Hack Não Lý Thuyết Sóng ELLIOTT Cho Người Mới | Tiền Ảo VL

Mục Lục:

  • Tổng quan
  • Nguyên lý sóng ELLIOTT căn bản
    • Sóng ELLIOTT là gì?
    • 5 cách sử dụng nguyên lý sóng ELLIOTT
  • Các loại sóng ELLIOTT phổ biến
    • Sóng chuyển động
      • 1. Sóng đẩy
      • 2. Sóng chéo
    • Sóng hiệu chỉnh
      • 1. Sóng dạng Zigzag
      • 2. Sóng dạng phẳng
      • 3. Sóng dạng tam giác
  • Nguồn kiến thức căn bản sóng ELLIOTT
    • Tổng kết
        • User Review

Tổng quan

Khi tham gia vào bất kỳ thị trường giao dịch tài chính nào bạn có thường đặt câu hỏi là làm sao để biết được giá cả lúc nào đi lên lúc nào đi xuống hay không? hay bạn chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để kiếm được tiền từ thị trường?

Trong tất cả các thị trường thì không một công cụ phân tích nào có thể đoán trước được giá cả, nhưng không có nghĩa chúng ta không thể dự đoán giá của nó trong tương lai, khi có một công cụ hỗ trợ dự đoán giá tốt thì sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chuẩn bị và đưa ra những kế hoạch giao dịch phù hợp.

Có rất nhiều chỉ số dự báo để hỗ trợ nhà giao dịch làm việc này, trong đó có “NGUYÊN LÝ SÓNG ELLIOTT” đây là một trong những chỉ số đáng tin cậy và được sử dụng rất nhiều trong việc xác định giá cả, chu kì của một đợt tăng giá, giảm giá, từ đó giúp việc giao dịch được hiệu quả hơn.

FAQ - 24/7Đừng quên bạn có thể đặt những câu hỏi, thắc mắc trực tiếp với đội ngũ Tiền ảo VL khi tham gia Group Chat trên Telegram: https://t.me/tienaovlchat

Nguyên lý sóng ELLIOTT căn bản

Nguyên lý sóng ELLIOTT được R.N Elliott phát triển vào những năm 1930, ông phát hiện các chuyển động giá thường tuân theo một mẫu hình nhất định. Mỗi sóng đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc và có mối liên quan mật thiết đến từng khung thời gian.

Khi liên kết các sóng riêng biệt lại với nhau thành một sâu chuỗi thì một chu kỳ sóng hoàn chỉnh hay còn gọi là sóng ELLIOTT, từ mô hình sóng ELLIOTT đó chúng ta có thể đánh giá được sự chuyển động giá cả để đưa ra những mục tiêu giao dịch hợp lý.

Sóng ELLIOTT là gì?

Sóng ELLIOTT là chuỗi 5 sóng được gán nhãn bằng bằng cách đánh những con số từ 1 đến 5, được gọi chung là sóng chuyển động vì nó đẩy thị trường theo một xu hướng chính đang được hình thành.

lý thuyết sóng elliott cho người mới

  • Sóng 1,3,5 được gọi là sóng chuyển động
  • Sóng 2,4 được gọi là sóng hiệu chỉnh và trong sóng hiệu chỉnh được đánh bằng chữ cái là A,B,C

2 quy tắc tạo sóng ELLIOTT:

  • Sóng 2 không bao giờ được vượt qua điểm khởi đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất (mặc dù nó có thể không là sóng dài nhất)

Sau một chuỗi 5 sóng được hình thành, 1,2,3,4,5 thì sóng hiệu chỉnh (sóng hồi quy) bắt đầu diễn ra. Sóng hiệu chỉnh là sự thoái lùi so với các sóng chuyển động trước đó.

Vậy ta có thể xem như như sóng có 2 cấp độ chính sau:

Sóng cấp 1 là sóng cha, sóng cấp 2 là sóng con và sóng con nằm trong sóng cha hay còn sóng cấp 1 chứa các sóng cấp 2. Từ đó ta có thể biết được một chu kỳ sóng elliott hoàn chỉnh thường có 8 điểm được đánh dấu như hình bên dưới.

chu kỳ sóng elliott hoàn chỉnh cơ bản

5 cách sử dụng nguyên lý sóng ELLIOTT

  1. Elliott giúp xác định xu hướng chính
  2. Elliott giúp xác định các chuyển động giá ngược xu hướng lớn
  3. Elliott giúp xác định khả năng đảo chiều xu hướng
  4. Elliott cung cấp các mục tiêu giá có độ tin cậy cao
  5. Chỉ ra các điểm cụ thể mà mẫu hình giá bị sai

Các loại sóng ELLIOTT phổ biến

các dạng sóng elliott cơ bản

Sóng chuyển động

Có 2 loại sóng chuyển động chính là sóng đẩy và sóng chéo

1. Sóng đẩy

Sóng đẩy là sóng mạnh nhất trong dạng sóng chuyển động, sóng đẩy sẽ đẩy giá cả đi xa nhất có thể trong một đợt sóng.

3 quy tắc nhận dạng sóng đẩy:

  • Sóng 2 không bao giờ được vượt quá điểm khởi đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không được vi phạm vào vùng giá sóng 1

Sóng mở rộng

  • Sóng mở rộng là sóng đẩy bị kéo dài, trong đó sóng con của nó lại có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài sóng đẩy không mở rộng.
  • Thông thường sóng 3 hoặc sóng 5 là sóng mở rộng
  • Nếu sóng mở rộng là sóng 1, thì sóng 3 và sóng 5 kỳ vọng có chiều dài bằng nhau
  • Nếu sóng mở rộng sóng 3, thì sóng 1 và 5 kỳ vọng có chiều dài bằng nhau
  • Nếu sóng mở rộng là sóng 5 thì sóng 1 và sóng 3 thường có chiều dài bằng nhau
  • Nếu một trong các sóng cha 1,3,5 có sóng mở rộng thì rất có thể sóng con tương ứng cũng có thể có sóng mở rộng

sóng elliott mở rộng căn bản

Sóng cụt

  • Sóng cụt là sóng thường xảy ra khi sóng 5 thất bại trong việc tiếp diễn sóng và thường kết thúc của sóng 5 bằng hoặc thấp hơn so với điểm kết thúc (đỉnh) sóng 3
  • Sóng 5 cụt là dấu hiệu cho thấy sự kiệt sức của xu hướng chính ở cấp độ cao hơn, từ đó dẫn tới dấu hiểu đảo ngược giá nhanh và mạnh

sóng elliott cụt là gì

2. Sóng chéo

  • Sóng chéo tương tự như sóng đẩy nhưng nó có một điểm khác biệt chính là sóng 4  luôn vi phạm vào vùng giá của sóng 1 (còn trong sóng đẩy quy tắc sóng 4 không được vi phạm vào vùng giá sóng 1)
  • Sóng chéo thu hẹp thường sóng 3 ngắn hơn sóng 1, sóng 5 ngắn hơn sóng 3 và sóng 4 ngắn hơn sóng 2
  • Thường sóng chéo là sóng con và thường xuất hiện trong các khung thời gian nhỏ

Sóng chéo thu hẹp khởi đầu

  • Đây là dạng không phổ biến lắm, trong sóng chéo khởi đầu các sóng đẩy gồm 1,3,5 đều có dạng sóng đẩy và các sóng hiệu chỉnh đều có dạng zigzag

sóng chéo khởi đầu elliott cơ bản

Sóng chéo thu hẹp kết thúc

Sóng kết thúc thường phổ biến hơn, trong các sóng chéo kết thúc các sóng con 1,2,3,4,5 luôn diễn ra theo dạng sóng hiệu chỉnh.

Sóng thu hẹp kết thúc thường chỉ xuất hiện trong sóng đẩy 5 hoặc sóng C của sóng hiệu chỉnh dạng zigzag và dạng phẳng (xem phần dưới sóng hiệu chỉnh)

sóng chéo kết thúc trong elliott cơ bản

Sóng hiệu chỉnh

  • Sóng hiệu chỉnh là những thời điểm xu hướng chính bị gián đoạn, hay nói cách khác là thời điểm giai đoạn điều chỉnh của sóng.
  • Sóng hiệu chỉnh có thể diễn ra nhanh hoặc đi ngang (sideways) và nó có nhiều dạng, chính vì vậy việc xác định sóng hiệu chỉnh là vô cùng khó khăn, có tới 3 dạng sóng hiệu chỉnh phổ biến mà ta có thể tham khảo.
  • Thường một sóng hiệu chỉnh sẽ kết hợp 1 trong 3 dạng trên nên chúng ta sẽ gọi chúng là sóng hiệu chỉnh kết hợp

1. Sóng dạng Zigzag

Là một dạng sóng hiệu chỉnh nhanh, gồm 3 sóng được đánh nhãn A-B-C. Sóng A luôn là sóng đẩy, hoặc sóng chéo thu hẹp khởi đầu trong khi sóng C là sóng đẩy, hoặc sóng chéo thu hẹp kết thúc, sóng B luôn là sóng hiệu chỉnh có thể xuất hiện 3 dạng (Zigzag, phẳng, tam giác)

  • Trong sóng zigzag sóng B không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu của sóng A
  • Trong sóng zigzag sóng C luôn vượt qua điểm kết thúc (đỉnh) của sóng A, nếu sóng C không vượt qua được đỉnh của sóng A thì nó sẽ trở thành sóng C cụt và có thể làm đảo chiều nhanh và mạnh

sóng zigzag cơ bản trong sóng elliott

Sóng hiệu chỉnh zigzag có thể xuất hiện nhiều lần, nên việc nhận dạng được sóng hiệu chỉnh zigzag là cực kỳ khó, trong trường hợp này ta cần kết hợp thêm nhiều tín hiệu khác để xác định thêm.

2. Sóng dạng phẳng

  • Sóng phẳng là một dạng sóng hiệu chỉnh nằm ngang, gồm 3 sóng được đánh nhãn A-B-C. Sóng A và Sóng B luôn là sóng hiệu chỉnh, sóng C là sóng chuyển động.
  • Trong sóng phẳng, sóng A và sóng B không bao giờ xuất hiện dạng tam giác. Sóng B thường thoái lui ít nhất 90% sóng A.

2 dạng sóng phẳng là sóng phẳng bình thườngsóng phẳng bất bình thường

  • Trong dạng sóng phẳng bình thường sóng B kết thúc tại mức giá bắt đầu của sóng A và sóng C kết thúc gần với điểm kết thúc sóng A

sóng phẳng trong sóng elliott

  • Trong dạng sóng phẳng bất thường sóng B kết thúc vượt quá điểm bắt đầu sóng A và sóng C kết thúc vượt điểm kết thúc của sóng A

sóng phẳng bất thường trong sóng elliott

3. Sóng dạng tam giác

  • Là một dạng sóng hiệu chỉnh đi ngang với các sóng con được đánh nhãn A-B-C-D-E. Trong hầu hết các trường hợp sóng con con đều có dạng tam zigzag, hoặc dạng tam giác kết hợp.
  • Trong sóng tam giác đường nối các điểm kết thúc của sóng A-C gọi là đường xu hướng AC tương tự với đường xu hướng B-D

Trong sóng dạng tam giác có 3 loại:

1. Sóng tam giác hội tụ

Trong tam giác hội tụ điểm E không nhất thiết phải chạm đường xu hướng A-C. Đây là điểm quan trọng.

Đường xu hướng A-C và B-D hội tụ lại với nhau

sóng tam giác hội tụ trong sóng elliott

2. Sóng tam giác rào chắn

Đường xu hướng B-D nằm ngang và đường A-C chỉ theo của xu hướng chính lớn hơn

sóng tam giác rào chắn trong sóng elliott

3. Sóng tam giác mở rộng

Đường xu hướng A-C và B-D phân kỳ với nhau

sóng tam giác mở rộng trong sóng elliott

Sóng tam giác luôn xuất hiện trước sóng chuyển động cuối cùng theo hướng của xu hướng chỉnh ở cấp độ cha. Sóng chuyển động cuối cùng thường có cú đảo chiều nhanh và mạnh nên được gọi là “Kiếm đâm hậu tam giác

Quy tắc tính mục tiêu giá cho sóng tam giác

Để xác định mục tiêu giá ta kéo dài 2 đường xu hướng ngược về điểm bắt đầu của sóng A, sau đó vẽ một đường dọc thằng đứng nối hai điểm xu hướng này tại điểm A. Khoản cách đường dọc thẳng đứng là chiều dài hoặc độ rộng của tam giác

quy tắc tính mục tiêu giá sóng tam giác

Mục tiêu chính trong bài viết này giúp các bạn mới có cái nhìn tổng quan & nhận biết các mô hình sóng ELIIOTT cơ bản trước khi đi tiếp các phần nâng cao trong tương lai.

⇒ Tham Khảo: Phần 2: hướng dẫn kết hợp sóng Elliott và Fibonacci

Nguồn kiến thức căn bản sóng ELLIOTT

Giống như các bạn admin cũng đang tìm hiểu về sóng ELLIOTT để giúp việc đầu tư cũng như phân tích được hiểu quả hơn trong thị thị trường Crypto Currency.

Việc admin tìm hiểu và chia sẽ lại với mục đích là chia sẽ các kiến thức hay, đồng thời giúp mình có thể chắc lọc và ghi nhớ chúng một cách thấu đáo, chỉnh chu hơn.

  • Bạn nên tham khảo cuốn sách: Hướng dẫn giao dịch theo sóng ELLIOTT (Link mua sách giảm giá)
  • Tham khảo thêm một số bài hướng dẫn thêm trên kênh youtube của TraderViet hoặc một số kênh uy tín khác.

Kết hợp việc vừa đọc sách vừa nghiên cứu các video cũng như tìm kiếm các bài chia sẽ, review kiến thức căn bản sóng elliott như admin đang làm sẽ giúp các bạn dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội được những gì ELLIOTT mang lại.

Đương nhiên trong quá trình nghiên cứu bạn nên vừa kết hợp thực hành, trao đổi với những người khác để đẩy nhanh tiến độ hiểu biết của mình về lý thuyết sóng ELLIOTT

⇒ Giới thiệu: Người mới đầu tư Bitcoin như thế nào?

Tổng kết

Lý thuyết sóng ELLIOTT là một trong những chỉ số phân tích kinh điển trong giới đầu tư tài chính nói riêng và trong phân tích kỹ thuật nói chung. ELLIOTT giúp người đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường để từ đó có thể giúp đưa ra các phán đoán đầu tư hợp lý.

Trong thế giới giao dịch đầu tư tài chính thì không có phương pháp giao dịch, phân tích kỹ thuật nào là hoàn hảo, cũng như không có cái nào đúng hoàn toàn và cái nào sai hoàn toàn, chỉ có phương pháp nào thích hợp với bạn và có thể giúp bạn kiếm tiền trong thị trường thì nó là đúng.

Một thực tế mà admin cảm thấy Nguyên lý sóng Elliott là chỉ số thích hợp nhất cho người mới bắt đầu nghiên cứu về phân tích kỹ thuật, cũng là tín hiệu đầu tiên mà người mới nên tham khảo đầu tiên để có định hướng cho các tín hiệu khác.

CẢNH BÁO

  • 👉 ĐẦU TƯ BITCOIN – CRYPTO LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ MẠO HIỂM. CHÍNH VÌ VẬY CÁC BẠN VUI LÒNG CÂN NHẮC TRƯỚC KHI THAM GIA. MỌI THÔNG TIN CHIA SẼ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
  • BLOG MIỄN TRÁNH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÁO BUỘC VỀ CÁC ĐẦU TƯ SAI LẦM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BỊ THUA LỖ. 
  • KÊNH THÔNG TIN:
    • ĐỂ NHẬN BÀI VIẾT & TIN TỨC MỚI NHẤT TRÊN TELEGRAM: https://t.me/tienaovl
    • ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP TRỰC TIẾP TỪ ADMIN: https://t.me/tienaovlchat
  • ⛔️ BLOG KHÔNG KÊU GỌI HAY DỤ DỖ CÁC BẠN ĐẦU TƯ VÀO CRYPTO, CŨNG NHƯ KHÔNG CHỦ ĐỘNG LIÊN HỆ VỚI CÁC BẠN ĐỂ CHIA SẼ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GÓI ĐẦU TƯ LÃI SUẤT KHỦNG, HAY CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN CRYPTO. BLOG CHỦ YẾU CHIA SẼ KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC CƠ BẢN GIÚP NGƯỜI MỚI DỄ DÀNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CRYPTO. MỘT KÊNH THAM KHẢO CRYPTO UY TÍN.📢 ĐỂ ỦNG HỘ BLOG, CÁCH TỐT NHẤT LÀ BẠN CHIA SẼ BÀI VIẾT HOẶC GIỚI THIỆU BẠN BÈ VỀ WEBSITE NÀY ĐỂ HỌ TÌM ĐƯỢC NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH, NHỮNG KIẾN THỨC, KINH NGHIỆM TỪ NGƯỜI ĐI TRƯỚC ĐỂ TRÁNH ĐƯỢC CÁC RỦI RO TIỀN MẤT TẬT MANG.
Sending
User Review
5 (1 vote)

Từ khóa » Chu Kỳ Sóng Crypto