Hải Sản Là Gì - Các Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Hiệu Quả

HẢI SẢN - SEAFOOD

Hải sản là gì

Hải sản (seafood) nói chung hay hải sản tươi sống nói riêng là các loại động vật biển với nghĩa rộng, trong đó thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại như cá biển, động vật thân mềm như bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu sữa ..., động vật giáp xác như tôm, cua và tôm hùm. Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo. Hải sản được sử dụng làm thức ăn thông dụng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Việc khai thác đánh bắt hải sản hoang dã được tập trung lại thông qua hoạt động đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng hải sản, hay là việc nuôi cá, nuôi tôm biển.

Hải sản và mô hình kinh doanh hải sảnHải sản và mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

Giá trị dinh dưỡng của hải sản

Hải sản là một nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp protein trong khẩu phần ăn cho con người trên khắp thế giới, đặc biệt là cho các cư dân ở các vùng ven biển. Hải sản là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Hải sản không những có hương vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều loại hải sản được dùng làm thực phẩm và được chế biến làm nhiều món ăn, có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn vì vậy hải sản thường có giá cả đắt đỏ do quá trình đánh bắt chăm sóc rất khó khăn với nhiều chi phí.

Hải sản có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng cholesterol trong trứng tôm, cua và các loại hải sản có vỏ cứng tương đối cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol trong cơ thể tăng lên. Các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết, ốc biển, ... có hàm lượng đạm khá cao. Nếu dùng chúng kèm với thức uống là bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể.

Trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài thời gian lắng đọng sẽ làm tổn hại thật sự cho khớp như bệnh gút, là hậu quả nặng nề của rối loạn chuyển hoá chất đạm trong cơ thể.

KINH DOANH HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

Có rất nhiều loại hải sản khác nhau được kinh doanh trên thị trường và sau đây là danh sách các loại hải sản được các cửa hàng hải sản kinh doanh phổ biến:

  1. Các loài tôm, bề bề:
  • Tôm sú sống
  • Tôm hùm bông
  • Tôm hùm xanh baby
  • Bề bề (tôm tít)
  • Bề bề chúa vằn
  • Tôm càng xanh
  • Tôm hùm alaska
  • Tôm mũ ni
  • Tôm hùm Úc
  1. Các loại ngao sò ốc hến:
  • Bào ngư Hàn Quốc
  • Tu hài canada (ốc vòi voi)
  • Ốc mỡ sống
  • Ốc gai sư tử sống
  • Ốc bông sống
  • Ốc len sống
  • Ốc cà na sống
  • Ốc nhảy đỏ sống
  • Ốc tỏi sống
  • Ốc hương sống
  • Ốc móng tay sống
  • Hàu sữa sống
  • Tu hài Quảng Ninh
  • Sò mai sống
  • Ngao vàng sống
  • Ngao hoa sống
  • Sò huyết sống
  • Sò dương sống
  • Sò lông sống
  • Sò méo sống
  • Sò thưng sống
  • Ngao hai cùi sống
  • Sò điệp Nhật Bản
  • Ốc hoàng hậu
  1. Các loại cua biển
  • Cua hoàng đế sống
  • Cua thịt cà mau
  • Cua gạch cà mau
  • Cua siêu gạch Bắc Âu (Nauy)
  • Ghẹ xanh sống
  1. Các loài mực thân mềm
  • Mực ghim trứng
  • Mực trứng câu
  • Mực ống
  • Mực ống câu
  • Mực lá
  • Mực 1 nắng
  • Bạch tuộc maza
  • Bạch tuộc
  1. Các loại cá
  • Cá bống bớp
  • Cá chình đen
  • Cá tầm sapa
  • Cá chim trắng sống
  • Cá mú- cá song sống
  • Cá mặt quỷ sống
  • Cá chình biển
  • Cá nhám - cá mập sữa sống
  • Cá chình hoa biển
  • Cá chép giòn
  • Cá lăng Sông Đà
  • Cá bơn Hàn Quốc
  • Cá trắm giòn
  • Cá bống tượng

MÔ HÌNH KINH DOANH HẢI SẢN

Có nhiều người rất yêu thích kinh doanh hải sản; tuy nhiên để kinh doanh hải sản thành công thì đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau. Trước tiên, chúng ta nên chọn một mô hình kinh doanh hải sản thích hợp với năng lực tài chính và khả năng quản lý của bản thân. Lộc Biển xin gợi ý về một số mô hình kinh doanh hải sản phổ biến như sau:

  1. Kinh doanh hải sản online
  2. Mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống (Offline + Online)
  3. Mở quán ăn hải sản (chuyên cá, chuyên ốc, chuyên cua cà mau, ...)
  4. Mở nhà hàng hải sản Offline
  5. Nhà hàng hải sản Online
  6. Chuyên doanh hải sản nhập khẩu
  7. Chuyên doanh hải sản đông lạnh
  8. Chuyên doanh hải sản khô
  9. Chuyên doanh quán ốc vỉa hè
  10. Chuyên doanh món ăn hải sản chế biến sẵn theo thương hiệu vùng miền (cá kho tộ, cá kho Bá Kiến, cá nướng Thái Bình, ...)

Trong các ý tưởng kinh doanh hải sản nêu trên thì kinh doanh hải sản online là hình thức kinh doanh hải sản phổ biến nhất; vì người kinh doanh không cần vốn, chỉ cần có thời gian và kỹ năng tìm khách hàng Online dựa trên các tài khoản xã hội.

Các cửa hàng hải sản, siêu thị hải sản, nhà cung cấp hải sản tươi sạch ngoài việc kinh doanh Offline thì các đơn hàng Online cũng được xử lý song song. Hải sản tươi ngon luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ, bên cạnh đó là giá cả cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.

Các cách chế biến phổ biến đối với đồ Hải sản

Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì hải sản có mùi tanh, nên điều quan trọng nhất trong việc chế biến hải sản là phải khử được mùi tanh. Tùy thuộc vào từng loại hải sản mà bạn sẽ phải lựa chọn phương pháp chế biến khác nhau.

Cụ thể là:

Hải sản nướng vỉ:

phương pháp này có thể áp dụng đối với mọi loại hải sản. Tuy nhiên, kỹ thuật nướng khác nhau tùy thuộc vào loại hải sản chế biến. Đối với những loại cá nhỏ, ít thịt, mình mỏng như cá chỉ vàng hoặc cá bơn, nên cuộn chúng trong giấy bạc trước khi đặt lên vỉ nướng, để chúng không bị vỡ và rơi ra ngoài. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với các loại hải sản có vỏ như tôm hoặc sò điệp vì chúng có thể lọt qua khe của vỉ nướng. Nướng vỉ đặc biệt thích hợp với các miếng thịt dày và thịt phi lê từ những loại cá lớn như cá hồi, cá kiếm, cá thu, cá mú, cá ngừ, cá mập,...

Hải sản rang:

Rang là phương pháp chế biến hải sản giúp tạo ra một lớp vỏ giòn ở bên ngoài trong khi vẫn giữ được độ ẩm cho thịt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại hải sản cần phải nấu nhanh như sò, điệp, vốn rất dễ bị dai nếu đun nóng quá lâu. Cách chế biến này cũng phù hợp với các loại thịt phi lê cần có lớp vỏ vàng và giòn. Phương pháp rang khá đơn giản, chỉ cần đặt chảo lên bếp và đun nóng rồi cho hải sản vào. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ và lật trở đều tay để món ăn không bị cháy.

Hải sản kho, rim:

Món kho, rim đòi hỏi phải sử dụng thêm một số gia vị đi kèm như dầu ăn, nước dùng, bơ, gia vị, hương liệu, … Phương pháp này chỉ phù hợp với các loại cá có thịt chắc và cứng. Món ăn kho rim hải sản nhờ vậy mà thịt sẽ mềm và có hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon hơn. Những loại cá nhiều thịt như cá hồi, cá bơn rất thích hợp để kho hay rim.

Hải sản nướng hoặc quay bằng lò:

Đây là phương pháp nấu khá đơn giản và tiện lợi cho các món cá, dưới mọi hình thức từ phi lê, thái khúc cho đến nguyên con. Chỉ cần bọc toàn bộ phần hải sản muốn nướng hay quay vào trong giấy bạc (để giữ cho thịt cá vẫn có độ ẩm, không bị bốc hết hơi nước trong quá trình nướng) cùng với những loại gia vị, thảo dược có mùi thơm. Đối với những loại cá có nhiều dầu như cá hồi hoặc cá thu thì không cần sử dụng giấy bạc vì thịt sẽ vẫn còn độ ẩm sau khi nướng. Khi nướng cá nguyên con, có thể dùng thêm khoai tây, cà rốt, hành trang trí xung quanh khay nướng hoặc nhồi vào bụng cá, tương tự như nướng, quay các loại thịt gia cầm.

Hải sản chiên giòn:

Nếu có đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho món chiên giòn, nên chế biến hải sản theo cách này. Món chiên giòn hải sản cần lựa chọn đúng loại bột chiên phù hợp. Hải sản có hương vị khá nhẹ, do đó, cần pha chế bột chiên nhạt, không quá đậm đà, không cho nhiều gia vị hoặc có mùi quá nồng. Nhiều loại hải sản nào cũng có thể chiên giòn nên thái hải sản thành những miếng nhỏ và mỏng để chúng kịp chín trước khi lớp bột bên ngoài bị cháy. Những loại hải sản có vỏ như tôm, sò, điệp và trai cũng là những chọn lựa dành cho các món chiên giòn.

Ở Việt Nam, nguồn lợi hải sản của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực, ngoài cá biển, còn nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, trong đó cá ngừ đại dương là một trong 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

LIÊN HỆ MUA HẢI SẢN LỘC BIỂN

Lộc Biển seafood – Chuyên kinh doanh hải sản tươi sống trong nước và nhập khẩu

  • Điện thoại: 0911.077990 (zalo)

  • Website: www.locbien.com

  • Thời gian phục vụ: Sáng 7h30 - 11h30 - Chiều 13h30 - 18h30

  • Cam kết phục vụ: Giao hàng tận nơi, giá cả cạnh tranh, phục vụ nhiệt tình, chất lượng tươi sống.

  • Đối tượng phục vụ: Khách sạn , nhà hàng, cửa hàng hải sản, bếp ăn trường học, hội nhóm liên hoan tổ chức tiệc hải sản, ... Nhận đóng gói đẹp giúp cá nhân làm quà biếu tặng

Từ khóa » Hải Sản Là Gì