Hàm Trừ Trong Excel Là Gì? Cách Sử Dụng Chuẩn Nhất

Excel là một công cụ tuyệt vời giúp ích rất nhiều cho người sử dụng trong việc sắp xếp, tính toán và thống kê dữ liệu một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả. Excel cho phép người dùng thực hiện được các phép tính từ đơn giản đến nâng cao. Ở bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu một trong các hàm cơ bản nhất đó là hàm trừ trong excel hãy cũng theo dõi nhé!

Hàm trừ trong Google Sheet Excel là gì?

Với hàm cộng trừ trong excel, khi sử dụng hàm cộng ta sử dụng hàm SUM, thì với hàm trừ excel thì việc thực hiện đơn giản hơn rất nhiều. Người dùng chỉ cần sử dụng toán tử trừ “-” với các tham chiếu ô cầu tính hiệu số.

Cách sử dụng hàm phép trừ cơ bản trong Excel

Có 2 cách để sử dụng hàm này trong excel. Đó là sử dụng toán tử trừ “-” như vừa nêu trên và sử dụng hàm SUM.

  • Sử dụng toán tử trừ “-” để thực hiện trừ số trong excel

Để tính hiệu số giữa 2 hoặc nhiều ô tham chiếu khác nhau, người dùng đặt dấu = trước phép tính, sau đó nhập số và sử dụng toán tử trừ “-” để trừ các số.

Ví dụ: =6-2 hoặc A6-A3 ( 6 trừ cho 2 hoặc số trong ô A6 trừ số trong ô A3).

Hàm trừ trong Excel là gì ? Cách sử dụng hàm phép trừ trong Excel

  • Sử dụng hàm SUM để thực hiện hàm tính trừ trong excel.

Chúng ta biết rằng hàm SUM để thực hiện việc tính tổng. Tuy nhiên người dùng có thể sử dụng mẹo với hàm SUM đó là đặt dấu “-” vào trước các đối số trong hàm SUM. Như vậy thay vì tính tổng, nó sẽ thành trừ các đối số.

Ví dụ: =SUM(8;-2;-2) à 8 trừ 2 trừ 2 hoặc =SUM(A8;-A4;-A5) à Giá trị trong ô A8 trừ giá trị số trong ô A4 và trừ giá trị trong ô A5.

Hàm trừ có điều kiện trong excel

Với các bài toán, yêu cầu thực hiện và sử dụng hàm này có điều kiện trong excel thì người dùng sẽ buộc sử dụng hàm IF để diễn tả điều kiện cần, rồi sau đó thực hiện phép tính.

Hàm trừ có điều kiện trong excel

Ngoài ra người dùng có thể thực hiện kết hợp 2 hàm là IF và SUM. Lưu ý khi sử dụng các hàm chồng lên nhau, người dùng cần xem cú phép câu lệnh có chính xác hay chưa để thực thi được phép tính.

Cách dùng hàm loại trừ trong excel

Hàm loại trừ trong Excel sử dụng kết hợp 2 hàm là MATCH và SUMPRODUCT để đếm các điều kiện loại trừ. Sau đây là một bảng ví dụ về cách sử dụng kết hợp 2 hàm này.

Ta có bảng về sản phẩm và loại sản phẩm như sau. Yêu cầu đếm số lượng bút bi loại A và không phải loại A.

Ta thực hiện thiết lập vùng điện kiện như sau:

Cách dùng hàm loại trừ trong excel

Sử dụng hàm theo công thức sau: =SUMPRODUCT((A2:A15=D2)*(B2:B15=E2)). Nếu phép tính thành công sẽ trả về kết quả đếm là 2 như bảng tính bên dưới đây.

Cách dùng hàm trừ ngày giờ trong excel

Về cơ bản để thể trừ ngày giờ trong excel ta sẽ sử dụng hàm TIME và sử dụng phép toán dựa trên số giờ (24), số phút (144), số giây (86400) trong một ngày.

Hàm TIME(hour, minute, second) giúp việc tính toán dễ hơn, tuy vậy nó không cho phép bạn trừ hơn 23 giờ, 59 phút hoặc 59 giây.

Sử dụng cho giờ trong Excel

Hàm loại bỏ thời gian trong excel cũng là hàm người dùng rất hay sử dụng khi cần tính toán thời gian giữ 2 khoảng bất kì. Người dùng có thể xem qua ví dụ dưới đây:

Ô A2 là thời gian bắt đầu, yêu cầu trừ đi 2 giờ 30 phút, ta sẽ có công thức như sau: =A2-TIME(2,30,0). Kết quả sẽ trả về là 8 giờ.

Sử dụng cho ngày trong excel

Cách để tính số ngày cũng rất đơn giản. Chỉ cần nhập vào 2 ô tham chiếu cùng với toán tử trừ “-” là đã có thể tính được số ngày.

Ví dụ: =C2 – A2. Ở đây sẽ trả về kết quả đúng là 3. Ngày 12/7/1996 cách ngày 15/7/1996 là 3 ngày.

Sử dụng hàm trừ ngày trong excel

Cách loại bỏ ký tự bằng hàm trừ text trong excel

Trong excel thì ta không có loại bỏ text, mà chỉ sử dụng các hàm khác để xử lý text như tách chuỗi, loại bỏ khoảng trắng.

Cách loại bỏ ký tự

Để làm được việc này ta sử dụng hàm LEFT, RIGHT hoặc MID kết hợp với FIND và SEARCH. Để hiểu rõ hơn đây là một ví dụ về việc sử dụng các hàm trên để tách các ký tự ra các cột khác nhau.

Tổng kết

Qua thủ thuật excel giới thiệu và hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng hàm trừ trong excel, bạn đọc có thêm kiến thức và kinh kinh nghiệm để xử lý các yêu cầu trong công việc một cách dễ dàng.

Từ khóa » Excel Phép Trừ