùng dịch, lấy mẫu xét nghiệm người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương; khuyến cáo các trường hợp này hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết, theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Liên quan đến việc kinh doanh, nhu cầu tham quan di tích, danh lam thắng cảnh, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng chỉ đạo: “Đóng cửa quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16/2; Tạm thời đóng cửa các di tích để ngăn chặn dịch bệnh".
Sở Y tế nhận định nguy cơ về dịch bệnh bùng phát vẫn mức cao, đặc biệt sau Tết khi người dân từ các tỉnh thành khác trở lại Hà Nội sinh sống làm việc. |
Trong các ngày 13-15/2 trên địa bàn ghi nhận 5 ca mắc mới
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong các ngày 13-15/2 trên địa bàn ghi nhận 5 ca mắc mới, cụ thể: BN 2206 N.T.M, nữ, 58 tuổi, địa chỉ tại thôn Do Hạ, Tiền Phong, Mê Linh. Bệnh nhân là F1 (là mẹ) của BN 2142, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 13/2, kết quả ngày 14/2 dương tính. Đến nay đã xác minh được 14 trường hợp F1 (đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm), kết quả 9 âm tính, còn lại chưa có kết quả.
BN 2207 N.T.T.H, nữ, 8 tuổi, địa chỉ thôn Do Hạ, Tiền Phong, Mê Linh. Bệnh nhân là F1 (con gái) của BN2142, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 13/2, kết quả ngày 14/2 dương tính.
BN 2229 Muroga Hiroshi, nam, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản. Bệnh nhân nhập cảnh và cách ly tập trung tại TP Hồ Chí Minh tử 17-31/1, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính (ngày 17/1 và 31/1). Ngày 1/2, bệnh nhân bay ra Hà Nội và trú tại khách sạn Somesert Westpoint, số 2, Quảng An, Tây Hồ tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Từ ngày 1-13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty (Chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội, tầng 9 tòa nhà Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm). Ngày 13/2 bệnh nhân đột tử không rõ nguyên nhân được Trung tâm Y tế Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm, kết quả ngày 14/2 dương tính.
BN 2234 (chưa được Bộ Y tế công bố): N.T.H, nữ, 25 tuổi, địa chỉ Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, nhân viên văn phòng chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội (Tầng 9 tòa nhà Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm). Bệnh nhân là F1 của BN 2229, kết quả xét nghiệm ngày 15/2 dương tính.
Bệnh nhân Suzuki Toshio (chưa được Bộ Y tế công bố), nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, địa chỉ P1507 khách sạn Somerset số 2, Quảng An, Tây Hồ, nhân viên văn phòng chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội. Bệnh nhân là F1 của BN 2234 (N.T.H) và BN 2229 (Muroga Hiroshi), (họp cùng ngày 2/2/2021), kết quả xét nghiệm ngày 15/2 dương tính. Hiện nay các đơn vị đang tiếp tục điều tra các trường hợp liên quan.
Sở Y tế nhận định, trên địa bàn vẫn ghi nhận thêm các ca bệnh ở ngoài cộng đồng và các ca bệnh là những trường hợp F1 đã được cách ly tập trung. Nguy cơ về dịch bệnh bùng phát vẫn mức cao, đặc biệt sau Tết khi người dân từ các tỉnh thành khác trở lại Hà Nội sinh sống làm việc.
Ban Chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành và cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất... trên địa bàn TP nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt khi cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Kiểm soát tốt các hoạt động vui chơi đầu xuân, dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người không cần thiết. Với các hoạt động cần thiết phải triển khai thì phải đảm bảo nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19.
Các đơn vị, địa phương rà soát, hướng dẫn thực hiện khai báo y tế đối với người dân sau khi quay lại TP sau kỳ nghỉ tết; Tổ COVID-19 cộng đồng của các xã phường thị trấn thực hiện rà soát và đôn đốc thực hiện việc khai báo y tế./.
Nguồn: dangcongsan.vn
Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Từ khóa » Hà Nội đóng Cửa Quán ăn
-
Hà Nội: Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ ăn, Uống được Phép Hoạt động ...
-
Hà Nội Cho Phép Nhà Hàng, Quán ăn Uống Hoạt động Sau 21h
-
Nhiều Chủ Nhà Hàng ở Hà Nội “khó Hiểu” Quy định Cấm Mở Hàng ...
-
Hà Nội Bỏ Quy định Quán ăn, Nhà Hàng đóng Cửa Trước 21 Giờ
-
Hà Nội Cho Phép Nhà Hàng, Quán ăn được Hoạt động Sau 21h - CAND
-
Hà Nội Bỏ Quy định Hàng Quán Phải đóng Cửa Sau 21h Hằng Ngày
-
Hà Nội Bỏ Quy định Nhà Hàng, Quán ăn Phải đóng Cửa Trước 21h ...
-
Hà Nội: Hàng ăn, Quán Cà Phê đông Khách Trong Ngày đầu Trở Lại ...
-
Hàng Quán ăn Uống ở Hà Nội được Mở Cửa Tới Sau 21 Giờ Hàng Ngày
-
Hà Nội Bỏ Quy định đóng Cửa Hàng Quán Trước 21h - VnExpress
-
Hà Nội: Hàng ăn đóng Cửa Trước 21 Giờ, Lễ Cưới Không Quá 30 ...
-
Chi Tiết 8 Quận 'vùng Cam' Tại Hà Nội Chỉ Thực Hiện 'bán Mang Về'
-
Hà Nội Cho Phép Mở Cửa Dịch Vụ ăn Uống Sau 21h | Báo Dân Trí
-
Hà Nội: Thêm 3 Quận, Huyện Dừng Bán Hàng ăn, Uống Tại Chỗ