Hai Chức Năng Của Prôtêin | SGK Sinh Lớp 9

Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.

1. Chức năng cấu trúc

Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nêncác bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái cùa các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng ngyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).

2. Chức năng xúc tác các quá trinh trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất trong tê bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất cúa enzim là prôtêin. Hiện đã biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.

Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì cỏ sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.

 - Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất

Các hoocmôn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hòa sức lớn của cơ thể.

Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức nãng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động cùa tế bào và cơ thể. Lúc cơ thê thiếu hụt gluxit với lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể

Sơ đồ tư duy Protein:

Loigiaihay.com

Từ khóa » Cấu Trúc Và Chức Năng Của Protein Sinh 9