Hà Nội Và Những Con đê Thành Lối Xe... - Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Quê nhà Lịch sử - Văn hoáHà Nội và những con đê thành lối xe...
Hồng Quang Thứ bảy, ngày 28/02/2015 10:48 AM (GMT+7) Đi trên đường Hà Nội hôm nay, chắc ít người hình dung ra những con đê xưa giờ đã trở thành con phố. Chuyện đời bãi bể nương dâu, chớp mắt đã qua ngàn năm nhưng di sản đê sẽ mãi gắn bó với “thành phố trong sông” này. Bình luận 0 Dân Việt trên-
Bên những triền đê
-
Đê trấn nước, giữ làng
-
Làng quê Việt và ân tình bên những con đê…
-
Thiếu tướng Phạm Chuyên viết về con đê
1. Nếu không phải quá lời thì thủ đô Hà Nội hôm nay được hình thành từ một quá trình trị thủy của người xưa, những con phố phồn hoa đô hội chính là những vòng đê bao lấy vòng thành cứ mở rộng, nối dài từ đời này sang đời khác.
Con đê đầu tiên ở Hà Nội được đắp một cách có khoa học để ngăn nước từ con sông Hồng khởi sự từ năm 824 dưới sự đô hộ của nhà Đường, với một hệ thống đê có tên là La Thành. Con đê này đến năm 886 thì được sửa chữa lại, có thể hình dung một cách rõ nhất ngày nay, vết tích của nó vẫn còn nguyên, kéo dài từ đường Hoàng Hoa Thám xuống Cầu Giấy. Ít lâu sau, nước sông Tô Lịch và sông Hồng dâng cao và tràn vào phủ trị, nhà Đường lại cho đắp đường đê bao bọc ngoài phủ dài 2.125 trượng, thành ngoài này gọi là Đại La Thành. Còn theo Việt sử lược, con đê đầu tiên do người Việt chủ trương đắp lên là vào tháng 3 năm Mậu Tý (1108), ở phường Cơ Xá có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long (từ Nghi Tàm đến đầm Vạn Xoan - Thanh Trì).
Đến triều Lê Sơ (1428-1527), một tuyến đê khác tương ứng với trục đường phố Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Đường và kéo xuống tận phố Bà Triệu rồi sang phố Nguyễn Du hiện nay. Cuối đời Lê, các thương nhân Hà Lan đề nghị triều đình đắp thêm con đê mới theo mép sông Nhị Hà đến cửa sông Tô Lịch (phường Hà Khẩu) để ngăn không cho khu vực phố cổ bị lụt lội, tuyến đê này tương ứng với các con phố ngày nay: Mã Mây, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Quyền.
Chợ Long Biên và đê sông Hồng (ảnh trên) đầu thế kỷ XX. (Nguồn: T.L)Ở mạn hồ Tây, góc Đông Nam, thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, gọi là đê Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay.
2. Thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882, rồi đặt tên Digue Yen Phu cho con đê Yên Phụ và Quai du Commerce cho đoạn phố Trần Nhật Duật bây giờ, dân ta xưa gọi là phố Bờ Sông. La Thành - Đê La Thành- tên phố cũng là tên gọi đoạn lũy đất cũ còn sót lại từ ngã ba Giảng Võ qua Ô Chợ Dừa đến cửa ô Kim Liên lúc bấy giờ chỉ mới có đoạn đầu phía đông mới được cải tạo thành đường cái cho xe cộ đi lại, đoạn phía tây vẫn chỉ là một con đê đã bị xói mòn.
Con đê lớn nhất trong nội thành chính là Đường Thành, khi nhà Nguyễn đắp lại thành Thăng Long (đầu thế kỷ XIX) chỉ còn là mộc bức tường đất dày, vừa là đê, bắt đầu từ góc tây bắc thành, đi dọc theo con sông Tô Lịch đến chợ Bưởi, gặp khúc đê khác từ Nhật Tân xuống, vẫn theo dòng Tô Lịch đến vùng Mọc Hà Đình. Chỗ khúc đê nói trên, người Pháp đặt tên là Digue Parreau (đê Parô), hiện nay là đường Hoàng Hoa Thám dài khoảng ba cây số rưỡi, đi qua các thôn xã: Một bên là Thụy Khuê - Hồ Khẩu - Yên Thái; một bên là Xuân Sơn - Hữu Tiệp - Đại Yên và Vĩnh Phúc.
Đường Thành những năm đầu Pháp thuộc là con đường đi chơi mát buổi chiều của các ông Tây bà đầm ở Hà Nội, đồng thời với đường Cổ Ngư- xe ngựa song mã, độc mã, xe tay thong dong trên con đường đắp cao hóng gió hồ Tây. Hai bên đường trồng cây có bóng mát, mùa hè những cây phượng hoa nở hoa đỏ ối.
Đầu thế kỷ XX, mặt chính của Hà Nội nhìn ra sông Hồng, ngay sát mép nước là con đường rộng, phóng tầm mắt sang ruộng ngô Gia Lâm, khi ấy thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bến Chợ Gạo sầm uất nối Hà Nội với các tỉnh duyên hải cũng như các tỉnh trung du phía Bắc.
Năm 1926, lũ lớn uy hiếp nội thành, thành phố đắp đê chắn nước mỗi năm một cao dần, tách sông ra khỏi phố. Cũng mới chỉ độ cách đây hơn 20 năm nay thôi, con đê Trần Khát Chân vẫn đắp đất bên cạnh dòng sông Kim Ngưu, giờ con đê này đã trở thành tuyến phố rải nhựa vững vàng.
3. Như vậy, có thể hình dung rất rõ ràng, từ khu vực phố cổ 36 phố phường là hạt nhân, những vòng đê Hà Nội đã mở rộng ra các phía và hình thành nên các con đường đã được người Pháp quy hoạch thành khu phố cũ hình bàn cờ. Biết bao nhiêu con đường chúng ta đi ngày nay đã hình thành nên từ những con đê lớn nhỏ để ngăn nước sông Nhị Hà, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu biến nội đô thành những vùng trũng lầy lội.
Khác với những con đê hình thành ở dọc các hệ thống sông Cầu, sông Đuống và sông Hồng mạn xuôi về vùng Đông Bắc, phần lớn đê Hà Nội được hình thành không phải để ngăn nước giữ ruộng cày cấy mà chủ yếu là để ngăn sự úng lụt cho vùng đất trũng phía trong sông. Bởi thế đi kèm với đê không phải là những đàn trâu lững thững đi về mà đê là bến thuyền đò, là một khu chợ như khu vực chợ Bến Nứa ở đầu cầu Long Biên, chợ Bưởi ở cuối đê Hoàng Hoa Thám. Đê cũng là phố, nơi người dân sinh sống tấp nập như đê La Thành, Hoàng Hoa Thám, Âu Cơ, Yên Phụ…
Chỉ Hà Nội mới có “những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về” như câu hát trong ca khúc “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Trải qua năm tháng, đê không phải là biểu tượng của sự cách ngăn mà đã được đô thị này ôm gọn vào lòng, biến nó thành những con phố nhộn nhịp ngựa xe. Người Hà Nội đã quen dần với hình ảnh đê sông Hồng đắp đất cả ngàn năm, nay đã thành đường nhựa với tường đê bê tông cốt thép. Con đê trải dài được kiên cố hóa kéo suốt mấy con đường nối nhau: Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái…Những con đê trong lòng thành phố, chuyên chở biết bao tâm tình, thói quen, nếp sống… mà thiếu nó thì Hà Nội không còn là Hà Nội. Làm sao có thể hình dung Hà Nội không có các phiên chợ Bưởi nhộn nhịp ở cuối đê Hoàng Hoa Thám, không có đê Nghi Tàm thơm ngát những mùa hoa khi gánh hoa kĩu kịt từ làng hoa gánh vào thành phố?
Có những đô thị mà ngay từ sự ra đời và số phận của nó đó gắn chặt với dòng sông, thuộc về dòng sông. Hà Nội là một trong những thành phố như vậy, dáng hình và sự phát triển của đô thị luôn gắn kết mà cũng xa cách, vừa chế ngự mà cũng nương tựa vào sông Hồng. Thành phố bên sông, thành phố trong sông, vì thế Hà Nội không thể nào duy trì đời sống của mình mà thiếu vắng những con đê.
Tin cùng chủ đề: Lịch sử - Văn hoá- "Làng tôi" bức tranh âm thanh tiêu biểu về làng quê Việt Nam ngày ấy
- Những hiện vật độc và lạ trong văn hóa Óc eo
- Tận mắt xem hầm chứa vũ khí bí mật giữa lòng Sài Gòn
- Những cây bồ đề đặc biệt ở Thủ đô
- đất
- đô thị
- bê tông cốt thép
- cải tạo
- hình thành
- trồng cây
- nội thành
- đường phố
- Lịch sử - Văn hoá
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Đi lễ chùa vào đêm giao thừa
-
Những hành khách cuối cùng đêm giao thừa
-
Giản dị phiên chợ bên sông của người Mường
-
Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc
-
Làng nghề làm chổi lông gà Triều Khúc: Phấn khởi được lên báo Tây
-
Tròn mắt xem kéo co ngồi "có một không hai" ở Việt Nam
-
Về Đọi Sơn xem Vua cày ruộng
-
Độc đáo tục hát giao duyên trong lễ hội Gầu Tào của người Mông
-
Độc đáo làng phụ nữ hút thuốc lào ở Hòa Bình
-
Tấp nập người dân đi lễ chùa đầu năm ở ngôi chùa lớn nhất tỉnh Sơn La
Từ khóa » Các đê ở Hà Nội
-
Phong Cảnh Bình Yên Nhìn Từ Những Triền đê ở Hà Nội - Infonet
-
Những Con đê Giữa Lòng Thành Phố - Hànộimới
-
Di Sản đê Hà Nội
-
Lịch Sử Hình Thành Hệ Thống đê Hà Nội
-
Hà Nội Và Những Con đê Thành Lối Xe - An Ninh Thủ đô
-
Các Trận Lũ Lụt Lớn ở Hà Nội Và Miền Bắc - Wikipedia
-
20 điểm đê Xung Yếu ở Hà Nội được Gắn Camera Theo Dõi
-
Nhịp Sống Bình Yên Bên Những Triền đê ở Hà Nội
-
Hà Nội: Có 20 Trọng điểm Xung Yếu Tại Các Tuyến đê Cần Phải Gia Cố
-
Màu Sắc Phong Phú Trên Từng điểm Canh đê ở Hà Nội
-
Quyết định 2087/QĐ-UBND 2022 Phương án Hộ đê Phòng Chống ...
-
Nhiều đoạn đê ở Hà Nội Bị Sụt Lún - VnExpress
-
Hà Nội: Đầu Tư Hơn 100 Tỉ đồng Làm Hầm Qua đê Sông Hồng