HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE ...

Quy tắc xuất xứ Hàm lượng giá trị khu vực RVC là một trong những quy tắc cơ bản của việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu. Vậy tại sao quy tắc xuất xứ thuần tuý RVC lại thường đề cập trong các quy định về xuất xứ hay trong các hiệp định thương mại? Để giải đáp thắc mắc này, công ty Giao nhận quốc tế Rồng Biển xin cùng mọi người tìm hiểu nhé!

HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE CONTENT LÀ GÌ?

Hàm lượng giá trị khu vực RVC được viết tắt từ Regional Value Content, được biết đến là tỷ lệ đóng góp vào giá trị hàng hoá của các nước thành viên trong một hiệp định thương mại tự do (FTA). Có thể hiểu dễ hơn hàm lượng giá trị khu vực RVC là ngưỡng (được tính theo tỷ lệ %) mà hàng hoá xuất khẩu phải đạt được để có thể được xem là có xuất xứ.

Ngưỡng RVC sẽ thay đổi tuỳ vào các FTA và các mặt hàng khác nhau, thông thường là RVC 40%. Trong Hiệp định thương mại tự do Asean - Ấn Độ (AIFTA) thì RVC thường là 35%, trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) thì RVC thường là 40%. Ngoài ra, trong một số mặt hàng thì lượng RVC có thể khác nhau. Ví dụ như trong hiệp định thương mại hàng hoá Asean, mặt hàng Dụng cụ cắt tóc (HS 8510.30) có yêu cầu RVC 40% hoặc CTSH+RVC 35%.

HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE CONTENT 02

CÁCH TÍNH HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC

RVC có hai cách tính: cách tính trực tiếp và cách tính gián tiếp

Cách tính trực tiếp

HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE CONTENT 03

Cách tính gián tiếp

HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE CONTENT 04

Hầu hết các FTA hướng tới việc thuận lợi hoá thương mại và cho phép nhà xuất khẩu sử dụng cả hai cách tính trên. Hiện tại chỉ còn một số FTA như hiệp định thương mại ACFTA bắt buộc nhà xuất khẩu phải tính theo cách tính gián tiếp. Cách tính gián tiếp được tính trên trị giá thành phẩm FOB trừ đi các yếu tố không có xuất xứ trong FTA. Với cách tính này, nhà xuất khẩu có thể giấu đi các yếu tố như chi phí nguyên liệu có xuất xứ FTA, chi phí nhân công hay lợi nhuận… nên cách tính RVC gián tiếp thường được các nhà xuất khẩu sử dụng nhiều hơn là cách tính RVC trực tiếp.

Tuy nhiên ở một số hiệp định thương mại tiến bộ như CPTPP, thì ngưỡng hàm lượng giá trị khu vực RVC có khác nhau giữa hai cách tính. Ví dụ như nếu cách tính trực tiếp thì RVC sẽ là 40% hoặc 45%, còn nếu sử dụng cách tính gián tiếp thì RVC sẽ là 50% hoặc 55%. Thông thường mức chênh lệnh giữa hai cách tính này là 10%.

BẢNG KÊ HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC

Bảng kê hàm lượng giá trị khu vực RVC là một trong những chứng từ bắt buộc phải cung cấp cho cơ quan cấp CO khi nhà xuất khẩu muốn xin giấy chứng nhận xuất xứ theo tiêu chí RVC. Bảng kê hàm lượng giá trị khu vực RVC sẽ thể hiện nhiều tiêu chí hơn so với các tiêu chí khác nên nhà xuất khẩu phải kê khai chi tiết, cẩn thận và đầy đủ. Dưới đây là Bảng kê hàm lượng giá trị khu vực RVC thông dụng được sử dụng hiện nay.

HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE CONTENT 05

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Long – 090 262 0898 để được tư vấn.

Từ khóa » Cách Tính Rvc