Hàm Số Lượng Giác Cơ Bản (tanx Và Cotx)
Hàm số lượng giác cơ bản
A. Lý thuyết
I. Hàm số tanx
- Định nghĩa: \[\tan x=\frac{\sin x}{\cos x}\].
- Tập xác định: \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}\].
- Tập giá trị \[\mathbb{R}\].
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \[\pi \].
- y=tanx là hàm số lẻ, đoò thị hàm số nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng và nhận \[x=\frac{\pi }{2}+k\pi \] là tiệm cận đứng.
II. Hàm số cot
- Định nghĩa: \[\cot \text{x}=\frac{\cos x}{\sin x}\].
- Tập xác định: \[\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}\].
- Tập giá trị R.
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \[\pi \] .
- y=cotx là hàm số lẻ, đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng và nhận mỗi đường thẳng \[x=k\pi \] làm tiệm cận đứng.
B. Bài tập
I. Bài tập minh họa
Câu 1: Hàm số \[y=\tan \left( \frac{x}{2}-\frac{\pi }{4} \right)\] có tập xác định là A. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k2\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}\] B. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}\] C. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{3\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}\] D. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{3\pi }{2}+k2\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}\]
|
Lời giải: Chọn D.
Theo lý thuyết, tập xác định là \[\frac{x}{2}-\frac{\pi }{4}\ne \frac{\pi }{2}+k\pi \Leftrightarrow \frac{x}{2}\ne \frac{3\pi }{4}+k\pi \Leftrightarrow x\ne \frac{3\pi }{2}+k2\pi \].
Câu 2: Tập xác định hàm số \[y=\cot \left( 2\text{x}-\frac{\pi }{3} \right)+2\]. A. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{6}+k\frac{\pi }{2} \right\}\] B. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{2}+k\frac{\pi }{2} \right\}\] C. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{3}+k\frac{\pi }{2} \right\}\] D. \[\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2} \right\}\]
|
Lời giải: Chọn A.
\[2\text{x}-\frac{\pi }{3}\ne k\pi \Leftrightarrow x\ne \frac{\pi }{6}+k\frac{\pi }{2}\].
Câu 3: Hàm số \[y=\frac{\tan 3\text{x}}{{{\sin }^{3}}x}\] là hàm số? A. Hàm chẵn B. Hàm lẻ C. Hàm không chẵn, lẻ D. Xác định trên R
|
Lời giải: Chọn A.
\[f\left( -x \right)=\frac{\tan \left( -3\text{x} \right)}{{{\sin }^{3}}\left( -x \right)}=\frac{\tan 3\text{x}}{{{\sin }^{3}}x}=f\left( x \right)\]. Vậy y là hàm số chẵn.
Câu 4: Hàm số nào sau đây có giá trị lớn nhất bằng 2 A. y=tanx-cotx B. y=2tanx C. \[y=\sqrt{2}\left( \cos x-\sin x \right)\] D. \[y=\sin \left( 16x \right)\]
|
Lời giải: Chọn C.
\[y=\sqrt{2}\left( \cos x-\sin x \right)\le \sqrt{2}.\sqrt{2}=2\].
Câu 5: Đồ thị sau là của hàm số nào?
A. \[y=\tan \left( \frac{x}{2} \right)\] B. \[y=\cot \left( \frac{x}{2} \right)\] C. \[y=\cot \left( \frac{3x}{2} \right)\] D. y=tanx
|
Lời giải: Chọn A.
Nhìn dáng đồ thị theo lý thuyết đây là hàm số tan, nên loại B, C. Quan sát đồ thị ta thấy được chu kì của hàm số là \[2\pi \] .Nên A là đáp án đúng.
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tập xác định của hàm số y=cotx+tanx là
A. B.
C. \[\left\{ x\in \mathbb{R}|x\ne k\frac{\pi }{4} \right\}\] D. \[\left\{ x\in \mathbb{R}|x\ne k\frac{\pi }{2} \right\}\]
Câu 2: Tập xác định của hàm số \[y=\cot \text{x+}\frac{1}{{{\cos }^{2}}x}\] là:
Câu 3: Chu kì hàm số \[y=\cot x+\cot \frac{x}{2}+\cot \frac{x}{3}\] là
A. \[T=2\pi \] B. \[T=6\pi \] C. \[T=8\pi \] D. \[T=10\pi \]
Câu 4: Chu kì hàm số \[y=\cos \pi x+tan\frac{x}{\pi }\].
A. \[T=2\pi \] B. \[T=6\pi \] C. \[T=8\pi \] D. Không có chu kì
Câu 5: Hàm số nào sau đây là hàm số lẻ
A. y=|tanx| B. y=cot3x C. y=tan2x.sinx D. y=cosx
Câu 6: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số y=3-tanx trên đoạn \[\left[ -\frac{\pi }{4};\frac{\pi }{3} \right]\]
A. \[3-\sqrt{3}\] B. 1 C. 2 D. 3
Câu 7: Hàm số y=tan16x đồng biến trên khoảng nào?
A. \[\left( -\frac{\pi }{32}+k\frac{\pi }{16};\frac{\pi }{32}+k\frac{\pi }{16} \right)\] B. \[\left( -\frac{\pi }{32}+k\frac{\pi }{4};\frac{\pi }{32}+k\frac{\pi }{4} \right)\]
C. \[\left( -\frac{\pi }{32}+k\frac{3\pi }{4};\frac{\pi }{32}+k\frac{3\pi }{4} \right)\] D. \[\left( -\frac{\pi }{2}+k\frac{3\pi }{4};\frac{\pi }{2}+k\frac{3\pi }{4} \right)\]
Câu 8: Đồ thị sau là của hàm số nào?
A. y=cotx B. y=cosx C. y=sinx D. y=|tanx|
Câu 9: Tìm tập xác định hàm số \[y=\frac{3\tan x-5}{1-{{\sin }^{2}}x}\].
Câu 10: Chu kì hàm số y=tanx+tan2x+cotx+cot3x
A. \[T=\pi \] B. \[T=2\pi \] C. \[T=9\pi \] D. \[T=12\pi \]
Đáp án bài tập tự luyện
Bài viết gợi ý:
1. Trắc Nghiệm Đạo Hàm Lượng Giác
2. Trắc Nghiệm Đạo Hàm
3. Định nghĩa đạo hàm
4. Trắc Nghiệm Chương Dãy Số
5. Nhị thức Newton
6. Trắc Nghiệm Tổ Hợp Và Xác Suất
7. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx
Từ khóa » đk Của Tan
-
điều Kiện để Tan Và Cot Xác định Là Gì ạ, Câu Này Em Chọn Theo Cảm Tính
-
Cách Tìm Tập Xác định Của Hàm Số Lượng Giác
-
Các Công Thức Lượng Giác Toán 10 Đầy Đủ Nhất - Kiến Guru
-
Tập Xác định Của Hàm Số \(y = \tan X\) - Hoc247
-
[LỜI GIẢI] Tập Xác định Của Hàm Số Y=tan X Là - Tự Học 365
-
Nghiệm Của Các Phương Trình Lượng Giác đặc Biệt
-
điều Kiện Hàm Lượng Giác Cơ Bản Tan, Cot - HOCMAI Forum
-
Phương Trình Lượng Giác Và Công Thức Nghiệm ... - DINHNGHIA.VN
-
Tìm điều Kiện Xác định Của Hàm Số Y = Tan X + Cot X
-
Tìm Tập Xác định Của Hàm Số Y = Tan(x + π/3) - Toán Học Lớp 11 - Lazi
-
Y = Tan(x - π/6). Giải Phương Trình Lượng Giác: 2sin2x + √3 = 0; Sinx
-
Cách Tính Nguyên Hàm Tanx Và Bài Tập Áp Dụng - Marathon