Hàm IF - 10 Hàm Cơ Bản Trong EXCEL (Phần 2) - Công Việt Blogger
Có thể bạn quan tâm
Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu thêm một trong hàm 10 hàm cơ bản trong Excel nữa đó là hàm IF. Với một vài ví dụ đơn giản, hi vọng các bạn sẽ thấy thú vị khi tìm hiểu thêm hàm này!
1. Định nghĩa
Hàm IF là một trong các hàm phổ biến nhất trong Excel, và cho phép bạn so sánh logic giữa một giá trị và những gì bạn mong đợi. Hàm IF nói rằng:
- NẾU (điều gì đó là True, rồi thực hiện điều gì đó, nếu không làm thêm điều gì). Vì vậy câu lệnh IF có thể có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, thứ hai nếu so sánh của bạn là False.
Ta hiểu đơn giản hàm IF là một trong các hàm logic để trả về một giá trị nếu điều kiện đúng và trả về giá trị khác nếu điều kiện sai.
2. Cú pháp
IF(logical_test; value_if_true; [value_if_false])
Tên đối số | Mô tả |
logical_test (Bắt buộc) | Điều kiện bạn muốn kiểm tra. |
value_if_true (Bắt buộc) | Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của logical_test là ĐÚNG. |
value_if_false (Tùy chọn) | Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của logical_test là SAI. |
Ví dụ:
=IF(J8<5000000;”Bình thường”;”Bán gấp”)
Nếu mà tiền (J8) ít hơn 500000 thì giá trị trả về là “Bình thường”, ngược lại (từ 5000000 trở lên) thì giá trị trả về là “Bán gấp”.
3. Tìm hiểu về hàm IF
Bắt đầu viết câu lệnh IF bạn phải hình dung trước kết quả mình muốn khi hàm IF trả về.
Đặt ra câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu đáp ứng điều kiện này, so với những gì xảy ra nếu không.
Các bước thực hiện phải logic, nếu không công thức sẽ không có ý nghĩa.
4. Một vài trường hợp khi dùng hàm IF
Trường hợp kết hợp 2 điều kiện:
Trong biến điều kiện ta kết hợp cả hai dấu “<” và “=” hoặc “>” và “=”.
=IF(I8<=30000;”không ngon”;”ngon”)
Nếu đơn giá (I8) mà nhỏ hơn hoặc bằng 30000 (đ) thì là trả về không ngon, ngược lại (lớn hơn 30000) thì trả về ngon.
Trường hợp kết quả trả về là phép tính:
=IF(H8<=250;I8;I8-5000)
Nếu số lượng (H8) mà nhỏ hơn hoặc bằng 250 (kg) thì giá trị trả về là ô I8, ngược lại (lớn hơn 250) thì giá trị trả về là I8 trừ 5000
=IF(H8<=250;I8;I8/2)
Nếu số lượng (H8) mà nhỏ hơn hoặc bằng 250 (kg) thì giá trị trả về là ô I8, ngược lại (lớn hơn 250) thì giá trị trả về là I8 chia 2
Trường hợp dùng IF kiếm tra ô trống
=IF(ISBLANK(H8); “Hetsee hàng, “Hết hàng” : nếu ô H8 trống, trả về giá trị “còn hàng”, ngược lại trả về giá trị “hết hàng”.
Lưu ý : ISBLANK(<value>) là hàm kiểm tra ô trống.
Trường hợp biến điều kiện là một văn bản
=IF(M8=”Bán gấp”;I8-5000;”giá cũ”)
nếu ô M8 có giá trị đúng là “Bán gấp” thì ô N8 nhận được giá trị là giá trị ô I8 trừ 5000, ngược lại N8 sẽ nhận giá trị là “giá cũ”
Trường hợp hàm IF lồng nhau
=IF(M8=”Bán gấp”;IF(I8<=30000;I8-3000;I8-6000);”giá cũ”)
so sánh giá trị ô M8 với “Bán gấp” sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp :
+ nếu đúng ta lại so sánh tiếp giá trị ô I8 : nếu I8 lớn hơn hoặc bằng 30000 thì giá trị trả về là I8 trừ 3000, ngược lại I8 nhỏ hơn 30000 thì giá trị trả về là I8-6000.
+ nếu sai ta thì nhận luôn giá trị là “giá cũ.”
- Hàm SUM – 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 1)
- Hàm LOOKUP – 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)
- Hàm VLOOKUP – 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 4)
Kết luận
Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của CongVietBlog để xem các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm thấy CongVietBlog trên Facebook.
5 1 đánh giá Đánh giáTừ khóa » Công Thức If Lớn Hơn Hoặc Bằng Trong Excel
-
Sử Dụng Các Hàm IF Với AND, OR Và NOT - Microsoft Support
-
Hàm IF – Các Công Thức được Kết Hợp Với Nhau Và Tránh Các Rắc Rối
-
Tạo Công Thức Có điều Kiện - Microsoft Support
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel, Có Ví Dụ Hướng Dẫn Cụ Thể
-
Hàm IF Trong Excel | Cách Sử Dụng Hàm IF Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
-
Hàm IF Trong Excel: Cách Dùng, Có Ví Dụ đơn Giản Dễ Hiểu
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel Cực đơn Giản Và đạt Hiệu Quả Cao
-
Làm Thế Nào để Kiểm Tra Xem Thời Gian Lớn Hơn Hoặc ... - ExtendOffice
-
Sử Dụng Hàm IF Trong Excel Với điều Kiện Là Chữ Và Số Như Thế Nào?
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel
-
Cách Dùng Hàm IF Nhiều điều Kiện: AND, OR, Hàm IF Lồng Nhau Và ...
-
Bài 15: Khai Thác Sức Mạnh Của Hàm IF Trong Excel
-
Đây Là Những Hàm Cơ Bản Nhất Trong Excel Mà Bạn Cần Nắm Rõ
-
Chương 2: Hàm If Trong Excel - Tân Đức ITS