Hà Nội: Khu Vườn Sân Thượng Sum Suê Rau Trái, Nổi Tiếng Khắp Mạng ...
Có thể bạn quan tâm
Sau 6 năm gắn bó, từng trải qua không ít lần thất bại, chị Hương trở thành "nông dân sân thượng" thực thụ, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Chị Hương hiện đang làm kinh doanh tự do. Năm 2016, khi xây dựng ngôi nhà hiện tại, chị đã thiết kế một khu vườn sân thượng để phục vụ sở thích trồng rau, cây trái. "Mình muốn đây là khu vườn cung cấp rau sạch cho gia đình, là nơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, đồng thời tạo không gian xanh, sạch, đẹp, gần gũi thiên nhiên", chị chia sẻ.
Với kinh nghiệm của chị Hương, để phòng sâu bệnh thì phải ủ đất trồng thật cẩn thận. Chị thường ủ đất ba tuần trước khi bắt đầu vụ mới. Nếu cây có sâu thì chị soi đèn, tự tay bắt. Khi cây bệnh, chị dùng dung dịch hữu cơ ngâm từ thuốc lào hay nước vôi trong để xịt. "Tùy loại cây, mình sẽ dùng dung dịch phù hợp.
Chị Hương chia sẻ, chị là con út trong nhà nên từ nhỏ được cha mẹ chiều chuộng, chưa từng biết làm vườn, trồng cây hay thực hiện các việc nặng nhọc. Khi bắt tay làm vườn, chị Hương phải mày mò học hỏi mọi người, không ngại vất vả nắng mưa. "Chăm vườn cây cũng như chăm con nhỏ vậy. Mình phải tìm đọc kiến thức, hiểu từng giai đoạn phát triển, đặc tính của cây. Ví dụ như giai đoạn nào tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân…", chị Hương chia sẻ.
"Cải Kale không khó trồng nhưng khác với các giống cải khác, chúng phải trồng trong chậu to, nhiều dinh dưỡng. Mình thường ủ 50% đất thịt và 50% bột đậu/bột cám gạo/bột bánh dầu, thêm mùn dừa, trấu hun và một ít phân gà trong khoảng 2 tuần, sau đó thêm phân trùn quế để trồng Kale", chị Hương cho biết.
Với các loại cây dây leo, chị Hương trồng trong bồn to, nhiều đất, trồng thưa nhau. Ví dụ như bồn 80cm, rộng 90cm, dài 120cm, chị Hương chỉ trồng 1 cây mướp, 1 cây khổ qua xanh và 1 cây khổ qua trắng. "Trồng dày quá cây không sai, thậm chí lá chen chúc nhau rất dễ mắc bệnh do thiếu ánh sáng. Mình thường xuyên khoanh gốc, bấm ngọn, tỉa lá già", chị Hương cho biết.
Mỗi ngày, chị Hương dành 1 tiếng buổi sáng và 1 tiếng buổi chiều tối để chăm sóc vườn rau. Mùa nào trồng thức ấy nên khu vườn lúc nào cũng sum suê rau xanh, trĩu trịt hoa trái. Chị Hương không những thu hoạch đủ rau xanh cho gia đình sử dụng mà còn tặng bạn bè, người thân.
"Từ ngày có khu vườn, cuộc sống cả gia đình mình đều đổi thay. Buổi sáng sớm hay tối, cả nhà rất thích lên vườn chăm cây, thu hoạch, hưởng không khí trong lành. Sức khỏe gia đình cũng cải thiện do ăn nhiều rau xanh, sạch, an toàn", chị Hương cho biết.
Hiện tại, chị Hương rất tích cực tham gia các hội, nhóm trồng rau sạch tại nhà, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn các thành viên mới. "6 năm trước, khi mình bỡ ngỡ bắt tay vào trồng rau, các anh chị đi trước nhiệt tình chia sẻ, chỉ bảo. Nay mình tích lũy được kiến thức thì rất mong muốn được chia sẻ với mọi người", chị Hương vui vẻ cho biết.
Từ khóa » Hội Làm Vườn Trên Sân Thượng
-
HỘI LÀM VƯỜN SÂN THƯỢNG | Facebook
-
HỘI LÀM VƯỜN SÂN THƯỢNG - Facebook
-
Làm Vườn Theo Phương Pháp Nhật Trên Sân Thượng - VnExpress
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Trên Sân Thượng | QTV - YouTube
-
Ngắm Khu Vườn Sân Thượng 80m2 Của Vợ Chồng Giáo Viên Tại Hà Nội
-
Những Khu Vườn Trĩu Quả Trên Sân Thượng
-
Vườn Trên Sân Thượng Trồng Hàng Trăm Cây ăn Quả
-
Cặp Vợ Chồng Chi 50 Triệu đồng, Bê 2 Tấn đất, Làm Vườn Sân Thượng ...
-
Cách Trồng Rau Trên Sân Thượng Cho Người Mới, Rau Xanh Hái Mỏi Tay
-
Trồng Cây Trên Sân Thượng Và Những Lợi ích Thiết Thực
-
Trồng Rau Trên Sân Thượng - Đọc Báo, Tin Tức Mới Nhất 24h Qua
-
Vườn Sân Thượng Trồng Hàng Chục Giống Rau Ngoại - Báo Pháp Luật
-
Ngưỡng Mộ 'trang Trại Nhỏ' Trên Sân Thượng Của Nữ Doanh Nhân ...