Hải Sâm - “nhân Sâm” Của Biển
Có thể bạn quan tâm
Công năng của hải sâm
Hải sâm còn có tên khác: Dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử.
Tên khoa học: Holothuria spp., họ Hải sâm (Holothuriidae).
Hải sâm là động vật không xương sống, thân có dạng ống dài như quả dưa, phình ra ở giữa và thon ở hai đầu với những gai thịt nhỏ. Phía trước có miệng với vành tua rõ rệt, phía sau là hậu môn. Dọc thân là những dãy chân ống. Da mềm có các phiến xương nằm rải rác dưới da.
Hải sâm di chuyển bằng cách co duỗi các cơ hoặc phụt nước; chuyên ăn các động vật và thực vật nhỏ hoặc chất bã hữu cơ. Sống ở ven biển có độ sâu 5 - 7m.
Các loài hải sâm: Có nhiều loài hải sâm thuộc các chi: Holothuria, Actinopyga, Stichopus; trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả.
Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 - 50 cm, cũng có khi đến 60 - 70 cm.
Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 - 40 cm.
Ngoài hai loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger), nhưng rất hiếm do khai thác quá mức.
Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.
Thành phần dinh dưỡng: Thịt hải sâm có chứa 21,5g protid, chủ yếu là arginin và cystin; 0,3g lipid; các vitamin nhóm B (0,01 mg B1, 0,02 mg B2), 0,1 mg vitamin PP; 1,13 g tro, trong đó có 69mg Ca, 5mg P, 92mg Fe; đặc biệt có chất holothurin (sticopotid), chất có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào, do đó có khả năng ngăn ngừa được ung thư.
Tính vị qui kinh: Vị mặn, tính ấm; vào tâm thận.
Công năng chủ trị: Bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu giắt, tiểu buốt, táo bón…
Về mặt thực phẩm: Hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá. Sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin …
Người ta dùng hải sâm tươi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên hải sâm được coi là "nhân sâm biển".
Liều dùng cách dùng: Thông thường 15 - 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng…
Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh
- Cháo hải sâm: Hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược, sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
- Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: Hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tùy ý, thêm gia vị, nấu dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp kích ứng, trầm cảm thất thường, táo bón.
- Hải sâm nước gừng tiểu hồi: Hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giã nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hóa sớm, di hoạt tinh liệt dương.
- Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát, thêm gia vị nấu dạng súp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.TIN LIÊN QUAN
Hải sâm cho chàng “yêu” khỏe
- Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu súp.
Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.
- Hải sâm chữa lao phổi: Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm.
- Bổ khí huyết, hạ huyết áp: Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày.
- Thuốc bổ gan, hạ huyết áp: Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội
Từ khóa » Tác Dụng Cây Sâm Biển
-
Sa Sâm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Sa Sâm: Công Dụng Của Loài Sâm Quý Mọc Lên Từ Cát - YouMed
-
Sa Sâm: Công Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng & Liều Dùng
-
Sâm Biển - Loại Cây Nhiều Công Dụng đối Với Sức Khỏe
-
Chuyện Ly Kỳ Về Cây Sâm Biển - Báo Thanh Niên
-
Tác Dụng - Công Dụng Sa Sâm Việt - Sâm Của Người Việt #1
-
"Sâm Cát" - Vị Thuốc Quý, Món Rau Dân Dã - Báo Quảng Ngãi điện Tử
-
Sa Sâm: Dược Liệu Quý Và Những Công Dụng Trị Bệnh
-
Cây Sa Sâm - Tác Dụng Trị Bệnh Và Bài Thuốc Từ Dược Liệu
-
Sa Sâm Là Gì Và Tác Dụng Của Cây Sa Sâm Với Cách Dùng Sa Sâm Hiệu ...
-
Sa Sâm Vị Thuốc Bồi Bổ Sức Khỏe, Tăng Cường Sinh Lý
-
Công Dụng, Cách Dùng Cây Sam Biển
-
Công Dụng, Cách Dùng Sa Sâm Nam - Tra Cứu Dược Liệu
-
TÁC DỤNG CỦA CÁC HOẠT CHẤT QUÝ TRONG SA SÂM VIỆT