Hàm NPV Trong Excel. - Đào Tạo Tin Học KEY
Có thể bạn quan tâm
Hàm NPV trong excel:
Hàm NPV() Tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu với các khoản chi trả (hoặc thu nhập) theo những kỳ hạn đều đặn. Nếu các kỳ hạn không đều đặn, dùng hàm XNPV(). Hàm này thường được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn. Nếu kết quả của NPV() ≥ 0 thì dự án mang tính khả thi; còn ngược lại, nếu kết quả của NPV() < 0 thì dự án không mang tính khả thi.
Cú pháp: = NPV(rate, value1, value2, ...)
Rate : Tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư (suốt thời gian thực hiện dự án chẳng hạn). Tỷ suất này có thể thể hiện tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất đầu tư lạm phát. Value1, value2, ... : Các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ hạn của khoản đầu tư. Có thể dùng từ 1 đến 254 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này chỉ là 29)
- Các trị value1, value2, ... phải cách đều nhau về thời gian và phải xuất hiện ở cuối mỗi kỳ. - NPV() sử dụng thứ tự các giá trị value1, value2, ... như là thứ tự lưu động tiền mặt. Do đó cần cẩn thận để các thứ tự chi trả hoặc thu nhập luôn được nhập đúng. - Nếu value1, value2, ... là ô rỗng, sẽ được xem như = 0; những giá trị logic, hoặc các chuỗi thể hiện số liệu cũng sẽ được sử dụng với giá trị của nó; riêng các đối số là các giá trị lỗi, hay text, hoặc không thể dịch thành số, thì sẽ được bỏ qua. - Nếu value1, value2, ... là các mảng hoặc tham chiếu, thì chỉ có các giá trị số bên trong các mảng hoặc tham chiếu mới được sử dụng để tính toán; còn các ô rỗng, các giá trị logic, text hoặc các giá trị lỗi đều sẽ bị bỏ qua.
Lưu ý:
· NPV() chỉ tính toán với kỳ bắt đầu vào trước ngày của lưu động tiền mặt value1 và kết thúc bằng lưu động tiền mặt cuối cùng trong sanh sách. Việc tính toán của NPV() dựa trên cơ sở lưu động tiền mặt kỳ hạn, do đó, nếu lưu động tiền mặt đầu tiên xuất hiện ở đầu kỳ thứ nhất (vốn ban đầu chẳng hạn), thì nó phải được cộng thêm vào kết quả của hàm NPV(), chứ không được xem là đối số value1.
· Nếu coi n là số lưu động tiền mặt trong danh sách các value, thì hàm NPV() tính toán theo công thức sau đây:
· Hàm NPV() cũng làm việc tương tự hàm PV(), là hàm tính giá trị hiện tại, chỉ khác là PV() cho phép các lưu động tiền mặt được bắt đầu ở đầu kỳ hay ở cuối kỳ cũng được, còn NPV() thì các lưu động tiền mặt luôn ở cuối kỳ; và các lưu động tiền mặt trong hàm PV() thì không thay đổi trong suốt thời gian đầu tư, nhưng các lưu động tiền mặt trong hàm NPV() thì có thể thay đổi.
· Hàm NPV() có liên quan mật thiết với hàm IRR(), là hàm tính tỷ suất lưu hành nội bộ, hay tỷ suất hoàn vốn nội bộ, hoặc còn gọi là hàm tính lợi suất nội hàm. IRR() là lợi suất nội hàm mà ở đó NPV() bằng 0: NPV(IRR(...), ...) = 0
Ví dụ:
· Tính NPV cho một dự án đầu tư có vốn ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu hằng năm là 0,5 tỷ, chi phí hằng năm là 0,2 tỷ, thời gian thực hiện là 4 năm, với lãi suất chiết khấu là 8%/năm ?
Vốn ban đầu 1 tỷ đồng có trước khi có doanh thu của năm thứ nhất, nên sẽ không tính vào công thức. Và do đây là vốn bỏ ra, nên nó sẽ thể hiện là số âm. Giá trị lưu động tiền mặt sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí, bằng 0,3 tỷ, là một số dương. Theo đề bài này, value1 = value2 = value3 = value4 = 0.3
= NPV(8%, 0.3, 0.3, 0.3, 0.3) - 1 = -0.006
Do NPV < 0 nên dự án theo đề bài cho ra là không khả thi.
· Tính NPV cho một dự án đầu tư có vốn ban đầu là $40,000, lãi suất chiết khấu là 8%/năm, doanh thu trong 5 năm đầu lần lượt là $8,000, $9,200, $10,000, $12,000 và $14,500, đến năm thứ sáu thì lỗ $9,000 ?
Hiện giá ròng (NPV) của dự án nói trên trong 5 năm đầu là khả thi vì:
= NPV(8%, 8000, 9200, 10000, 12000, 14500) - 40000 = 1,922.06 > 0
Nhưng đến năm thứ sáu thì lại mất tính khả thi vì:
= NPV(8%, 8000, 9200, 10000, 12000, 14500, -9000) - 40000 = -3,749.47 > 0
· Tính NPV cho một dự án đầu tư 4 năm có chi phí ban đầu là $10,000 tính từ ngày hôm nay, lãi suất chiết khấu là 10%/năm, doanh thu trong 3 năm tiếp theo lần lượt là $3,000, $4,200, và $6,800 ?
Hiện giá ròng (NPV) của dự án nói trên là khả thi vì:
= NPV(10%, -10000, 3000, 4200, 6800) = 1,188.44 > 0
Ở đây, giá trị ban đầu $10,000 được xem là chi phí thứ nhất vì việc chi trả xảy ra vào cuối kỳ thứ nhất.
nguồn : giaiphapexcel
Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:
Khóa học kế toán ngắn hạn
Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM
Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế
Đăng nhận xét - bình luận Từ khóa tìm kiếm ham npv ham tai chinh npv ham npv trong excel ke toan excel ham excel cong thuc excel trong ke toan ham excel thong dung ham thong ke trong ke toan excel hoc ke toan hoc ke toan o tan phu ham tai chinh trong excel khoa hoc ke toan ngan han o tan phu khoa hoc ke toan ngan hanTừ khóa » Cách Tính Npv Của Dự án Bang Excel
-
Cách Tính NPV Trong Excel - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính NPV Và IRR Trong Excel
-
NPV (Hàm NPV) - Microsoft Support
-
Chỉ Số NPV Là Gì? Hướng Dẫn Tính NPV Trong Excel Qua Ví Dụ Cụ Thể
-
Hàm NPV Trong Excel - Hàm Tính Giá Trị Hiện Tại Ròng - Tinhocmos
-
Cách Tính Giá Trị Hiện Tại Thuần (Net Present Value - NPV) Trong Excel
-
Bài Tập Tính Npv Trong Excel
-
Cách để Tính NPV Trong Excel - WikiHow
-
Cách Dùng Hàm NPV Trong Excel - YouTube
-
Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính NPV Và ... - Chuyên Trang Microsoft
-
Hàm NPV Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính NPV Trong Excel
-
Hướng Dẫn Cách Lập Dự Toán, Tính Vốn Vốn NPV Và IRR Trong ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Bài Tập Tính NPV Trên Excel Môn Kinh Tế đầu Tư ...
-
Tính Công Thức NPV Và XNPV Sử Dụng Excel - 2022 - Talkin Go Money