Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung Kế Toán Sử Dụng TK 627

Hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627

Hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường…

Hạch toán chi phí sản xuất chung

Tài khoản sử dụng.

Để Hạch toán chi phí sản xuất chung theo TT 200, chúng ta sử dụng tài khoản 627.

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: Là TK dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,…phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, bao gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khoản trích theo lương KPCĐ, BHXH, BHYT) được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; Khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất; Chi phí có liên quan trực tiếp khác đến phân xưởng.

Hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – Hạch toán một số giao dịch kinh tế

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng sử dụng TK 6271.

Kế toán tính và hạch toán các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

– Kế toán tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, hạch toán:

Nợ TK 6271: Trị giá khoản phải trả người lao động

Có TK 334: Trị giá khoản phải trả người lao động.

– Kế toán trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các khoản hỗ trợ người lao động được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, hạch toán:

Nợ TK 6271: Trị giá chi phí nhân viên phân xưởng

Có TK 3382: Khoản KPCĐ

Có TK 3383: Khoản BHXH

Có TK 3384: Khoản BHYT

Có TK 3386: Khoản BHTN.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí vật liệu sử dụng TK 6272

Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, hạch toán:

Nợ TK 6272: Trị giá chi phí vật liệu

Có TK 152: Trị giá chi phí vật liệu.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất sử dụng TK 6273

Khi xuất dụng cụ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất, kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp xuất dụng cụ với tổng trị giá nhỏ; Trường hợp xuất dụng cụ với tổng trị giá lớn. Cụ thể:

Trường hợp xuất dụng cụ với tổng trị giá nhỏ.

Khi xuất dụng cụ với tổng trị giá nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, hạch toán:

Nợ TK 6273: Trị giá chi phí dụng cụ

Có TK 153: Trị giá chi phí dụng cụ.

Trường hợp xuất dụng cụ với tổng trị giá lớn.

– Khi xuất dụng cụ với tổng trị giá lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phân bổ dần, hạch toán:

Nợ TK 242: Trị giá chi phí dụng cụ

Có TK 153: Trị giá chi phí dụng cụ.

– Kế toán phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, hạch toán:

Nợ TK 6273: Trị giá chi phí dụng cụ.

Có TK 242: Trị giá chi phí dụng cụ.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng TK 6274

Kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 6274: Trị giá hao mòn TSCĐ

Có TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng TK 6277

– Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan đến: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ,… hạch toán:

Nợ TK 6277: Trị giá chi phí dịch vụ mua ngoài theo giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả.

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì, hạch toán:

Nợ TK 6277: Trị giá chi phí dịch vụ mua ngoài theo giá có thuế GTGT

Có các TK 111, 112, 331,…: Trị giá chi phí dịch vụ mua ngoài theo giá có thuế GTGT.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí bằng tiền khác sử dụng TK 6278

– Kế toán hạch toán các chi phí bằng tiền khác như: Chi phí tiếp khách, công tác phí, …:

Nợ TK 6278: Trị giá chi phí bằng tiền khác theo giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả.

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì, hạch toán:

Nợ TK 6278: Trị giá chi phí bằng tiền khác theo giá đã có thuế GTGT

Có các TK 111, 112, 331,…: Trị giá chi phí bằng tiền khác theo giá đã có thuế GTGT.

Hạch toán chi phí sản xuất chung đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tổ, đội, công trường, …

Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp DN sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Trường hợp DN không sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cụ thể:

Trường hợp DN sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Kế toán hạch toán từng nghiệp vụ cụ thể như sau:

– Kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 6277: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phải trả

Có TK 335: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn)

Có TK 352: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phải trả (nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ).

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 2413: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)

Có các TK 331, 111, 112, …: Tổng trị giá phải trả.

– Kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, hạch toán:

Nợ các TK 335, 352: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Có 2413: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Trường hợp DN không sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Kế toán hạch toán từng nghiệp vụ cụ thể như sau:

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 2413: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)

Có các TK 331, 111, 112, …: Tổng trị giá phải trả.

– Kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, hạch toán:

Nợ TK 242: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Có 2413: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

– Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất chung, hạch toán:

Nợ TK 6277: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 242: Trị giá chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi phát sinh chi phí liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động.

– Đối với các doanh nghiệp có TSCĐ cho thuê hoạt động, khi phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan, hạch toán:

Nợ TK 627: Trị giá chi phí liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả.

– Định kỳ, kế toán tiến hành tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, hạch toán:

Nợ TK 6274: Trị giá hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động

Có TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động.

Hạch toán chi phí sản xuất chung theo TT 200Hạch toán chi phí sản xuất chung đối với doanh nghiệp xây lắp.

Kế toán hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như sau:

– Kế toán xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, hạch toán:

Nợ TK 627: Trị giá dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp

Có TK 352: Trị giá dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp.

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, hạch toán:

Nợ các TK 621, 622, 623, 627: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp

Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,…: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp.

– Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, hạch toán:

Nợ TK 154: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp

Có các TK 621, 622, 623, 627: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp.

– Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành, hạch toán:

Nợ TK 352: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp

Có TK 154: Trị giá chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp.

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang.

Cuối kỳ, khi xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, kế toán trả lãi tiền vay. Hạch toán:

Nợ TK 627: Trị giá lãi tiền vay phải trả

Có các TK 111, 112: Trị giá lãi tiền vay phải trả

Có TK 242: Trị giá lãi tiền vay phải trả (nếu trả trước lãi vay).

Có TK 335: Trị giá lãi tiền vay phải trả

Có TK 343: Trái phiếu phát hành (chi phí phát hành trái phiếu và số chênh lệch giữa số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất thực tế cao hơn số lãi phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa được ghi tăng gốc trái phiếu).

Hạch toán chi phí sản xuất chung khi phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung.

Khi phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 138,…: Trị giá khoản giảm chi phí sản xuất chung

Có TK 627: Trị giá khoản giảm chi phí sản xuất chung.

Hạch toán chi phí sản xuất chung trường hợp sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Nợ TK 627: Trị giá chi phí phát sinh

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331…: Tổng trị giá phải trả.

– Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, hạch toán:

Nợ TK 138: Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 3331: Tiền thuế GTGT phải nộp.

– Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Hạch toán chi phí sản xuất chung cuối kỳ kế toán.

Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp. Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp:

Trường hợp DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết tiểu khoản).

Trường hợp DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung, hạch toán:

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.

Các bài viết liên quan

- Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bhxh mới nhất btc 2024

- Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sau sinh mới nhất 2024

- Tải phần mềm HTKK 4.2.7 ngày 20/12/2019

- Thông tư 66/2019/TT-BTC có điểm gì mới

- Tải và cập nhật phần mềm HTKK 4.2.4 mới nhất

- Lương nhân viên công ty được nợ bao lâu?

- Hóa đơn chưa thông báo phát hành có được sử dụng không?

- Chỉ tiêu ngày giờ ký trên hóa đơn điện tử có cần không?

- Lệ phí trước bạ khi mua xe máy năm 2020

- Có thể dùng giấy tờ bản sao y bản chính để công chứng không?

Từ khóa » Kết Chuyển 6274