Hạch Toán Hao Mòn Tài Sản Cố định Tài Khoản 214 Theo Thông Tư ...

Phương pháp hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo Thông tư 133/2016/BTC

Trong quá trình kinh doanh sản xuất có thể nói việc hao mòn tài sản cố định là vấn đề hiển nhiên. Do đó, Kế Toán Việt Hưng sẽ cung cấp cho bạn phương pháp hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo thong-tu-133-2016-tt-btc-huong-dan-che-do-ke-toan-doanh-nghiep-nho-va-vua-1

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời. Và thông tin đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC về vấn đề hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214. Chủ động thực hiện các thay đổi để tuân thủ Pháp luật kế toán.

Tham khảo:

Các nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình và vô hình

Chi phí khấu hao TSCĐ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN

Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Sơ đồ kế toán hao mòn tài sản cố định theo thông tư 133
Sơ đồ kế toán hao mòn tài sản cố định theo thông tư 133

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định

– Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn. Và giá trị hao mòn lũy kế các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư.

Mọi tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh. (Gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý). Đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh. Và khấu hao bất động sản đầu tư chưa dùng không cần dùng. Chờ thanh lý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính. Trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng tài sản cố định, bất động sản đầu tư. Nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải của doanh nghiệp.

– Thời gian khấu hao tài sản cố định được quy định cụ thể tại: thong_tu_45-2013-tt-btc

– Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hai tài sản cố định phải được xem xét lại ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính….

2. Kết cấu và nội dung tài khoản 214 – hao mòn tài sản cố định

Bên nợ:

Giá trị hao mòn tài sản cố định, bất động sản đầu tư giảm do tài sản cố định, bất động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị hạch toán phụ thuộc, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác,…

Bên có:

Giá trị hao mòn tài sản cố định, bất động sản đầu tư tăng. Do kích khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư,…

Số dư bên có:

Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định, bất động sản đầu tư hiện có cuối kỳ ở doanh nghiệp

Hao mòn tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định

3. Phương pháp hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

3.1. Định kỳ tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác,…

  • Hạch toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí bộ phận văn phòng, bán hàng

Nợ TK 642:

TK 6421: Chi phí bán hàng

TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố  định

  • Hạch toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí bộ phận sản xuất, công trình

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định

3.2. Định kỳ tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang cho thuê hoạt động.

Nợ TK 632: Giá vốn

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định

3.3. Trường hợp giảm tài sản cố định, bất động sản đầu tư.

Thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá tài sản cố định…..

3.4. TS nhận do điều chuyển, góp vốn

Nợ TK 211: Tài sản cố định

Có TK 411: Vốn chủ sở hữu

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định

Như vậy, thông qua sơ lượt về nguyên tắc kế toán, kết cấu – nội dung và phương pháp hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo Thông tư 133. Có thể thấy việc hạch toán này nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi kế toán Việt Hưng sẽ đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp.

Từ khóa » Hạch Toán Tk 214