Hàm Lượng Nicotin Tối đa Có Trong Một điếu Thuốc Lá Là Bao Nhiêu?

Theo tôi được biết, đối với quy trình sản xuất thuốc lá điếu hiện nay, Nhà nước đã đề ra những quy định rất nghiêm ngặt. Vì doanh nghiệp tôi cũng đang muốn sản xuất thuốc lá điếu nên muốn tìm hiểu những quy định liên quan. Có thể cho tôi biết hàm lượng Nicotin tối đa có trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu? Có thể sử dụng chất phụ gia trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu hay không? Đặt biệt đối với nhãn của thuốc lá điếu cần đáp ứng những yêu cầu gì? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Hàm lượng Nicotin tối đa có trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?
  • Có thể sử dụng chất phụ gia trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu hay không?
  • Việc ghi nhãn thuốc lá điếu cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Hàm lượng Nicotin tối đa có trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT đối với thuốc lá điếu, hàm lượng tối đa nhựa thuốc là nicotin trong thuốc lá điếu được quy định như sau:

"1. Hàm lượng tối đa nhựa thuốc lá (Tar) và Nicotin trong thuốc lá điếu
Hàm lượng tối đa Tar và Nicotin trong khói một (01) điếu thuốc lá được quy định như sau:
- Hàm lượng Tar: 16,0 (mg/khói 1 điếu thuốc lá);
- Hàm lượng Nicotin: 1,4 (mg/khói 1 điếu thuốc lá)."

Như vậy, trong khói một điếu thuốc lá có hàm lượng Nicotin tối đa là 1,4 md/khói 1 điếu thuốc lá.

Sản xuát thuốc lá điếu

Sản xuát thuốc lá điếu

Có thể sử dụng chất phụ gia trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu hay không?

Việc sử dụng phụ gia trong sản xuất thuốc lá điếu được quy định cụ thể tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT đối với thuốc lá điếu như sau:

"2. Sử dụng phụ gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong sản xuất thuốc lá điếu
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu tại Việt Nam phải kê khai đầy đủ tên phụ gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong quá trình sản xuất, chế biến thuốc lá điếu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền."

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tổ chức, cá nhân có thể sử dụng chất phụ gia trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu tại Việt Nam với điều kiện phải kê khai đầy đủ tên phụ gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong quá trình sản xuất, chế biến thuốc lá điếu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Việc ghi nhãn thuốc lá điếu cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT đối với thuốc lá điếu, yêu cầu về ghi nhãn thuốc lá điếu cụ thể như sau:

"3. Yêu cầu về ghi nhãn thuốc lá điếu
Việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá điếu phải thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Công Thương về Hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá."

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BYT-BCT, yêu cầu về ghi nhãn và thông tin về cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định cụ thể như sau:

"Điều 3. Yêu cầu về ghi nhãn trên bao bì thuốc lá
1. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá phải được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và các quy định của Thông tư liên tịch này.
2. Nhãn thuốc lá phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá (đối với thuốc lá nhập khẩu);
d) Định lượng của hàng hóa;
đ) Cảnh báo sức khỏe;
e) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch.
g) Ngày sản xuất; ngày hết hạn sử dụng.
3. Nhãn thuốc lá phải được ghi bằng tiếng Việt, không được sử dụng các hình thức hoặc từ ngữ tạo cho người tiêu dùng hiểu sai về tính chất, tác động của thuốc lá đối với sức khỏe như: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc cách hiểu tương tự làm cho người tiêu dùng hiểu sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn sản phẩm thuốc lá khác, trừ trường hợp các từ, cụm từ trên là một phần của nhãn hiệu thuốc lá đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực."
"Điều 4. Yêu cầu về cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Mẫu cảnh báo sức khoẻ:
Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Cảnh báo sức khỏe phải bảo đảm được in rõ nét và dễ nhìn.
2. Vị trí in cảnh báo sức khỏe:
a) Cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá và phải bảo đảm không bị che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật liệu, hình ảnh, thông tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thuốc lá có nhiều bao bì thì cảnh báo sức khỏe phải được in trên tất cả bao bì theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
Trường hợp bao bì thuốc lá có sử dụng bao bọc ngoài thì bao bọc ngoài phải trong suốt, không màu và không làm che lấp cảnh báo sức khỏe, trừ trường hợp bao bọc ngoài có in logo chống hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Thông tư liên tịch này được ban hành.
b) Cảnh báo sức khoẻ phải được in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc lá.
3. Diện tích in cảnh báo sức khỏe:
Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá.
4. Màu sắc của cảnh báo sức khỏe:
Cảnh báo sức khỏe phải được in từ 4 màu cơ bản trở lên, độ phân giải khi in không được dưới 300DPI (dot per inch).
5. Sử dụng luân phiên các mẫu cảnh báo sức khỏe:
a) Mỗi loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá phải in trên bao bì thuốc lá một trong 06 mẫu cảnh báo sức khỏe quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Các loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá, các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của một nhà sản xuất phải in các mẫu cảnh báo sức khỏe khác nhau. Trường hợp một nhãn hiệu thuốc lá có trên 06 loại sản phẩm, một nhà sản xuất có trên 06 nhãn hiệu thuốc lá thì phải in đồng thời đủ 06 mẫu cảnh báo sức khỏe.
b) Mẫu cảnh báo sức khỏe của mỗi loại sản phẩm thuốc lá phải được thay đổi định kỳ 02 năm một lần."

Như vậy, đối với hoạt động sản xuất thuốc lá điếu tại Việt Nam. pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về kỹ thuật như hàm lượng nhựa và nicotin tối đá trong 1 điếu thuốc lá; việc sử dụng phụ gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong sản xuất thuốc lá điếu và các yêu cầu về ghi nhãn thuốc lá điếu.

Từ khóa » Hàm Lượng Nicotin Trong Thuốc Lá Là Bao Nhiêu