Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi? 6 Cách Chăm Giúp Bé Nhanh Khỏi Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bé nhà mình bị hăm tã khiến mẹ lo lắng, không biết hăm tã bao lâu thì khỏi, làm sao để con khỏi nhanh nhất? Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Hăm tã sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc bé giảm hăm tã đúng cách đó ạ! Để hiểu rõ về da con và cách chăm sóc giúp con giảm hăm tã khỏi nhanh, mẹ tham khảo bài viết sau nhé!
Mục lục
- 1. Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ hăm của bé
- 2. Biến chứng hăm tã khiến bé lâu khỏi hơn
- 3. 6 cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp bé nhanh khỏi nhất
- 3.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ
- 3.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần
- 3.3. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho trẻ
- 3.4. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút để ngừa hăm tối đa
- 3.5. Chọn kích thước tã phù hợp với bé
- 3.6. Sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da hoặc bôi kem hăm tã
- 4. Khi nào mẹ nên đưa bé bị hăm đến khám bác sĩ
1. Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ hăm của bé
Với từng mức độ và cách chăm sóc bé bị hăm tã khác nhau, thời gian khỏi hăm tã mỗi bé sẽ khác nhau. Mẹ chỉ cần quan sát kỹ biểu hiện của con sẽ biết con đang ở cấp độ hăm nào, từ đó áng chừng được thời gian con khỏi đó ạ!
Chi tiết về dấu hiệu của từng cấp độ hăm để mẹ nhận biết đây ạ:
Cấp độ 1 – Nhẹ: Vùng da mặc tã có màu hồng với diện tích nhỏ, chỉ khoảng đốt ngón tay, khô ráo, không ẩm ướt. Mẹ sờ tay vào sẽ thấy hơi ấm ấm. Với cấp độ 1, hăm tã bao lâu thì khỏi? Nếu mẹ chăm sóc đúng cách và dùng xịt xử lý hăm cho bé, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.
Cấp độ 2 – Nhẹ: So với cấp độ 1, các dấu hiệu trẻ hăm tã ở cấp độ này rõ ràng hơn nhiều đó ạ. Vùng da bị hăm ửng đỏ với diện tích rộng hơn khoảng 2 – 3 ngón tay mẹ. Lúc này, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy (bé gãi) hoặc rát (bé đau, khóc khi mẹ chạm vào). Mẹ chăm đúng cách kết hợp sử dụng xịt hăm tã, bé sẽ khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày.
Nhiều mẹ hay có thói quen dùng phấn rôm để trị hăm tã cho bé, tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo không nên dùng phân rôm trị hăm tã vì thế mẹ cần lưu ý điều này.
Cấp độ 3 – Trung bình: Ở giai đoạn này, vùng hăm có màu đỏ đậm, mụn li ti xuất hiện dày đặc. Khi mẹ tắm, vệ sinh hoặc thay tã quần, bé có thể khóc hoặc không hợp tác vì đau và khó chịu. Nếu mẹ chăm sóc đúng cách kết hợp sử dụng xịt hăm tã, bé sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày để tránh tình trạng bé bị hăm tã nặng hơn nữa.
Cấp độ 4 – nặng: Vùng da hăm tã nổi mụn sần sùi đỏ rực, dày đặc bắt đầu xuất hiện mụn mủ lác đác. Bé bị đau, hay quấy khóc, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc chạm vào vùng da hăm. Bên cạnh đó, bé còn có thể sẽ bỏ bú, bỏ ăn và mất ngủ. Giai đoạn trẻ hăm tã nặng này da bé đã bị nhiễm khuẩn, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để kết hợp dùng thuốc, bé sẽ khỏi sau 10 – 15 ngày.
Cấp độ 5 – Nghiêm trọng: Đây là giai đoạn bé hăm tã nặng nhất, vùng da hăm lan rộng, sưng phù nề, các mụn mủ vỡ ra gây loét rất đau. Do da bị viêm, nhiễm khuẩn nên bé còn có thể bị sốt, mệt mỏi và quấy khóc dữ dội khi mẹ vô tình đụng vào.
Nếu bé ở mức độ này chắc hẳn mẹ sẽ rất lo lắng không biết hăm tã bao lâu thì khỏi, nếu được thăm khám kịp thời, áp dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, bé bị hăm tã nặng có thể khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng.
Mẹ đọc thêm: Hăm tã có nguy hiểm không? 3 Vấn đề có thể gặp
2. Biến chứng hăm tã khiến bé lâu khỏi hơn
Bé hăm tã nặng (mức độ 4, 5) không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn. Dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ khiến bé lâu khỏi hơn, mẹ cũng xót xa hơn biết bao khi thấy con chịu đau đớn.
Một số biến chứng của hăm tã nặng có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn trên da: Do vùng da bị hăm có vết thương hở (do mụn nước vỡ ra), vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, sinh sôi phát triển gây nhiễm khuẩn da. Da bé bị lở loét, sưng phù nề, thậm chí có mủ nước chảy.
- Viêm da bã tiết: Hăm tã kéo dài làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da, đồng thời da viêm, khô kéo dài dẫn đến tình trạng viêm da bã tiết. Viêm da bã tiết khiến bé bị bong tróc da, khó chịu. Vấn đề này rất lâu khỏi, phải điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Nhiễm nấm Candida: Môi trường hăm tã ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là nấm do chủng Candida. Vùng da bị hăm lúc này ngứa ngáy, khó chịu và có những mảng trắng xuất hiện.
Xem thêm: 4 Cách xử lý bé bị hăm tã nổi mụn “dứt điểm” 100% không lo tái phát
3. 6 cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp bé nhanh khỏi nhất
Chắc hẳn đây là vấn đề mẹ quan tâm nhất rồi. Làm sao để con nhanh khỏi nhất, mà vẫn đảm bảo an toàn? Không quá phức tạp đâu, mẹ hoàn toàn có thể tự làm được. Góc của mẹ tổng hợp 6 “bí kíp” đánh tan nỗi lo hăm tã dưới đây:
3.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ
Phân, nước tiểu, mồ hôi cùng không gian bí bách do mặc tã là lý do khiến bé bị hăm. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã để loại bỏ các tác nhân này, giữ da bé khô thoáng, sạch sẽ và nhanh hỏi hơn.
Lưu ý: Vệ sinh vùng da mặc tã của bé cả lúc tắm, trước mỗi lần mặc bỉm và sau khi bé đi nặng nữa mẹ nhé!
Vệ sinh vùng da bị hăm cho bé như thế nào? Mẹ tham khảo 2 cách sau đây:
- Vệ sinh bằng nước ấm: Dùng 2 – 3 chiếc khăn khô đa năng, lần lượt nhúng vào nước sau đó vắt ráo và vệ sinh cho bé.
- Sử dụng khăn ướt: Khăn ướt đã chứa thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn ngừa hăm, dưỡng ẩm da bé nên mẹ chỉ cần rút khăn ra và vệ sinh cho bé ngay. Cách này vừa hiệu quả, vừa nhanh hơn so với cách vệ sinh bằng nước ấm.
3.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần
Tã không được thay trong thời gian dài không chỉ gây tràn mà còn khiến vi khuẩn sinh sôi gây mẩn đỏ và hầm bí. Vì vậy, mẹ thay tã cho bé sau khoảng 3 – 4h/lần ngay cả khi tã còn sạch. Nếu thấy bé ị, mẹ thay tã “ngay và luôn” tránh để da bé tiếp xúc với phân mẹ nhé!
Lưu ý nhỏ cho mẹ! Trước khi thay tã mới, mẹ làm sạch vùng da mặc tã, đợi da con khô rồi mới mặc tã mới tránh da con bị bí hơi.
3.3. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho trẻ
Mẹ có nhớ mỗi lần đứt tay hay có vết thương hở trên da, việc băng bó hoặc dùng băng dán khiến vùng da đó ẩm ướt và lâu lành hơn? Vùng da hăm tã của con cũng vậy đó ạ!
Da ẩm, bí bách tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, mẹ giảm tối đa thời gian mặc tã cho con, giúp mông con được thở, khô thoáng để nhanh khỏi nhất mẹ nhé! Có như vậy, bé mới có thể giảm hăm tã nhanh.
Với bé hăm tã cấp độ 1, 2, 3, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới. Với bé hăm tã cấp độ 4, 5, mẹ chỉ đóng bỉm vào buổi đêm, hạn chế tối đa việc mặc bỉm cho bé vào ban ngày.
3.4. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút để ngừa hăm tối đa
Làm thế nào để việc sử dụng tã không ảnh hưởng tiêu cực đến vùng da bị hăm của con? “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! 3 lưu ý sau sẽ giúp mẹ chọn được tã “chuẩn xịn” cho con:
- Tã thấm hút và giữ nước tốt: Mẹ chỉ cần chọn loại tã chứa nhiều hạt SAP! Nguyên nhân do loại hạt này có khả năng thấm hút tốt (giữ nước gấp khoảng 30 lần trọng lượng của chúng). Sau khi giữ nước, chúng chuyển thành dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược lại.
- Bề mặt bỉm nhiều rãnh thoát khí: Càng nhiều khe rãnh trên bề mặt thì chất lỏng càng được thấm hút nhanh hơn, hạn chế da con chạm vào chất lỏng, dẫn đến hăm và mẩn đỏ.
- Lớp đáy thoát khí: Không khí nóng ẩm bên trong bỉm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến bé bị hăm nặng hơn. Vì thế, bỉm cần cần được thoát khí liên tục thông qua lớp đáy.
3.5. Chọn kích thước tã phù hợp với bé
Tã chật có thể gây cọ xát giữa bề mặt tã và da, khiến da bé dễ bị tổn thương và trầy xước. Ngoài ra, khi mặc tã chật, vùng da mặc tã của bé dễ hầm bí khiến hăm tã nặng hơn. Vì vậy, mẹ chú ý sử dụng tã có kích thước phù hợp với bé để bé nhanh khỏi nhất.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
- Mỗi thương hiệu có bảng size tã theo cân nặng giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn tã cho con. Mẹ tham khảo thật kỹ để chọn loại tã phù hợp với bé.
- Nếu bé sử dụng tã dán, mẹ chọn tã nhỉnh hơn 1 size so với cân nặng của bé để bé thoải mái, dễ chịu nhất. Tã dán có thể điều chỉnh kích thước nên mẹ đừng lo tã rộng với con nhé!
3.6. Sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da hoặc bôi kem hăm tã
Các sản phẩm này đã được nghiên cứu và chứng minh về khả năng “xử đẹp” vùng da bị hăm của con. 3 công dụng chính là:
- Ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm giảm ngứa nhanh chóng
- Tạo lớp màng mỏng bảo vệ bé khỏi vi nấm và nước tiểu xâm nhập, tránh làm tình trạng hăm nặng hơn.
- Dưỡng ẩm và phục hồi da bé.
Vì vậy, đây là lựa chọn hàng đầu để xử lý vùng da bị hăm của con, giúp con khỏi nhanh.
Mẹ có thắc mắc sao lại có cả dạng xịt và dạng bôi không ạ? Thực chất, dạng bôi xuất hiện trước dạng xịt. Tuy nhiên, theo thời gian, các nhà khoa học nhận thấy dạng bôi có thể gây đau rát và nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, nên phát triển thêm dạng xịt để an toàn hơn cho bé đó ạ!
Dưới đây là gợi ý sản phẩm hiệu quả tốt được nhiều mẹ tin dùng, mẹ tham khảo nhé!
- Sản phẩm xịt kháng khuẩn xử lý hăm: Skin Expert Mamamy, xịt hăm Cavilon, xịt hăm Curash, xịt hăm Shema…
- Một số kem bôi xử lý hăm: Kem em bé, kem sudocrem, kem Chicco, kem hăm tã Bubchen…
4. Khi nào mẹ nên đưa bé bị hăm đến khám bác sĩ
Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ khi vùng da của bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn, viêm lở loét (hăm tã cấp độ 4,5). Với tình trạng này, bé cần được sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm… để khỏi nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm!
Lưu ý, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết hăm tã bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc bé bị hăm tã tại nhà để bé khỏi nhanh nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất!
Từ khóa » Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi
-
Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Chữa Hăm Tã Nhanh Nhất
-
Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi? - Kem Em Bé
-
Bé Bị Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi? Có Nên để Hăm Tã Tự Khỏi Không?
-
Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi Và Một Số Loại Thuốc điều Trị Tốt Cho Bé
-
Bị Hăm Tã Bao Lâu Thì Khỏi?
-
Bác Sĩ Nhi Tư Vấn Cách điều Trị Hăm Tã 3 Ngày Không Cần Dùng Thuốc
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Hăm Tã | Vinmec
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Dẫn Xử Trí | Vinmec
-
Bé Bị Hăm Tã Nặng Mấy Cũng Khỏi Nếu Mẹ Biết 5 điều Này - Dizigone
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Xử Trí Và Phòng Ngừa ...
-
Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý | Huggies
-
Hăm Tã ở Trẻ Và Cách Xử Lý | BvNTP
-
Cách Trị Hăm Tã Cho Bé Tại Nhà: Đơn Giản, An Toàn Và Hiệu Quả, Mẹ ...
-
Dùng Lá Chè Xanh Theo Các Này, Bé Khỏi Hẳn Hăm Tã Sau 2 Ngày Thực ...