Hạn Chế Sử Dụng điện Thoại Di động Khi Trời Mưa Bão - EVN

Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, khi trời mưa, có sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại di động là một hành động sai lầm, không hiểu gì về kiến thức vật lý. Điện thoại di động sử dụng  sóng điện từ truyền trong không gian. Do đó, khi sử dụng điện thoại di động trong điều kiện trời mưa giông, có sét, ta vô tình đang thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào điện thoại, gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.

Thậm chí, có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt máy vi tính, ti vi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng máy vi tính, ti vi. Sức mạnh của sét vô cùng lớn, hiệu điện thế lên đến hàng chục, hàng trăm vạn kV và có thể đánh vào mọi vật. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường. Cách phòng tránh sét:

Hạn chế dùng điện thoại khi trời mưa, có sấm sét, bởi tia lửa điện có thể truyền theo sóng điện thoại, gây nguy hiểm cho người dùng.

Không vận hành máy bơm nước, máy sao chè, máy xay xát…

Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt, cuốc, xẻng...

Tránh xa các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao; những khu vực gần nước như bãi biển, ao, hồ.

Tuyệt đối không trú dưới tán cây. Nếu ở trong rừng, nên trú ẩn ở những vùng cây cối thưa và thấp.

Không được nằm xuống đất.

Không đứng thành nhóm người gần nhau.

Không nên đứng gần cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện.

Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có mưa giông xảy ra.

Nên rút dây ăngten của tivi khi trời có giông, sét. Cách cấp cứu người bị sét đánh:

Nếu phát hiện người bị sét đánh chỉ bị ngất, cần phải cứu ngay bằng phương pháp hà hơi, thổi ngạt, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực với tần suất 14- 16 lần/1 phút. Điều quan trọng là phải kết hợp hai động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không, động tác này sẽ phản lại động tác kia (cứ thổi ngạt một lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim bốn nhịp).

Sét là hiện tượng phóng điện giữa hai đám mây khác dấu hoặc giữa đám mây và vật mang điện khác dấu, đặc biệt những vật dễ nhiễm điện như điện thoại, tivi… đang hoạt động. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km.

Sét có thể gây thương tích cho con người bằng nhiều cách:

- Đánh thẳng từ trên đám mây xuống nạn nhân; - Khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật (trường hợp này gọi là sét đánh tạt ngang); - Khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh; - Khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm trong khi sét lan truyền trên mặt đất sẽ gây điện giật.

 

Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới Điện

Share

Từ khóa » Có Nên Dùng điện Thoại Khi Sấm Sét