Hạn Chế Khuyết điểm Cá Nhân Là Gì, Nguyên Nhân Và Hướng Khắc Phục

Hạn chế khuyết điểm của cá nhân là gì, nguyên nhân và hướng khắc phục hạn chế khuyết điểm cá nhân ra sao? Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Hạn chế khuyết điểm của cá nhân

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Hạn chế khuyết điểm của cá nhân là gì?
  • Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khuyết điểm cá nhân
  • Hướng khắc phục của hạn chế khuyết điểm của cá nhân

Hạn chế khuyết điểm của cá nhân là gì?

Thực ra đó là những thiếu sót , sai phạm, lầm lỡ của cá nhân trong quan hệ cư xử với mọi người hoặc trong học tập, lao động, công tác… Khuyết điểm có thể do sơ suất hoặc do bị động mà mắc phải. Ví dụ: tính lười biếng, tính cẩu thả, tính tự do vô trách nhiệm, hoặc tính dối trá, ích kỉ… 

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khuyết điểm cá nhân

Để dẫn đến những hạn chế đó thì phải thể kể đến các nguyên nhân như:

Cá nhân chưa có ý thức trong việc tự tu dưỡng, rèn luyện nên nhiều khi trong các hoạt động của Đảng luôn quên đi trách nhiệm, bổn phận trước quy định của Đảng, trước nhân dân.

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa được thực hiện đến nơi đến chốn dẫn đến việc áp dụng kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ không mang tính chất áp dụng nghiêm quy định.

Cá nhân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc.

Trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc trong công tác tiến hành tự phê bình và phê bình còn bị buông lỏng, các cá nhân còn cả nể, để tình cảm xen lẫn vào hoạt động công việc dẫn đến hoạt động đánh giá chưa được khách quan, đánh giá đúng bản chất kiểm điểm của vấn đề.

Tiếp đến là trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ quản lý còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có tài đức; không kiên quyết thay thế người vi phạm dẫn đến uy tín lãnh đạo bị giảm sút và năng lực yếu kém càng bộc lộ rõ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn mang hình thức, chưa thực sự sâu sắc, làm hết sức mình nên chưa đủ sức động viên nhân dân. Hơn nữa tại một số nơi có tình trạng cá nhân thiên vị cho người nhà, người thân thích những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh.

Hướng khắc phục của hạn chế khuyết điểm của cá nhân

Trong thời gian tới các cá nhân cần phải cố để phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời khắc phục về vấn đề góp ý phê bình và tự phê bình; mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến tại các cuộc họp chi bộ.

Tự giác học tập và nghiên cứu các văn bản pháp luật mới tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức về pháp luật, các chính sách của Đảng tới mọi công dân.

Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức lối sống, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thực hiện chức trách, thực hiện nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.

Luôn thật sự công tâm, khách quan trong sạch trong công tác cán bộ, thực hiện đúng theo các quy định của Đảng, Nhà nước.

Cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của Lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp và bạn bè; thẳng thắn trong nhìn nhận khuyết điểm của bản thân và trong góp ý cho tập thể, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, nhằm thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình…

Trên đây là những giải đáp về Hạn chế khuyết điểm của cá nhân là gì, nguyên nhân và hướng khắc phục, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc pháp luật cần tư vấn, vui lòng liên hệ với luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Nhược điểm Của Cá Nhân