Hai Người Phụ Nữ Trong đời Lỗ Tấn - VnExpress Giải Trí
Có thể bạn quan tâm
Phạm Tú Châu -
Nhà văn Lỗ Tấn. |
Riêng về danh phận của Hứa Quảng Bình và Chu An, theo cách nhìn của người đời, Chu An mới làm lễ cưới với Lỗ Tấn, bà là người vợ "kết tóc xe tơ", có cưới treo chính thức của ông. Thế thì danh phận của Hứa Quảng Bình là gì? Ba tháng sau khi Lỗ Tấn qua đời, một số bạn của ông trong giới văn hóa Thượng Hải định in một cuốn sách để kỷ niệm ông. Trong sách đó không thể thiếu một bản Niên biểu về Lỗ Tấn. Họ quyết định phần năm Dân quốc trở về trước do em ruột của ông là Chu Tác Nhân viết, phần ở Thượng Hải do Hứa Quảng Bình viết, cuối cùng Hứa Thọ Trường biên tập chung. Hứa Thọ Trường cho rằng nên viết đúng sự thực về cuộc hôn nhân và tình yêu trong đời Lỗ Tấn, ông đã gửi cho Hứa Quảng Bình một bức thư, trong đó viết: "Trong Niên biểu không thể không ghi việc Lỗ Tấn kết hôn với nữ sĩ Chu An, mong chị thông cảm".
Trong bản thảo đầu tiên, Niên biểu viết: "Tháng 6 năm thứ sáu trước Dân quốc về nhà kết hôn với nữ sĩ Chu An người Sơn Âm. Dân quốc năm 16, kết đôi với nữ sĩ Hứa Quảng Bình bằng tình yêu, trở thành bạn đời".
Nhận bản thảo Niên biểu đầu tiên ấy, Hứa Quảng Bình gửi ngay bản viết của mình kèm theo bức thư gửi ông Hứa Thọ Trường lúc ấy đang ở Bắc Kinh: "Hứa tiên sinh cho thanh minh mấy lần về việc nữ sĩ Chu An được viết chân thực trong Niên biểu. Thực ra tôi không đến nỗi nhỏ nhen như thế. Lẽ nào ánh mắt của nhà sử học lại có thể bỏ qua dấu vết cũ ấy? Vế mối quan hệ giữa tôi và tiên sĩ Lỗ Tấn, chúng tôi cho rằng giữa chúng tôi tình đầu ý hợp, đối xử vơi nhau như đồng chí, tương thân tương kính, tin cậy lẫn nhau, bởi vậy không cần đến bất kỳ một thói tục nào. Chẳng phải chúng tôi đều chủ trương đả phá mọi lễ giáo cũ đó sao?".
Hứa Quảng Bình không bao giờ quên điều đó, vì thế bà khuyên ông thày mình là Hứa Thọ Trường không cần dùng hai câu đầy ý tốt "kết đôi bằng tình yêu, trở thành bạn đời". Trong bản thảo của mình, bà viết thẳng ra là: "Năm Dân quốc 1, sống chung với Hứa Quảng Bình". Nhận được thư, Hứa Thọ Trường vui vẻ đồng ý ngay, nhưng vì để nhất trí với thể lệ chung của cuốn sách, ông đổi thành: "Năm Dân quốc 16, sống chung với Hứa Quảng Bình người Phiên Ngung".
Chúng ta hẳn còn nhớ, ở thời đại đặc định đó, Chu An và Lỗ Tấn đều là "vật hy sinh"cho lễ giáo phong kiến. Hứa Quảng Bình vì phản kháng xã hội cũ, muốn cùng Lỗ Tấn đứng chung trên một chiến tuyến dể cùng chiến đấu nên mới kết đôi với ông. Chính vì có nhận thức ấy, Hứa Quảng Bình mới dám dùng ánh mắt của nhà sử học để nhận định về đoạn đời này, dũng cảm và phóng khoáng hơn hẳn ông thày Hứa Thọ Trường. Đồng thời, nhìn từ một góc độ khác, chính vì bà rất yêu Lỗ Tấn, yêu rất chân thành nên bà không cần so đo một chút nào.
Năm 1947 Chu An ốm (rồi mất) ở Bắc Kinh. Bà đã từ chối nhận tiền trợ cấp của Chu Tác Nhân mà bằng lòng nhận tiền trợ cấp của Hứa Quảng Bình, bà nói: "Bà Hứa đối với tôi rất tốt, bà ấy hiểu được tôi đang nghĩ gì. Bà ấy nhận việc duy trì cuộc sống cho tôi, thường xuyên gửi tiền đến. Bà Hứa quả là người tốt".
Còn Hứa Quảng Bình thì chẳng những giúp đỡ bà Chu về mặt kinh tế mà còn rất thông cảm với cảnh ngộ của bà Chu. Tròn một năm ngày mất của bà Chu An, trong một bài tản văn, Hứa Quảng Bình viết: "Lỗ Tấn vốn có bà phu nhân họ Chu... Bà tên là An, các bậc bề trên về đằng mẫu thân bà thường gọi bà là An Cô". Câu cuối cùng này chứa đầy tình cảm và là một nét bút rất tế nhị trong cả bài tản văn.
Lúc này là sau ngày Lỗ Tấn mất đã hơn mười năm. Ông đã để lại hai "vị vong nhân". Thời buổi chiến tranh ly loạn, người trên miền Bắc, người dưới miền Nam song đều quan tâm tới nhau là điều hiếm có. Người đọc không thể không đồng ý với lời ghi nhận của tác giả cuốn Tam nhân hành:
"Sự đời dằng dặc, đời người bể dâu, người đầu tiên ghi lại họ tên của nữ sĩ Chu An trong tác phẩm của mình lại chính là bà Hứa Quảng Bình". Câu đó cũng còn để nói, trong những ngày hiu quạnh của Chu An, người đầu tiên dành cho Chu An niềm thương yêu và lòng tôn trọng chính là Hứa Quảng Bình, người dường như là về danh phận có mối xung đột khó có thể ai nhường cho ai theo thói thường.
(Nguồn: Nhà Văn số 4/2007)
Từ khóa » Diễn Viên Lỗ Tấn
-
"Ông Chú” Lộ Tấn - Lâm Vũ Thân Của "Yêu Em Từ Dạ Dày" Làm Chúng ...
-
Lỗ Tấn – Wikipedia Tiếng Việt
-
'Yêu Em Từ Dạ Dày': Profile Cực Xịn Của Nam Chính Lộ Tấn
-
“Lỗ Tấn”- 3 Năm Cuối đời Và 7 Mộng Cảnh - Tiền Phong
-
Lỗ Tấn Bị Ruồng Bỏ - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Làm Phim Về Lỗ Tấn - Tuổi Trẻ Online
-
Thân Thế Không Phải Dạng Vừa Của 'Ông Trùm Vai Phụ TVB': Là Hậu ...
-
"Ông Trùm" Quyền Lực ở TVB Hóa Ra Chỉ Chuyên đóng Vai Phụ - Dân Việt
-
'Trùm Vai Phụ TVB' Có Gia Thế Cực Khủng: Cháu Cố Nhà Văn Lỗ Tấn ...
-
Ngạc Nhiên Với Cuộc Sống đời Thường Của “Lỗ Trí Thâm” - Dân Việt
-
Nhà Văn Lỗ Tấn Lên Phim - Hànộimới
-
Phim 'bom Tấn' Vẫn Lỗ Tiền Tấn - VTC News