Hà Nội Thay đổi Thế Nào Sau 4 Lần Giãn Cách Xã Hội? - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
- Xã hội
- Chính trị
- Tin tức
- Phóng sự
- Kinh tế
- Thị trường
- Doanh nghiệp
- Đầu tư
- Tài chính - Chứng khoán
- Sóng xanh
- Địa ốc
- Đô thị - Dự án
- Thị trường - Doanh nghiệp
- Nhà đẹp - Kiến trúc
- Chuyên gia - Tư vấn
- Media Địa ốc
- Sức khỏe
- Y khoa
- Thuốc tốt
- Khỏe đẹp
- Giới tính
- Thế giới
- Phân tích - Bình luận
- Chuyện lạ
- Giới trẻ
- Nhịp sống
- Cộng đồng mạng
- Tài năng trẻ
- Pháp luật
- Bản tin 113
- Pháp đình
- Thể thao
- Bóng đá
- Hậu trường thể thao
- Golf
- Người lính
- Xe
- Thị trường xe
- Đánh giá xe
- Cộng đồng xe
- Tư vấn
- Văn hóa
- Tin văn hóa
- Câu chuyện văn hóa
- Sách
- Sổ bụi
- Giải trí
- Sao
- Hậu trường sao
- Video
- Đẹp
- Giáo dục
- Cổng trường
- Tuyển sinh
- Du học
- Khoa học
- Hoa hậu
- Tin tức
- Ảnh
- Video
- Hậu trường hoa hậu
- Bạn đọc
- Điều tra
- Diễn đàn
- Hồi âm
- Nhân ái
- Video
- Thời sự
- Showbiz-TV
- Thời tiết
- Thị trường
- Thể thao
- Quân sự
- Mutex
-
- Nhật báo
- Hàng không - Du lịch
- GOLF QUỐC GIA
- Ảnh
- Podcast
- Longform
- Infographics
- Quizz
- TÂM VIỆT
- Nhịp sống phương Nam
- Nhịp sống Thủ đô
- Tôi nghĩ
- Tết Việt
- Nhịp sống Thủ đô
- Đời sống
- Giao thông - Đô thị
- Đầu tư
- Môi trường
Từ giãn cách toàn thành phố đến bỏ phân vùng: 6h sáng 24/7, UBND TP Hà Nội quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19. Hà Nội bước vào những ngày đầu giãn cách, phố phường, đường xã vắng vẻ, ít người đi lại, các khu công cộng, nơi tụ tập đều được giăng dây phong tỏa. |
Từ ngày 1/8, tại nhiều khu vực bắt đầu thiết lập "vùng xanh" - vùng an toàn không có dịch tại các ngõ xóm, khu dân cư do tổ tự quản an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại đầu ngõ xóm, thôn trực tiếp giám sát, quản lý theo mô hình “3 lớp”, “4 tại chỗ”. |
Sau 3 tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Thủ tướng Chính Phủ, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, thành phố thực hiện phân theo 3 vùng. Theo đó vùng 1 là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện gồm: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam". |
Để phòng, chống dịch COVID-19, Sở Xây dựng đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc lắp đặt chốt cứng tại 30 điểm cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những ngày cuối đợt giãn cách thứ 3 nhằm hạn chế đi lại giữa hai vùng "xanh, đỏ" phòng dịch COVID-19 trong đợt giãn cách thứ tư. |
Tuy nhiên nhiều người dân lại tìm cách vượt rào, đi lại giữa "vùng xanh" và "vùng đỏ" để trao đổi mua bán thực phẩm, hàng hóa bất chấp quy định phòng chống dịch. |
Từ 12 giờ ngày 16/9, với các địa bàn quận, huyện tại Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9 của Chủ tịch UBND thành phố, hiệu lực từ 6/9), được phép hoạt động trở lại: cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập. Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có 19 quận, huyện không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hoà, Tây Hồ. |
Chiều 20/9, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thành phố bỏ nguyên tắc phân vùng chống dịch từ ngày 6h ngày 21/9. Hà Nội sẽ có các biện pháp nới lỏng một số hoạt động, trên cơ sở ưu tiên hàng đầu vẫn phải đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nhân dân, giữ an toàn cho Thủ đô vì dịch bệnh tại một số địa phương trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp. |
Bốn lần điều chỉnh đến bỏ quy định giấy đi đường: Ngày 27/7, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã giao thành phố thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc. |
Ngày 9/8, Hà Nội tiếp tục siết chặt việc kiểm soát người ra đường. Ngoài giấy đi đường và giấy tờ tùy thân, người dân phải có thêm giấy phân công nhiệm vụ, lịch, ca trực của đơn vị. Nhiều chốt kiểm soát tại nội đô trở nên ùn ứ các phương tiện dừng chờ kiểm tra. Tuy nhiên đến ngày 10/8, Hà Nội lại ra văn bản điều chỉnh tránh gây phức tạp trong công việc kiểm tra giấy tờ đi đường của người dân. |
Trong thời gian giãn cách xã hội, tại điểm chốt kiểm soát kiểm tra lý do ra đường xuất hiện nhiều "quái xế" tăng ga bỏ chạy, quay đầu khi gặp lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe. |
Chiều 3/9, Hà Nội bắt đầu cấp giấy đi đường mới có nhận diện QR Code. Công an Hà Nội cho biết, có 6 nhóm đối tượng dự kiến được cấp giấy đi đường. Tùy theo phân nhóm, thẩm quyền cấp giấy đi đường thuộc công an thành phố; công an phường, xã, thị trấn. Ngày 5/9, Công an Hà Nội ra văn bản hướng dẫn, phân cấp cụ thể về thẩm quyền cấp giấy đi đường, điều chỉnh lại so với dự kiến ban đầu. Trong đó, nhóm các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nhà nước… thẩm quyền cấp giấy đi đường được điều chỉnh như cũ, do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp. Tối 5/9, Hà Nội ra thông báo trong 2 ngày 6 và 7/9, các lực lượng chức năng chưa xử phạt nếu người đi đường không có giấy đi đường theo quy định mới. Tới chiều tối 7/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, xem xét hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến. |
Để kiểm soát việc ra vào "vùng đỏ", lực lượng chức năng đã thiết lập rào chắn tại các đường dẫn lên cầu Chương Dương, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên tại hai lối đi chính trên đường Trần Nhật Duật để giám sát việc sử dụng giấy đi đường, xử lý nghiêm trường hợp ra đường không có lý do, vi phạm giãn cách xã hội. Tuy nhiên, để né tránh, rất nhiều phương tiện chọn cách đi ngược chiều đường xuống theo hướng từ bên quận Long Biên về quận Hoàn Kiếm để tránh bị lực lượng chức năng kiểm soát. |
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, kể từ sau 6h sáng 21/9, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và không áp dụng cấp giấy đi đường cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát di biến động của người dân. |
Đồng thời sẽ tiếp tục duy trì 22 chốt cửa ngõ thành phố, 33 chốt ở các đường ngang lối mở, đảm bảo kiểm soát được người, phương tiện ra vào Thủ đô, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thành phố. |
Chủ động, an toàn với COVID-19: Chiều 20/9, trao đổi tại hội nghị thông tin báo chí về công tác phòng chống COVID-19, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, sau ngày 21/9, việc nới lỏng một số hoạt động vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, đời sống người dân. “Với dịch bệnh, Hà Nội xác định không thể nói trước được điều gì, vì thành phố vẫn còn nguy cơ. Hiện thành phố vẫn còn F0 ngoài cộng đồng, do xét nghiệm 2 - 3 ngày/lần phát hiện ra. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với COVID-19”, ông Phong nói. |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, nguy cơ với Hà Nội phải đặt chung trong bối cảnh với các địa phương khác, nguồn bệnh lây từ bên ngoài vào vẫn rất cao. Chỉ thị mới do UBND thành phố ban hành sẽ cho 2 tuần tiếp theo, nhưng căn cứ vào thực tiễn thành phố có thể sẽ điều chỉnh linh hoạt. “Một nguy cơ mà chúng tôi đánh giá sẽ rất khó khăn là tinh thần, tư tưởng chủ quan của người dân, như lò xo bị nén suốt mấy tháng nay, khi mở ra rất dễ quá đà trong khi nguy cơ vẫn rất cao. Kết quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn”, ông Phong nói. |
Theo đó, hiện Hà Nội đã tiêm được 94,2% mũi 1 với người trên 18 tuổi, nhưng trạng thái thành phố vẫn chưa thể về “bình thường mới”, vì mũi 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi Bộ Y tế quy định, muốn trở về “bình thường mới”, phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2. Ông Phong cho biết, trên cơ sở lượng vắc xin phân bổ của Bộ Y tế, thành phố phấn đấu tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho người dân thành phố theo kế hoạch. "Phấn đấu phủ mũi 2 cho toàn dân vào nửa đầu tháng 11. Trên cơ sở đó tính toán cho các cháu quay trở lại học tập", ông Phong nói. |
Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội có sương mù rải rác ít ngày đầu tuần
Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội: Thanh tra trách nhiệm nhiều giám đốc sở, chủ tịch UBND các quận, huyện
Xã hội
Hà Nội yêu cầu điều tra sự cố an toàn thực phẩm xảy ra tại trung tâm hội nghị
Nhịp sống Thủ đô
Hà Nội mù mịt bụi mịn từ sáng đến chiều, nhiều tòa nhà 'biến mất'
Nhịp sống Thủ đô
Người dân xếp hàng để được trải nghiệm vũ khí tại triển lãm Quốc phòng
Tin liên quanĐường phố Hà Nội lại ùn ứ trong ngày đầu tuần
Hà Nội thâu đêm truy vết F0 ở ổ dịch phường Việt Hưng
Đi chợ hộ qua ứng dụng gọi xe, shipper thành người nội trợ đảm
MỚI - NÓNGChiến sĩ chơi nhạc, vẽ tranh tặng người dân Thủ đô nhân ngày 22/12
Nhịp sống Thủ đô TPO - Ngày 22/12, rất đông người dân đổ về phố đi bộ Hồ Gươm để xem triển lãm, thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động văn hóa văn nghệ do các đoàn văn công quân đội biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2024).Thêm nhiều trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán, trường nhiều nhất lên tới 58 ngày
Giáo dục TPO - Hiện có khoảng hơn 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2-3 tuần. Trường có ngày nghỉ dài nhất lên tới 58 ngày.Bản tin Hình sự: Hai chị em bị bắt vì mở 'động' mại dâm trong khách sạn
Pháp luật TPO - TIN NÓNG ngày 22/12: Bắt đối tượng xách xô chất bẩn hất vào tổ CSGT; Giả danh trưởng công an huyện lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng; Thuê 'xế hộp' tiền tỷ mang thế chấp rồi 'ôm' tiền bỏ trốn... giãn cách xã hội bỏ giấy đi đường bỏ phân vùng vùng xanh vùng đỏTừ khóa » Hà Nội Bao Giờ Bỏ Giãn Cách Xã Hội
-
Phòng Chống Dịch Bệnh - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Hà Nội Nới Lỏng Giãn Cách Xã Hội Từ 6 Giờ Ngày 21-9, Nhiều Hoạt ...
-
Hà Nội Sẽ Nới Lỏng Từng Bước, Cho Phép Các Công Trình Xây Dựng ...
-
Hà Nội: Giãn Cách Hay Nới Lỏng Phụ Thuộc Vào Tình Hình Từng Khu Vực
-
Lộ Trình Nới Lỏng Giãn Cách Xã Hội ở Hà Nội Phải Theo Từng Bước
-
Gỡ Bỏ Hay Tiếp Tục Giãn Cách, Hà Nội Vẫn Có Thể Xuất Hiện ổ Dịch Mới
-
Hà Nội: Kéo Dài Thời Gian Giãn Cách Xã Hội để Tập Trung Quyết Liệt ...
-
Chống COVID-19, Mục Tiêu ưu Tiên Của Hà Nội Trước Và Sau Ngày 6/9
-
Hà Nội Giãn Cách Xã Hội Theo Chỉ Thị 16 Từ 06h00 Ngày 24/7
-
NÓNG: Hà Nội Có Thể Nới Lỏng Giãn Cách Sau 15-9 Và 21-9
-
Hết Giãn Cách Diện Rộng, TP Hà Nội Bỏ Giấy đi đường Trên Toàn địa Bàn
-
19 Quận, Huyện Hà Nội 'nới' Giãn Cách, Dân Ra - Vào Thủ đô Ra Sao?
-
Hà Nội Mở Lại Hàng Loạt Cơ Sở Kinh Doanh, Dịch Vụ - VnExpress
-
Bí Thư Thành ủy Hà Nội: Quyết Tâm Cao để Sớm Nới Lỏng Giãn Cách Xã ...