Hải Quan điện Tử Là Gì? Các Loại Hình Khai Hải Quan điện Tử?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Hải quan điện tử là gì?
- 2 2. Các loại hình khai hải quan điện tử:
- 3 3. Lợi ích của việc khai hải quan điện tử:
1. Hải quan điện tử là gì?
Khi các nhà kinh doanh vận chuyển hàng hóa qua biên giới và tiếp xúc với cơ quan hải quan, họ gặp phải sự chậm trễ do thiếu tự động hóa và không có liên lạc kịp thời giữa các cơ quan hải quan. Do đó, người mua cuối cũng gặp phải sự chậm trễ trong việc nhận hàng của họ. Điều này xảy ra bởi vì:
– Thông tin hải quan không được tiếp nhận đúng thời hạn, tạo ra hiệu quả quản lý rủi ro về an toàn, an ninh cho hải quan và doanh nghiệp;
– Đối sánh dữ liệu tự động không được đặt (ví dụ: khớp nếu thông tin khai báo ở quốc gia khởi hành giống với quốc gia đến);
– Thông tin trước khi đến không được trao đổi (ví dụ: khi hàng hóa đến cửa khẩu biên giới, người vận chuyển phải đợi cho đến khi việc đánh giá rủi ro được hoàn thành trước khi qua biên giới).
Hoạt động của hải quan điện tử giúp tạo thuận lợi cho những vấn đề này bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp và chính phủ các mô hình hợp tác cần thiết (ví dụ: quy trình hợp tác, hệ thống liên lạc), cho phép chia sẻ và trao đổi thông tin hiệu quả. Nó tối ưu hóa sự tương tác với các cơ quan hải quan để giảm chi phí thương mại cho doanh nghiệp và cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhanh hơn.
Khái niệm về hải quan điện tử có thể được hiểu theo cách giải thích về thủ tục hải quan điện tử được ghi nhận tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, theo đó: “Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.” Người ta thường nhắc đến khai hải quan điện tử nhưng một loại hình phổ biến và là thủ tục đặc trưng nhất khi nói đến hải quan điện tử. Từ đó mới có sự đời của hệ thống khai hải quan điện tử, đây là hệ thống cho phép người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử. (Khoản 3, Điều 3, Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
Việc chuyển đổi thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phiên bản thông quan tự động 4.0 sang VNACCS/VCIS không chỉ là bước đi quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam và tiến tới thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, kết nối Cơ chế một cửa ASEAN mà còn mang lại cho các Doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn. Đây là một bước đột phá lớn, quan trọng của Ngành Hải quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính.
Hải quan điện tử tiếng Anh là: Electronic customs
2. Các loại hình khai hải quan điện tử:
Khai hải quan điện tử: Là việc tạo, gửi, nhận, lưu trữ nội dung thông tin hải quan bằng phương tiện điện tử sử dụng kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử.
Khai hải quan điện tử được thực hiện trên Hệ thống khai hải quan điện tử, người ta không dùng “các loại hình khai hải quan điện tử” bởi điều đó không đúng với bản chất của hoạt động khai hải quan điện tử (nếu đặt nó bên cạnh một loại hình khai hải quan khác là khai theo phường thức truyền thống- trên giấy).
Vì vậy, ở phần này, tác giả sẽ nói về các một số trường hợp được lựa chọn giữa khai điện tử và khai trên giấy, theo nguyên tắc: “Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử“. (Khoản 1, Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP). Với nguyên tắc này, nước ta đang dần tiến tới việc thực hiện khai hải quan điện tử một cách toàn diện nhất, đồng bộ nhất. Tuy nhiên, để không làm mất đi quyền chủ động của người khai hải quan, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, đã cho phép người khai hải quan lựa chọn một trong hai loại hình khai hải quan là khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy, cụ thể:
“a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;
d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
...”
Nhìn chung, các trường hợp này khá đặc biệt, hàng hóa được được vào hoặc đưa ra Việt Nam theo những cách đặc biệt và việc cho phép lựa chọn cũng một phần nào tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động của cơ quan thuế cũng như người nộp thuế.
Khi thực hiện khai hải quan điện tử, người khai hải quan phải: (1) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử; (2) Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; (3) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. (Khoản 4, Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
3. Lợi ích của việc khai hải quan điện tử:
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đưa ra đường lối đổi mới, chính sách mở cửa, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển chung đó, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã và đang từng bước đổi mới, cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động. Việc triển khai chính thức thủ tục Hải quan điện tử không chỉ mang lại lợi ích cho Người khai hải quan hay còn gọi cách khác là doanh nghiệp và cơ quan hải quan mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Việc khai báo dữ liệu điện tử cho phép cơ quan hải quan sử dụng công cụ quản lý rủi ro để đánh giá tính chất của từng lô hàng, qua đó đưa ra các quyết định kiểm tra phù hợp (Luồng xanh: chấp nhận thông quan theo khai báo của người khai hải quan, Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, Luồng đỏ: kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa). Thông quan điện tử góp phần đẩy mạnh công tác cải cách phát triển và hiện đại hóa hải quan, chuyển đổi từ phương thức quản lý hải quan thủ công sang phương thức quản lý hiện đại với sự trợ giúp của phương tiện điện tử, đồng thời thực hiện đúng các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển của Hải quan thế giới và khu vực. Thông quan điện tử góp phần đảm bảo việc thống nhất, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan và hạn chế việc tiếp xúc của công chức hải quan với người làm thủ tục hải quan, hạn chế các tiêu cực phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Người khai hải quan được khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của người khai hải quan, ký và đóng dấu của doanh nghiệp để đi xuất hàng, nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường đối với các lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Người khai hải quan có thể khai báo hải quan bất kì lúc nào và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính, được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá. Bên cạnh đó, người khai hải quan cũng được cơ quan hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, từ đó góp phần giảm bớt tiêu cực nảy sinh từ nhân viên làm thủ tục của người khai hải quan. Người khai hải quan được cơ quan hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí, được lựa chọn nộp lệ phí làm thủ tục hải quan cho từng tờ khai hoặc nộp lệ phí theo tháng.
Từ khóa » Hệ Thống Khai Hải Quan điện Tử Là Gì
-
Quy Trình Thủ Tục Khai Báo Hải Quan Điện Tử Chi Tiết
-
Thủ Tục Hải Quan điện Tử - VinaLogs - Vận Tải Container
-
Hệ Thống Khai Hải Quan điện Tử Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hải Quan điện Tử Là Gì? Các Loại Hình Khai Báo Hải Quan Hiện Nay
-
[Chia Sẻ Chi Tiết] Khai Báo Hải Quan điện Tử Là Gì? - Fago Logistics
-
Thủ Tục Hải Quan điện Tử Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Khai Báo Hải Quan điện Tử Là Gì Và Những Lợi ích Mang Lại Cho Doanh ...
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Truyền Tờ Khai Hải Quan Trên Phần Mềm ...
-
Hướng Dẫn đăng Ký Khai Hải Quan điện Tử Nhanh Chóng - Thái Sơn
-
Thủ Tục Hải Quan điện Tử Là Gì? (Cập Nhật 2021) - Luật ACC
-
03 Lợi ích Khai Hải Quan điện Tử VNACCS đối Với Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Thủ Tục Hải Quan điện Tử Và Truyền Thống Khác Nhau Như ...
-
Tìm Hiểu Thủ Tục Khai Báo Hải Quan điện Tử Là Gì? - WinGo Logistics
-
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - Hệ Thống Dịch Vụ Công Trực Tuyến