Hạ Thân Nhiệt Và Những điều Bạn Cần Lưu ý • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng lượng nhiệt mất đi nhiều hơn lượng nhiệt được cơ thể sinh ra gọi là hạ thân nhiệt. Thân nhiệt thấp hơn 35°C có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Vậy, do đâu bạn bị hạ thân nhiệt? Cần làm gì khi nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.
Tìm hiểu chung
Hạ thân nhiệt là gì?
Nhiệt độ trung bình của một người là 37°C. Nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn con số này, bạn đang bị hạ thân nhiệt. Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của vấn đề này vì nếu nó không sớm được can thiệp, tim, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác sẽ bị rối loạn chức năng, từ đó đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm.
Những ai thường bị hạ nhiệt độ cơ thể?
Những người thường gặp chứng thân nhiệt thấp phần lớn là người già và trẻ nhỏ ở vùng ôn đới và hàn đới do khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông. Những người bị hạ thân nhiệt đều cần phải nhập viện càng sớm càng tốt. Bạn có thể hạn chế khả năng hạ thân nhiệt ở trẻ em bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường?
Những dấu hiệu và triệu chứng hạ thân nhiệt thường bao gồm:
- Cảm thấy lạnh
- Rùng mình liên tục
- Nổi da gà
- Môi thâm
- Có cảm giác cơ thể không đủ ấm
- Trẻ bị hạ thân nhiệt có thể bị ửng đỏ, da lạnh ngắt và yếu ớt
Nếu tình trạng thân nhiệt thấp diễn ra trong thời gian dài, hiện tượng rùng mình có thể biến mất và thay vào đó, người bệnh bắt đầu lú lẫn và vụng về. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có một số biểu hiện như:
- Nói ấp úng
- Mất thăng bằng
- Nhịp tim khi giảm hoặc bị loạn nhịp
- Bỏng lạnh
- Hoại tử
- Cước chân tay vì rét
- Nứt gót
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần được cấp cứu ngay khi có biểu hiện thân nhiệt thấp hơn bình thường hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Đặc biệt, nếu bạn có tình trạng sức khỏe xấu như mắc bệnh tiểu đường và bị hạ thân nhiệt hãy đi khám bác sĩ ngay.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Vì vậy, hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân hạ thân nhiệt là gì?
Hầu hết trường hợp, thân nhiệt thấp hơn bình thường khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh mà không được bảo vệ hoặc thời tiết trở lạnh đột ngột. Quần áo ướt và gió mạnh, tình trạng da nhiễm lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt. Ngâm mình trong nước lạnh quá lâu cũng dẫn đến hạ thân nhiệt. Uống nhiều rượu cũng có thể là nguyên nhân hạ thân nhiệt.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường có thể kể đến như sau:
- Độ tuổi: càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị chứng thân nhiệt thấp. Bên cạnh đó, hạ thân nhiệt ở trẻ em cũng là một tình trạng phổ biến mà bố mẹ nên đề phòng
- Nghiện rượu hoặc thuốc phiện
- Đang sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm
- Có sức khỏe yếu
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiệt độ cơ thể thấp?
Bác sĩ sẽ nghĩ tới khả năng bạn bị hạ thân nhiệt nếu bạn bắt đầu có triệu chứng ở môi trường lạnh như ngoài trời mùa đông. Một nhiệt kế đặc biệt sẽ được dùng để đo nhiệt độ cơ thể và độ giảm nhiệt (thường có sẵn ở phòng cấp cứu) để chẩn đoán. Các quy trình kiểm tra khác sẽ xác định mức độ tổn thương của các cơ quan gồm điện tim, xét nghiệm và chụp X-quang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hạ thân nhiệt?
Trước khi cấp cứu đến, người bệnh phải được đưa ra khỏi nơi lạnh và được làm ấm bằng cách:
- Nên cởi bỏ quần áo ướt và mặc quần áo khô
- Đắp nhiều lớp chăn khô hay áo choàng để giữ ấm
- Bạn có thể dùng thức uống ấm không caffein
- Tránh gió lùa
Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên để trẻ bị hạ thân nhiêt tiếp xúc nhiệt trực tiếp như nước nóng hay miếng dán cung cấp nhiệt để tránh tình trạng bé bị bỏng.
Ngoài ra, một người bị hôn mê do thân nhiệt thấp sẽ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể điều trị bằng các cách ngâm trong dung dịch làm ấm hoặc khí làm ấm.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hạ thân nhiệt?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến hạ thân nhiệt ở trẻ em và người lớn tuổi:
- Mặc ấm khi trời lạnh
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe đối với trẻ nhỏ và người già
- Nạp đủ lượng calo và lượng nước cần thiết
- Thận trọng với mọi thay đổi thời tiết và có kế hoạch rõ ràng
- Thay quần áo ướt ngay và mặc vào quần áo khô
- Ra khỏi vùng nước lạnh ngay lập tức. Chậm trễ vài phút có thể nguy hiểm tính mạng
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đo Nhiệt Kế Dưới 36 độ
-
Thân Nhiệt Thấp Như Thế Nào Mới Cần đi Bệnh Viện? | VIAM
-
Thân Nhiệt 35.5 độ Có Sao Không? Phải Làm Gì Khi Thân Nhiệt Hạ Thấp?
-
Hạ Thân Nhiệt Có Nguy Hiểm Không Và Nguyên Nhân Do đâu?
-
Hướng Dẫn Theo Dõi Nhiệt độ Cơ Thể | Vinmec
-
ĐO NHIỆT ĐỘ Ở ĐÂU LÀ CHÍNH XÁC
-
Nhiệt độ Cơ Thể Thường Dưới 36 độ, Có Nguy Hiểm? - AloBacsi
-
Cách đọc Nhiệt Kế Thủy Ngân Và Vị Trí đo để Có Kết Quả Chính Xác Nhất
-
Xử Lý Khi Bị Hạ Thân Nhiệt Bằng Cách Nào?
-
Nhiệt độ Cơ Thể Bao Nhiêu Là Bình Thường? Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy ...
-
Nhiệt độ Cơ Thể Người đang Thấp Hơn 37 độ C - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốt Nên đo Nhiệt độ ở đâu? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Các Loại Nhiệt Kế Và Cách đo Thân Nhiệt Cho Bé
-
[Giải đáp] Nhiệt độ Của Trẻ Dưới 36 độ Có Sao Không? - 12 Giờ 59 Phút