Hải Sản Kỵ Gì? Những Vấn Đề Cần Tránh Để Khỏi Chết Người

Hải sản có chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe mọi người, khiến không ít người ngộ độc, dị ứng nặng, thậm chí tử vong sau khi ăn hải sản. Nhưng sẽ có những thứ không được ăn cùng với hải sản. Vậy hải sản kỵ gì? Để đảm bảo chế độ ăn uống thật lành mạnh, khi ăn hải sản bạn cũng nên nên chú ý những nguyên tắc dưới đây nhé.

Những “đại kỵ” cần tránh khi ăn hải sản

Không ăn hải sản vừa uống bia

Điều kiêng kỵ đầu tiên là bia hoặc đồ uống có cồn. Với các cánh mày râu, bia luôn là thức uống giải nhiệt mùa hè yêu thích trong mỗi chuyến du lịch biển cùng với gia đình. Bản thân bia và hải sản khi ăn và uống với số lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng nếu bạn cùng lúc vừa ăn hải sản, vừa uống bia thì có khá nhiều vấn đề cần phải lo lắng đó.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, lượng purine có trong hải sản có thể chuyển hóa thành axit uric trong quá trình trao đổi chất. Việc ăn hải sản và uống bia cùng một lúc sẽ thúc đẩy quá trình hình thành axit này. Khi lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương và các mô mềm dễ dẫn tới chứng gút, viêm xương khớp, mô mềm rất nguy hiểm. Do đó, tốt nhất không nên uống bia trong khi ăn hải sản.

Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn cao

Nếu bạn hỏi ngoài bia ra, hải sản kỵ gì nữa hay không, xin thưa với các bạn rằng là những thực phẩm có tính hàn cao. Bản thân hải sản đã có sẵn tính hàn ở trong đó. Nếu kết hợp cùng với các loại thực phẩm cũng có tính hàn như rau muống, dưa hấu, lê, dưa chuột, hoặc các loại đồ uống lạnh có thể khiến người ăn bị đầy hơi, khó tiêu cực kỳ khó chịu.

Không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C

Những món được chế biến từ tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng, tươi ngon và rất dễ ăn. Nhưng bên trong chúng lại chứa khá nhiều chất asen pentavenlent. Bản thân chất này không hề có hại cho cơ thể. Nhưng nếu bạn ăn hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C thì chúng lại có thể “gây khó dễ” cho cơ thể của bạn. Asen pentavenlent chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi với cá tên là thạch tín) một loại chất cực độc, có thể gây nguy hiểm tính mạng. Chính vì vậy, nếu trong bữa ăn có hải sản, hãy nói KHÔNG với các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt Đà Lạt, súp lơ, cam, đu đủ…

Sau khi ăn hải sản cần tránh điều gì?

Sau khi ăn hải sản hạn chế ăn trái cây tráng miệng

Chúng ta hay thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thu protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Không uống trà sau khi ăn hải sản

Trà là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng và thường nhâm nhi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Nhưng bạn có biết, trà và hải sản lại cực kỳ kỵ nhau. Bởi trong trà có chứa Axit tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi kết tủa Nếu lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể có thể gây nên các bệnh về xương khớp. Do đó chuyên gia khuyến khích rằng chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 giờ đồng hồ trở lên.

Xem thêm: https://canghaisan.com/kham-pha-nhung-mon-an-hai-san-co-the-an-song/

Những điều lưu ý khi ăn hải sản

Không được ăn hải sản khi chưa được nấu chín kỹ

Với hải sản, chúng ta có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó ăn sống, làm gỏi được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên bạn có biết, trong hải sản có chứa lượng lớn vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu nếu vô tình ăn phải? Loài vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới hơn 80 độ C. Chính vì vậy, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến chín kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc là rất cao. Do đó, khi chế biến hải sản, cần phải đun sôi nước tầm 5 – 10 phút để khử trùng sạch sẽ.

Nói không với hải sản đã chế biến từ lâu

Hải sản là nhóm thực phẩm chứ nhiều đạm. Khi chết nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển và ủ bệnh. Với một số loài hải sản như cá thu, cá ngừ, vi khuẩn có thể xâm nhập và biến thịt cá thành chất độc và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải.

Do đó, hãy chắc chắn rằng hải sản bạn ăn đều phải tươi sống. Mọi thứ trong quy trình chế biến đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn hải sản đông lạnh bởi bạn chẳng thể nào biết được chúng được bảo quản ra sao, có đảm bảo hay không.

Không ăn những hải sản vỏ cứng đã chết

Bạn có biết ăn hải sản kiêng kỵ điều gì nhất không? Đó chính là kiêng ăn các loại hải sản có vỏ đã bị chết trước khi chế biến. Bởi vỏ động vật sau khi bị chết có khả năng nhiễm độc cao và xuống cấp protein cao gấp nhiều lần so với thịt ở trong. Thậm chí chúng còn có nguy cơ sản xuất độc tố nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người.

Chẳng hạn như khi cua bị chết, các loại vi khuẩn sẽ phát triển mạnh trong cơ thể chúng, chuyển hóa histidine thành histamine đây là một chất khá nguy hiểm với sức khỏe con người. Cua chết càng lâu thì lượng histamine sẽ sinh ra càng nhiều, khả năng ngộ độc càng cao. Chính vì thế, hãy chọn những loại hải sản còn tươi sống để tránh nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn nhé.

Tới đây, mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, bạn đã có thêm những hiểu biết về việc ăn hải sản kỵ gì, nên tránh gì để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!

Xem thêm: https://canghaisan.com/an-hai-san-co-beo-khong-cach-an-hai-san-khong-beo/

Từ khóa » Chả Cá Kỵ Gì