Hà Trạch Thần Hội – Wikipedia Tiếng Việt

Thiền sư
hà trạch thần hội荷澤神會
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Sư phụHuệ Năng
Trước tácHiển tông ký
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh684
Nơi sinhTương Dương, Hồ Bắc
Mất
Thụy hiệuChân Tông Đại sư
Ngày mất758
Nơi mấtChùa Hà Trạch
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhân viên tôn giáo
Quốc giaTrung Quốc
Quốc tịchnhà Đường
icon Cổng thông tin Phật giáo
[sửa trên Wikidata]x • t • s
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Trung Quốc
Ensō
Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huệ Khả
  • Tăng Xán
  • Đạo Tín
  • Hoằng Nhẫn, Pháp Dung
  • Huệ Năng, Thần Tú, Huệ An
  • Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác
  • Huệ Trung, Thần Hội
Ngưu Đầu tông
  • Pháp Dung
  • Trí Nham, Tuệ Phương
  • Pháp Trì , Trí Oai
  • Huệ Trung, Huyền Tố
  • Duy Tắc, Đạo Khâm
  • Hội Trí, Ô Khòa
  • Hội Thông
Thiền Bắc Tông
  • Thần Tú
  • Phổ Tịch, Cự Phương, Nghĩa Phúc
  • Đạo Truyền, Hành Biểu
Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư
  • Hi Thiên
  • Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
  • Bảo Thông, Thiên Nhiên
  • Sùng Tín , Đàm Thịnh
  • Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
  • Tuyên Giám, Thiện Hội
  • Khánh Chư, Lương Giới
  • Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
  • Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng
  • Đạo Nhất
  • Hoài Hải, Phổ Nguyện, Huệ Hải Pháp Thường , Trí Tạng, Bảo Triệt
  • Tòng Thẩm, Linh Hựu Hi Vận, Vô Ngôn Thông
  • Huệ Tịch, Nghĩa Huyền Trí Nhàn, Chí Cần
Quy Ngưỡng tông
  • Linh Hựu
  • Huệ Tịch, Trí Nhàn, Chí Cần
  • Quang Dũng, Quang Mục, Văn Hỉ
  • Huệ Thanh, Tư Phúc, Thanh Hoá
  • Thanh Nhượng, U Cốc, Trinh Thúy
Lâm Tế tông
  • Nghĩa Huyền
  • Huệ Nhiên, Đại Giác, Tồn Tương
  • Huệ Ngung, Diên Chiểu, Tỉnh Niệm
  • Thiện Chiếu, Quy Tỉnh
  • Sở Viên, Huệ Giác, Pháp Viễn
  • Huệ Nam, Phương Hội
Hoàng Long phái
  • Huệ Nam
  • Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
  • Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
  • Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
  • Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
  • Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
Dương Kì phái
  • Phương Hội
  • Thủ Đoan, Pháp Diễn
  • Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
  • Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
  • Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
  • Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
  • Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
  • Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
  • Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
  • Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
  • Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
  • Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
  • Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
  • Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
  • Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
  • Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
  • Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
  • Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
  • Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
  • Minh Thông, Pháp Hội
  • Đức Bảo, Đức Thanh
  • Châu Hoằng, Chính Truyền
  • Viên Ngộ, Viên Tu
  • Viên Tín, Nhân Hội
  • Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
  • Thông Tú, Thông Vấn
  • Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
  • Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
  • Hành Sâm, Hành Trân
  • Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
  • Tử Dung, Tính Âm
  • Hư Vân, Lai Quả
Tào Động tông
  • Lương Giới
  • Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
  • Huệ Hà, Đạo Phi
  • Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
  • Nghĩa Thanh, Đạo Khải
  • Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
  • Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
  • Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
  • Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
  • Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
  • Đức Cử, Hành Tú
  • Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
  • Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
  • Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
  • Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
  • Tuệ Kinh, Phương Niệm
  • Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
  • Nguyên Hiền, Viên Trừng
  • Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
  • Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
  • Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
  • Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
  • Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
  • Trí Tiên, Trí Giáo
  • Pháp Hậu, Giới Sơ
  • Nhất Tín, Đỉnh Triệt
  • Hư Vân , Thánh Nghiêm
Vân Môn tông
  • Văn Yển
  • Trừng Viễn, Nhân Úc
  • Đạo Thâm, Thủ Sơ
  • Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
  • Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
  • Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
  • Trọng Hiển, Thiện Tiêm
  • Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
  • Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
  • Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
  • Tông Bản, Pháp Tú
  • Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
  • Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
  • Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
  • Hoài Thâm, Tự Như
  • Tư Huệ, Tông Diễn
  • Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
  • Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
  • Thâm Tịnh
Pháp Nhãn tông
  • Sư Bị, Quế Sâm, Văn Ích
  • Đức Thiều, Thái Khâm, Khế Trù
  • Diên Thọ, Đạo Nguyên
  • Đạo Tế, Tử Ngưng
  • Văn Thắng
Thiền sư ni
  • Tổng Trì, Liễu Nhiên, Trí Thông, Vô Trước
Không rõ tông phái
  • Phong Can, Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại
Cư sĩ Thiền Tông
  • Phó Đại Sĩ, Bạch Cư Dị, Vương Duy
  • Bàng Long Uẩn, Bùi Hưu, Hoàng Đình Kiên
  • Trương Thương Anh, Tô Đông Pha
  • Gia Luật Sở Tài, Ung Chính
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Hà Trạch Thần Hội (zh. hézé shénhuì 荷澤神會, ja. kataku jin'e), 686-760 hoặc 670-762, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Lục tổ Huệ Năng. Sư có công lớn trong việc thuyết phục triều đình nhà Đường công nhận dòng thiền của Lục tổ là chính tông và Tổ là người thừa kế chính của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sự quan hệ với triều đình, và nói chung các người cầm quyền chính trị, không làm cho tông Hà Trạch của sư hưng thịnh mà ngược lại, chỉ sau vài đời là tàn lụi. Kế thừa Sư, trong phái sau này chỉ có một vị còn được nhắc nhở đến, đó là Thiền sư Khuê Phong Tông Mật, vị Tổ thứ năm của Hoa Nghiêm tông.

Cơ duyên & hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Cao, quê ở Tương Dương. Lúc nhỏ sư theo thầy học Nho, hiểu rành Lão Trang (Lão tử, Trang tử). Trên đường tìm thầy chứng đạo, sư đến Bảo Lâm tự ở Tào Khê, nơi Lục tổ hoằng hoá. Gặp Sư, Tổ hỏi:

"Tri thức từ phương xa nhọc nhằn tìm đến, có đem được gốc (bản) đến chăng? Nếu có gốc phải biết chủ, thử nói xem?" Sư thưa: "Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ." Tổ bảo: "Sa-di chớ nói càn." Sư thưa: "Hoà thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?" Tổ đánh sư ba gậy, hỏi: "Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?" Sư thưa: "Cũng đau cũng chẳng đau." Tổ bảo: "Ta cũng thấy cũng chẳng thấy." Sư hỏi: "Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?" Tổ bảo: "Chỗ ta thấy là thường thấy lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy việc phải quấy của người khác. Ấy là thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau cũng chẳng đau là sao? Nếu ngươi chẳng đau thì đồng cây cỏ, nếu ngươi đau thì đồng với phàm phu, ắt khởi tâm giận hờn. Trước ngươi nói thấy chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sinh diệt. Ngươi không thấy tự tính mà dám cợt với người."

Nghe qua sư thất kinh, quỳ sám hối. Tổ bảo:

"Nếu ngươi tâm mê không thấy nên hỏi thiện tri thức chỉ đường. Nếu ngươi tâm ngộ liền tự thấy tính, y pháp tu hành. Ngươi đã mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì ta tự biết, đâu thế cái mê cho ngươi được. Nếu ngươi tự thấy cũng không thế được cái mê cho ta. Tại sao không tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?"

Sư lễ bái trăm lạy cầu xin sám hối.

Một hôm Tổ bảo chúng: "Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không họ, không lưng không mặt, các ngươi biết chăng?" Sư bước ra thưa: "Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tính của Thần Hội." Tổ bảo: "Đã nói với các ngươi là không tên không họ, ngươi lại kêu là bản nguyên Phật tính. Sau này ngươi ra trụ trì thì cũng chỉ thành tông đồ của hàng tri giải."

Sư lễ bái lui ra. Từ đây, sư ở lại hầu hạ Tổ năm năm đến khi Tổ tịch, không lúc nào rời.

Ảnh hưởng đến Thiền tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 20 năm sau khi Tổ nhập diệt, sư hội họp tất cả những Thiền sư danh tiếng miền Nam, và tuyên rằng Huệ Năng chính là người nối pháp của Ngũ tổ và Thần Tú – lúc bấy giờ được vương triều công nhận là pháp tự của Thiền tông – vô cớ đoạt danh hiệu này của Huệ Năng, không phải là người được truyền y bát. Sư không quản nhọc công đi đến tận Trường An và Lạc Dương để nêu rõ và bảo vệ quan niệm này. Kết quả của việc làm mạo hiểm này là sư bị lưu đày xuống miền Nam. Nhưng sau một cuộc nổi loạn (755-757), triều đình nhớ lại danh tiếng của sư, muốn nương danh này để lấy lại lòng tin của dân. Sư được mời đến trụ trì chùa Hà Trạch (trước khi bị lưu đày sư đã trụ trì ở đây). Từ đây sư rất có uy tín trong triều đình và cuối cùng Huệ Năng và các vị thừa kế được công nhận là Thiền chính tông.

Đời nhà Đường niên hiệu Thượng Nguyên, sư từ biệt đại chúng, nửa đêm thị tịch. Vua ban hiệu là Chân Tông Đại sư. Tác phẩm Hiển tông ký của sư vẫn còn lưu hành.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Từ khóa » đường Trạch Thần