Hà Nội Hỗ Trợ đưa Lao động Về Quê, Vì Sao Nhiều Người Quyết Bám Trụ?
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Nhân Thành (45 tuổi, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết, ông làm nghề đánh giày quanh khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ khi giãn cách, không có khách nên ông chỉ loanh quanh phòng trọ rộng chừng 10m2.
Ông không có thu nhập, không người thân ở Hà Nội và cũng chưa được nhận bất cứ hỗ trợ gì. Biết tin thành phố có chính sách đưa người lao động tự do về quê theo nguyện vọng, ông Thành rất mừng nhưng cũng đắn đo vì nghe thông tin Hà Nội sắp nới lỏng giãn cách xã hội. “Tôi đã ở đây hơn tháng trời, sắp nới lỏng nên chắc sẽ ở lại luôn để chờ cơ hội làm việc mới”, ông Thành tâm sự.
Một người lao động lang thang trên đường Lê Thánh Tông, Hà Nội |
Bà Tuyến (bán ve chai, thuê trọ tại khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm) cho biết, nếu được trở về sớm từ đợt đầu giãn cách thì bà đã không khổ sở. Giờ đây tiền dự trữ đã tiêu hết, về quê cũng không thể giúp gì cho mẹ già ở nhà. Bà Tuyến tâm sự: “Việc hỗ trợ nếu sớm hơn thì tôi đã có thể về chăm sóc mẹ già, còn để ra được ít tiền. Còn bây giờ thì ở đây thôi, vì còn có chị em thuê trọ cùng dựa vào nhau sống”.
Bà Phú (chủ “xóm trọ” tại ngõ 93 Nghĩa Dũng, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết, nhà bà có 6 phòng trọ hiện chỉ có 3 phòng đang thuê vì nhiều lao động đã về quê từ trước khi Hà Nội giãn cách. 3 phòng này cả tháng nay chưa thu được đồng nào vì lao động đều mất việc làm, hoàn cảnh khó khăn. “Rất mong chính quyền địa phương có hỗ trợ hoặc đưa người lao động có nhu cầu về quê sớm vì càng ở lâu, họ càng vất vả”, bà Phú nói.
Sở LĐTB&XH vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị các địa phương thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê.
Trên cơ sở tổng hợp của các địa phương, Sở LĐTB&XH Hà Nội sẽ phối hợp với Công an thành phố Hà Nội xây dựng phương án hỗ trợ khi đủ điều kiện, báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết định.
Không phải nới lỏng là có thể tự về quê
Đại diện UBND phường Cát Linh (quận Đống Đa) cho biết, ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), phường đã thông báo triển khai tới các tổ dân phố. Kể cả những người lao động không đăng ký tạm trú có nhu cầu như: Người giúp việc gia đình, thợ xây bị kẹt lại... đều được các tổ trưởng, tổ phó thống kê. “Từ những kết quả này kết hợp với rà soát của cảnh sát khu vực để lên danh sách gửi UBND quận”, đại diện phường nói.
Tại phường Khương Thượng (quận Đống Đa), thống kê ban đầu có khoảng hơn 100 người có nguyện vọng về quê đợt này, chủ yếu là sinh viên thuê trọ trên địa bàn. Theo lãnh đạo phường, khoảng 1 tháng trước Công an thành phố Hà Nội cũng đã ban hành công văn rà soát nhu cầu trở về địa phương khác của người dân đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội để tránh tình trạng người dân tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân về địa phương nơi cư trú, không đảm bảo yêu cầu về kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19. Đến nay số liệu thay đổi nhiều nên gần như phải rà soát lại từ đầu, dự kiến sẽ xong đúng thời hạn gửi về UBND quận.
Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, sau khi nhận được thống kê từ các địa phương, đơn vị sẽ tổng hợp báo cáo UBND thành phố và có phương án đưa người dân về quê an toàn.
Theo ông Dân, người lao động cần hiểu rằng, đến 21/9 tới Hà Nội có “nới lỏng” nhưng họ vẫn không thể tự về quê được vì Hà Nội đang là vùng dịch, và việc đi từ vùng dịch về địa phương phải có các biện pháp phòng chống dịch. Đó là yêu cầu xét nghiệm âm tính, cách ly 14 ngày có giám sát, do đó không phải muốn về là được.
Về việc đăng ký về quê lần này, lãnh đạo sở này cho biết sẽ căn cứ theo danh sách để có phương án xét nghiệm PCR cho lao động trước 3 ngày về quê. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với đầu đón để địa phương bố trí giám sát y tế tại thôn, làng, xóm. “Những việc này phải làm chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và phòng chống dịch bệnh”, lãnh đạo Sở LĐ TB& XH Hà Nội khẳng định.
Tối 7/9, khoảng hơn 30 người “tay xách nách mang” từ nơi ở trọ trên địa bàn Hà Nội mang theo hành lý tự đi bộ về quê. Nhóm lao động này đi qua các đoạn đường như Trần Duy Hưng, Phạm Hùng để đi ra Đại lộ Thăng Long. Sau 6 tiếng đi bộ, 30 người đi đến chốt kiểm soát COVID-19 phân vùng 1 và bị tổ công tác giữ lại để kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế. Qua làm việc nhanh, các cán bộ tại đây xác định cả 30 người trên đều chưa có giấy xét nghiệm COVID-19.
Anh Tùng (21 tuổi, quê Hoà Bình) cho biết, cách đây khoảng 2 tháng, anh cùng nhóm bạn xuống Hà Nội để làm phụ hồ xây dựng cho một nhà dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, khi công việc mới kéo dài được vài ngày thì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội nên không thể tiếp tục. Mặc dù được các mạnh thường quân hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết, nhưng chỉ ăn và ngủ gần 2 tháng nay, anh cùng nhóm phụ hồ không chịu được nên đã quyết định dọn đồ đi bộ về quê...
TRẦN HOÀNGTừ khóa » Hà Nội Hết Giãn Cách Có được Về Quê Không
-
Hà Nội: Giãn Cách Hay Nới Lỏng Phụ Thuộc Vào Tình Hình Từng Khu Vực
-
Cần Giải Pháp Căn Cơ, An Toàn, Không để Người Dân ... - Dịch COVID-19
-
19 Quận, Huyện Hà Nội 'nới' Giãn Cách, Dân Ra - Vào Thủ đô Ra Sao?
-
Vì Sao Người Lao động Ngoại Tỉnh Tại Hà Nội Chưa Thể Về Quê?
-
Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Nghiêm Ngặt để Kiểm Soát được Dịch ...
-
3 địa Phương Nghiên Cứu Cho Người Dân ở Khu Không đảm Bảo Giãn ...
-
Hà Nội: Có được Di Chuyển Về Huyện Trong Thời Gian Giãn Cách?
-
Người ở Vùng Xanh Hà Nội Cần điều Kiện Gì để được Về Quê?
-
Giải đáp Thắc Mắc: Có được Về Quê Khi đang Giãn Cách Xã Hội?
-
Nhiều địa Phương Chấp Nhận Người ở "vùng Xanh" Hà Nội được ...
-
Giãn Cách Xã Hội Toàn Thành Phố Hà Nội Từ 6h Ngày 24/7 - Bộ Y Tế
-
Về Quê Sau Giãn Cách: Để Những Chuyến Trở Về Bớt Nỗi Lo âu | Xã Hội
-
Hà Nội: Người Lao động Mất Việc Khấp Khởi Chờ được Trở Về Quê
-
Không để Người Dân Tự ý Về Quê Từ địa Phương đang Thực Hiện Giãn ...