Hạch Toán Tài Sản Cố định Thế Nào? - QUẢN LÝ TÀI LIỆU

Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định cho thuê tài chính

Bài viết được thực hiện bởi quanlytailieu.vn hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán tài sản cố định cho thuê tài chính theo quy định mới nhất. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Khái niệm tài sản cố định

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
  • Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

>> Tham khảo: Thông tư 78 quy định thế nào về đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định

Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định

Để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, kế toán cần phân biệt 2 phần chính, hạch toán tại đơn vị đi thuê và đơn vị cho thuê tài sản cố định thuê tài chính.

2.1. Tại đơn vị đi thuê

Khi nhận TSCĐ thuê ngoài:

  • Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm thuê.
  • Nợ TK 142: Số cho thuê phải trả
  • Có TK 342: Tổng số tiền phải trả chưa tính thuế.

Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng:

  • Nợ TK 342: Số tiền thuê phải trả
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
  • Có TK 111, 112,…

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, kết chuyển chi phí:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 214: Số khấu hao phải trích
  • Có TK 1421: Trừ dần vào phải trả chi phí.

Kết thúc hợp đồng đi thuê:

  • Nợ Tk 1421: Chuyển nốt giá trị tài sản còn lại chưa khấu hao hết.
  • Nợ Tk 214: Giá trị hao mòn.
  • Có Tk 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
  • Nguyên tắc hạch toán TK 212.

>> Tham khảo: Doanh nghiệp để mất hóa đơn có được khấu trừ không?

2.2. Hạch toán tại đơn vị cho thuê

Khi bàn giao TSCĐ cho bên đi thuê:

  • Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
  • Nợ TK 214: Giá trị hao mòn tài sản
  • Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
  • Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.

Định kỳ theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi).

  • Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu
  • Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
  • Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.

  • Nợ TK 811
  • Có TK 228.

Khi tính khấu hao tài sản cố định thì kế toán cần lưu ý:

  • Tài sản cố định đi thuê hoạt động do đơn vị cho thuê tính khấu hao.
  • Các đơn vị sản xuất theo thời vụ thì tính khấu hao cho cả năm và phân bổ số khấu hao đó cho các tháng, hoạt động thời vụ.
  • Tài sản cố định mới đưa vào sử dụng, nếu chưa xác định được nguyên giá thì phải ước tính số khấu hao để tính vào chi phí sản xuất. Khi nào xác định được nguyên giá thì sẽ điều chỉnh lại số khấu hao.
  • Chọn mức khấu hao phù hợp với công suất hoạt động và thời gian sử dụng của tài sản. Nếu chọn khung thời gian ngắn hơn mức tối thiểu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. Nếu chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm tối đa được trích khấu hao.
  • Không hạch toán tài sản cố định vào giá vốn đối với phần khấu hao tương ứng không đạt công suất.
  • Kế toán nên chọn mức khấu hao giống nhau đối với cùng một loại tài sản mà có cùng một điều kiện sử dụng.
  • Đối với những tài sản đã ngừng sử dụng, không còn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không cần tính khấu hao.
  • Kế toán chỉ trích khấu hao khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
  • Hạch toán chi phí khấu hao phải căn cứ vào bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng tài sản để lựa chọn tài khoản hạch toán phù hợp.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết luận

Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp liên hệ ngay cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất!

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Hạch Toán Tk Tài Sản