Hạn Chế Nguy Cơ Tái Phát Sùi Mào Gà Sau Khi điều Trị
Có thể bạn quan tâm
- Tổng quan về bệnh sùi mào gà
- Nguy cơ tái phát sừi mào gà sau điều trị
- Ngăn nguy cơ tái phát sùi mào gà sau khi điều trị
Rất nhiều trường hợp bị sùi mào gà sau khi đã chữa trị khỏi lại bị tái phát bệnh. Nguyên nhân có thể không phải là do phương pháp điều trị không hiệu quả mà là do chế độ chăm sóc sức khỏe sau điều trị bị sai cách. Vậy làm cách nào để ngăn chặn sùi mào gà tái phát? Bệnh sùi mào gà tái phát khi nào?
Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà (sùi mồng gà, mào gà) là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh lý có tốc độ lây nhiễm vô cùng nhanh chóng. Có thể truyền từ người này sang người khác chỉ sau 1 lần quan hệ tình dục không an toàn.
Chủng virus gây sùi mào gà là HPV. Và đặc trưng của chủng virus này là chuyên gây u nhú trên niêm mạc da người.
Ngoài con đường lây nhiễm trực tiếp khi quan hệ tình dục. Bệnh sùi mào gà còn có thể lây nhiễm gián tiếp qua vết thương hở trên da hay qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở.
Trên thực tế, virus HPV gây bệnh sùi mào gà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng đặc trưng gồm:
- Xuất hiện các nốt mụn nhỏ tại vị trí bị lây nhiễm (cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng…)
- Các nốt mụn sùi có màu hồng nhạt, không gây đau hay ngứa. Khi phát triển lớp chúng sẽ liên kết lại với nhau thành từng cụm, có kích thước to nhỏ khác nhau.
- Các cụm sùi mào gà có hình dạng giống súp lơ, hoa mào gà. Khi dùng tay sờ vào có cảm giác sần sùi, thô ráp và ẩm ướt.
- Nếu bị sang chấn, các nốt sùi có thể vỡ ra, gây chảy máu, chảy mủ, hình thành các ổ loét. Và nó khiến người bệnh cảm thấy đau, ngứa, khó chịu.
Tuy nhiên, do thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá lâu, kéo dài từ 2 cho đến 9 tháng nên người bệnh dễ chủ quan, không phát hiện bệnh kịp thời để chữa trị.
Đọc thêm:
- Sùi mào gà có tự khỏi được không
- Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
- Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà
Nguy cơ tái phát sừi mào gà sau điều trị
Bệnh sùi mào gà có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có người chỉ cần dùng thuốc chữa sùi mào gà hoặc có người chữa bằng các cách khác như đốt điện, đốt laser… Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người bị tái phát bệnh vẫn còn khá nhiều. Và đó là lý do tại sao nhiều người thường thắc mắc vì sao mình bị tái phát sùi mào gà dù đã điều trị khỏi? Vậy, sùi mào gà tái phát khi nào?
Theo chia sẻ của các chuyên gia bệnh xã hội, bệnh sùi mào gà không phải là căn bệnh dễ để chữa khỏi. Trên thực tế vẫn chưa có một loại thuốc nào có khả năng chữa trị khỏi hẳn bệnh sùi mào gà. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung khắc phục các triệu chứng bệnh sùi mào gà gây ra và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh.
Nguyên nhân là bởi virus HPV gây bệnh sùi mào gà là chủng virus chỉ gây tổn thương trên bề mặt da chứ không ăn mào máu. Bởi vậy, cơ thể không có “căn cứ” để sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của virus. Do đó, virus HPV khó loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể và có thể khiến sùi mào gà tái phát khi có điều kiện thích hợp. Kể cả khi người bệnh trước đó đã chữa khỏi sùi mào gà.
Đặc biệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh sùi mào gà gồm:
- Người bệnh có sức đề kháng kém. Chức năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Nhất là các trường hợp nữ giới có thai, người mắc bệnh tiểu đường, chạy thận, ung thư hay HIV…
- Người đang điều trị sùi mào gà nhưng vừa giảm triệu chứng đã bỏ dở liệu trình. Hoặc dùng phương pháp điều trị khác đè lên phác đồ hiện tại khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Người điều trị không dứt điểm, các triệu chứng bệnh vẫn còn tồn tại
- Trường hợp không điều trị cho cả bạn tình hay có nhiều bạn tình cùng một lúc.
- Các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa. Nhất là những người bị viêm bao quy đầu, viêm âm đạo…
Ngăn nguy cơ tái phát sùi mào gà sau khi điều trị
Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không? Làm cách nào để ngăn chặn sùi mào gà tái phát? Như đã nói ở trên, sùi mào gà rất khó để chữa khỏi hoàn toàn vì virus HPV một khi đã tấn công vào cơ thể thì rất khó để loại bỏ.
Tuy nhiên việc chữa trị bệnh vẫn là điều cần thiết vì các triệu chứng bệnh sùi mào gà có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Thậm chí căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng hay các tổn thương nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần.
Làm cách nào để sùi mào gà không tái phát? Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia bệnh xã hội đưa ra những lời khuyên sau:
Kiểm tra đầy đủ, toàn diện
Trước khi điều trị sùi mào gà, người bệnh cần kiểm tra, thăm khám đầy đủ và toàn diện về tình trạng sức khỏe. Bạn nên kiểm tra toàn bộ cơ thể để loại bỏ hoàn toàn các u nhú do sùi mào gà gây ra vì virus HPV có thể gây bệnh ở nhiều vị trí khác nhau.
Bên cạnh đó, việc tầm soát các bệnh xã hội khác như mụn rộp sinh dục, giang mai, HIV… cũng là điều cần thiết. Nó sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái phát sùi mào gà và các bệnh lý liên quan.
Tập trung một phương pháp điều trị
Dù bạn được chỉ định điều trị bằng phương pháp nào thì cũng chỉ nên tập trung vào phương pháp điều trị đấy. Theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được tính hiệu quả của cách chữa trị để có sự điều chỉnh phù hợp, giúp khắc phục hiệu quả bệnh sùi mào gà.
Ngược lại, nếu bạn tự ý dùng các loại thuốc chữa sùi mào gà khác hay thay đổi phác đồ điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tái phát sùi mào gà.
Không nên quan hệ tình dục
Khi sùi mào gà chưa được chữa trị khỏi. Bạn không nên quan hệ để phòng tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho bạn tình. Bởi nếu bạn tình của bạn cũng bị nhiễm bệnh thì nguy cơ sùi mào gà tái phát trở lại sau khi điều trị là rất cao.
Bên cạnh đó, việc quan hệ với quá nhiều bạn tình cũng là nguyên nhân khiến cho sùi mào gà dễ tái phát. Các bạn cần chú ý bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ nhiễm bệnh xã hội bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ.
Khám và điều trị cho cả bạn tình
Bạn tình sẽ là nguyên nhân khiến bạn bị tái phát sùi mào gà trở lại sau khi điều trị. Bởi khi bạn tình của bạn đã bị nhiễm bệnh nhưng không phát hiện, không được chữa trị. Khi bạn đã chữa khỏi bệnh và tiếp tục quan hệ lại thì khả năng lây nhiễm ngược mầm bệnh sẽ xảy ra. Đó là lý do vì sao các bạn cần đưa bạn tình đi khám và chữa trị, nhất là các cặp vợ chồng đã kết hôn.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Luôn giữ vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín sạch sẽ là cách đơn giản giúp chúng ta ngăn chặn nguy cơ bệnh sùi mào gà tái phát trở lại. Người mắc bệnh sùi mào gà cần đảm bảo vùng kín được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Nhất là trước và sau khi quan hệ hay khi có kinh nguyệt (ở nữ giới).
Tuyệt đối không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh mầm bệnh lây lan, khó kiểm soát.
Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học cũng sẽ giúp giảm thiểu khả năng tái phát bệnh sùi mào gà. Theo lời khuyên của các chuyên gia, người mắc bệnh sùi mào gà không nên ăn các thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt…) và không sử dụng cà phê, bia rượu, thuốc lá… Nên ăn nhiều loại rau củ, trái cây, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ức chế triệt để sự phát triển của virus HPV.
Giữ tinh thần thật thoải mái
Để việc trị sùi mào gà được thuận lợi, đạt kết quả tốt. Người bị sùi mào gà trong quá trình chữa bệnh nên giữ tinh thần thoải mái. Không lo âu, căng thẳng quá độ. Bởi tâm lý có sự ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của bệnh sùi mào gà.
Luyện tập thể dục thể thao
Một cơ thể khỏe mạnh là yếu tố cơ bản để đẩy lùi bệnh tật. Bởi vậy, nếu bạn muốn sùi mào gà không tái phát trở lại. Hãy năng luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có như vậy, nếu virus HPV hoạt động lại một lần nữa, cơ thể sẽ có thể “chống chọi” và đẩy lùi bệnh tốt hơn.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên sau khi chữa khỏi sùi mào gà là điều vô cùng cần thiết. Có như vậy, bạn mới có thể theo dõi được sự phục hồi của bệnh. Nếu trong trường hợp bệnh có nguy cơ tái phát, bác sĩ sẽ có cách ngăn chặn sớm, cho hiệu quả tốt hơn. Theo khuyến cáo, thời gian lý tưởng cho việc tái khám nam khoa, phụ khoa định kỳ là từ 3 – 6 tháng.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “sùi mào gà tái phát khi nào?”. Qua nội dung này, hi vọng các bạn đã có thể nắm được nguyên do vì đâu sùi mào gà có thể tái phát để có cách phòng tránh. Bên cạnh đó, để chữa trị khỏi hẳn bệnh sùi mào gà, các bạn cũng nên chú ý lựa chọn các địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi. Bởi nếu bạn chữa bệnh tại nơi kém chất lượng, bệnh sùi mào gà dễ tái phát trở lại, thậm chí là gây ra biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Bình chọn postTừ khóa » Tránh Tái Phát Bệnh Sùi Mào Gà
-
Sùi Mào Gà Tái Phát Khi Nào? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Tái Phát Sùi Mào Gà - Phòng Khám Đa Khoa Thái Hà
-
Ðề Phòng Sùi Mào Gà Tái Phát
-
Sùi Mào Gà Bao Lâu Thì Tái Phát Trở Lại? - VIETSKIN
-
Sùi Mào Gà: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Biến Chứng, Phòng Ngừa
-
8 Cách Chữa Sùi Mào Gà ở Nam Và Nữ Hiệu Quả Triệt để Hiện Nay
-
Những Lời Khuyên Để Tránh Sùi Mào Gà Tái Phát
-
Bệnh Sùi Mào Gà Liệu Có Phòng Tránh được Hay Không?
-
Sùi Mào Gà Tái Phát - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh.
-
Làm Cách Nào để Ngăn Ngừa Sùi Mào Gà Tái Phát? - Sức Khỏe
-
【Tìm Hiểu】 Phòng Tránh Sùi Mào Gà Tái Phát 2022
-
22 Hình ảnh Sùi Mào Gà Giai đoạn đầu ở Nam Nữ, Hậu Môn, Vùng Kín
-
Lo Sợ Sùi Mào Gà Tái Phát | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Tránh Tái Phát Bệnh Sùi Mào Gà