Hại Chết Cá ông Công ông Táo - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người ta ra chợ mua cá bán sẵn, rồi đem ra sông, hồ, kênh, rạch để thả lấy lệ theo tâm lý đám đông là chính. Chẳng mấy ai quan tâm nơi mình thả có ô nhiễm hay không, có phải môi trường sống phù hợp cho cá hay không? Có người thậm chí cầm cả bịch nilon còn đang buộc kín mà vứt xuống nước. Mấy con cá đen đủi đó có lẽ cũng chẳng sống thêm được bao lâu. Vậy là thay vì phóng sinh, người ta lại vô tình hại chết cá.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua cá để thả tăng cao những dịp 23 tháng Chạp khiến nhiều kẻ tranh thủ trục lợi. Ra các bờ sông những ngày này, không khó để bắt gặp cảnh vài người chèo thuyền, dùng kích điện, bắt lại cá ngay khi có người vừa thả xuống nước. Họ bắt để đem bán lại kiếm lời. Vậy là vì lợi nhuận, con người ta sẵn sàng làm mọi việc, ngay cả phá hỏng luôn phong tục truyền thống lâu đời vốn rất đẹp.
Chưa kể, vì cầu nhiều hơn cung, không ít tiểu thương cũng tranh thủ thời điểm này trong năm để tăng giá gấp hai, ba lần nhằm kiếm lời. Điều này vô tình khiến thị trường bị xáo trộn.
>> Sông ngòi Việt ngày càng ít cá
Theo phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm là mọi gia đình làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Họ tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua trình báo với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Tập tục này thể hiện sự nhân văn, đề cao sự thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian của phương Đông, "cá chép vượt vũ môn" tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng.
Nhưng rốt cuộc, chuyện thả cá ngày nay buồn nhiều hơn vui, xấu nhiều hơn đẹp. Khi bản thân người thả cá lẫn những người bắt cá đều không nhìn nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của hành động này, vậy chúng ta có còn nên cố chấp?
Mai Hoàn
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- 'Lễ Tết mùng Một, chơi Tết mùng Hai'
- 'Ăn Tết nhà nội trước, nhà ngoại sau'
- Đòi hỏi thưởng Tết kiểu vô cảm
- Giá trị về quê ăn Tết
- Sợ mất Tết nếu về quê
- Ăn Tết ta theo lịch Tây
Từ khóa » Hồ Cá ông Công
-
Hồ Cá Ông Công | Facebook
-
Hồ Cá ông Công - Thức Ăn Cho Cá
-
Hồ Câu Cá Giải Trí Ông Công, Đèo Mimosa - Phường 10 - Đà Lạt
-
Hồ Cá ông Công, Đà Lạt, Lâm Đồng
-
Hồ Cá Ông Công - Sở ông Lăng Đà Lạt - YouTube
-
Hồ Cá ông Công, Phú Thọ
-
Thả Cá Chép Sau Lễ Cúng ông Công ông Táo Như Thế Nào Cho đúng?
-
Cá Chép 'cõng' ông Công ông Táo đẹp Mã, Nhiều Người Mua Sớm ...
-
Thả Cá Chép đúng Cách Trong Ngày ông Công ông Táo - VTC News
-
Chợ Cá ở Hà Nội Trắng đêm Chuẩn Bị Cho Lễ ông Công, ông Táo
-
Người Dân Thả Cá Tiễn “ông Công ông Táo” - Báo Thanh Hóa
-
Người Dân Hà Nội Nô Nức Thả Cá Chép Tiễn ông Công, ông Táo Về Trời
-
Hồ Cá ông Công - Thức Ăn Cho Thỏ