Hạch Sưng Vùng Cổ Gáy - Có đáng Lo?
Có thể bạn quan tâm
Hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng không phải là hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ em, ngay cả khi không có bệnh hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Trong khi hầu hết các trường hợp hạch lympho vùng cổ gáy tự hạn chế kích thước hoặc biến mất nhưng một số vẫn có thể tồn tại lâu hơn và có thể cần quản lý chặt chẽ hơn. Trong nhóm này, các hạch lympho vùng thượng đòn có ý nghĩa đặc biệt, sự lớn lên và lan tràn của những hạch vùng này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại vì nó thường liên quan đến ác tính và cần đánh giá cẩn thận cũng như can thiệp sớm.
Nguyên nhân xuất hiện hạch nổi ở vùng cổ gáy
Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch vùng cổ gáy là do bệnh nhiễm khuẩn. Hạch bạch huyết vùng cổ gáy nhận được dịch bạch huyết từ cổ và đầu. Khi có một nhiễm khuẩn ở đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn. Trong quá trình này, các hạch bạch huyết có thể sưng lên cho thấy cơ thể bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn vùng răng lợi, cổ họng, đường hô hấp trên hoặc nhiễm virut. Các triệu chứng bao gồm đau sưng hạch và sốt. Thông thường, sưng hạch vùng cổ gáy sẽ biến mất sau khi hết nhiễm khuẩn. Nếu hạch bạch huyết vùng cổ gáy vẫn còn sưng và các triệu chứng kèm theo vẫn tồn tại kéo dài sau khi hết nhiễm khuẩn là dấu hiệu không thể xem thường.
Bệnh tự miễn dịch và các loại bệnh khác dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, có thể gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng lên. Những bệnh hệ thống như bệnh viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS và luput ban đỏ hệ thống (SLE). Sưng hạch cũng có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết ở các vùng khác trong cơ thể.
Các hạch lympho vùng cổ gáy.
Dùng một số thuốc như carbamazepin và phenytoin có thể dẫn đến các hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng. Tiêm chủng gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng bao gồm tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh thương hàn, quai bị, sởi. Sưng hạch chỉ là tạm thời trong những trường hợp này.
Ung thư: Chất lỏng bạch huyết có thể thu thập và vận chuyển tế bào ung thư đến các hạch bạch huyết. Khi ung thư lan đến cổ và đầu, chúng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên. Cần sinh thiết hạch lympho để tìm nguyên nhân thực sự của sưng hạch vùng cổ gáy và can thiệp sớm.
Chẩn đoán phân biệt sưng hạch vùng cổ gáy
Các bác sĩ sử dụng các tính chất của các hạch lympho sưng để xác định nguyên nhân, cụ thể:
Các hạch bạch huyết bị sưng vì nhiễm khuẩn rất đau, mềm và di động được.
Các hạch bạch huyết do ung thư: ít hoặc không đau đớn, cứng, cố định không di động.
Một số triệu chứng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết bao gồm giảm cân, sốt, mệt mỏi và đổ mồ hôi vào ban đêm. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết trước khi kết luận chẩn đoán.
Khi nào sưng hạch vùng cổ gáy cần đến ngay bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu: Các hạch bạch huyết sưng mà không có bất kỳ bệnh lý nào đi kèm; Sưng hạch đi kèm với giảm cân, sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm; Sưng hạch có tính chất cứng, không đau và cố định không di động; Các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng đau đi kèm các vấn đề về hô hấp, khó nuốt hoặc đau họng; Sưng tấy hạch tiếp tục tăng và kéo dài 2-4 tuần.
Xử trí sưng hạch vùng cổ gáy
Các lựa chọn điều trị cho các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Nếu nhiễm khuẩn gây ra sưng hạch bạch huyết, thông thường sẽ sử dụng kháng sinh và cơ thể sẽ trở lại bình thường khi nhiễm khuẩn được giải quyết.
Rối loạn miễn dịch: Điều trị các hạch bạch huyết bằng cách điều trị bệnh chính như viêm khớp dạng thấp và luput ban đỏ hệ thống.
Ung thư: Các phương pháp điều trị được sử dụng phụ thuộc vào loại ung thư và bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
Giải pháp ban đầu tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể sử dụng để điều trị các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy, bao gồm:
Chườm nóng: nhúng một khăn lau trong nước nóng, vắt và sau đó chườm để làm giảm sưng hạch lympho vùng cổ gáy.
Thuốc giảm đau: có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa để giảm sốt và đau. Một số thuốc giảm đau đề nghị bao gồm ibuprofen, acetaminophen.
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn tình trạng sưng hạch bạch huyết vùng cổ gáy.
Từ khóa » Nổi Hạch ở Gáy Phải
-
Hạch Nổi Sau Cổ, Gáy Có đáng Lo? | Vinmec
-
7 Nguyên Nhân Nổi Hạch Sau Gáy Và Cách Xử Lý - Hello Bacsi
-
Nổi Hạch Sau Gáy: Sự Thật Bạn Cần Biết Về Dấu Hiệu Này - YouMed
-
Trẻ Bị Nổi Hạch Sau Gáy Và Những điều Cha Mẹ Cần Biết
-
Hạch Nổi Sau Gáy, Vì Sao? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Nổi Hạch ở Sau Gáy Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Hạch Vùng Gáy Và Sau Tai Có Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
-
Hạch ở Cổ Sau Gáy Là Lành Tính Hay ác Tính? - Ancan
-
Hạch Sau Tai Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Nổi Hạch Sau đầu Có đáng Lo Không? Mẹ Cần Làm Gì? - MarryBaby
-
Các Vị Trí Nổi Hạch Trên Cơ Thể Và Cách Phân Biệt Hạch Lành Tính, ác Tính
-
Bạn Nên đi Khám Ung Thư Ngay Khi Thấy Nổi Hạch ở Những Vị Trí Này
-
Nổi Hạch Sau Gáy Có Đau Hay Không Đau & Làm Thế Nào?