Hạn Hán: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Biện Pháp Phòng Chống
Có thể bạn quan tâm
chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Báo Điện tử Chính phủ
English 中文- trang chủ
- Chính trị Đối ngoại Tổ chức nhân sự Hội nhập
- Kinh tế Ngân hàng Chứng khoán Thị trường Doanh nghiệp Khởi nghiệp
- Văn hóa Thể thao Du lịch
- Xã hội Pháp luật Y tế Đời sống An sinh xã hội Nông thôn mới
- Khoa giáo Giáo dục Khoa học - Công nghệ Biển Việt Nam
- Quốc tế Việt Nam - ASEAN
- Góp Ý Hiến Kế
- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
- Kon Tum
- Tin khác
Ảnh minh họa – Khoa Điềm
Hạn hán là gì ? Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh... nếu xắp xếp theo thứ tự gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng trên toàn cầu thì hạn hán đứng thứ 4 sau lũ lụt, động đất và bão. Riêng đối với khu vực Tây Nguyên, hạn hán là thiên tai gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới đời sống, sản xuất. Nguyên nhân gây ra hạn hán Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thiếu hụt thường xuyên kéo dài hoặc nhất thời thiếu hụt Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều. Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Cháy rừng-Ảnh V.Nhiên. Do con người gây ra: Trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn. Cạnh đó, chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, hạn hán thiếu nước trong mùa khô cạn là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hòa với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người. Tác hại của hạn hán Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Hạn hán có đặc điểm là hình thành chậm, thời gian ảnh hưởng kéo dài, có tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường,vv. Ở Tây Nguyên hầu như năm nào cũng bị hạn hán đe dọa. Năm bình thường hoặc có mưa khá thì Tây Nguyên cũng phải chịu vài, ba tháng khô hạn (thường là từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 4) với trên 2/3 số vùng ảnh hưởng nắng hạn và thiếu nước. Đây là thời kỳ mà độ ẩm không khí, lượng mưa và lượng dòng chảy đạt thấp nhất trong năm và cũng là thời kỳ cao điểm của nắng nóng. Với đặc thù là lượng mưa năm có sự biến động khá lớn quanh trị trung bình (năm mưa nhiều có thể có lượng lớn gấp đôi năm mưa ít), và lượng dòng chảy trong sông suối lại phụ thuộc chủ yếu vào mưa nên những năm mưa ít thì tình trạng hạn và thiếu nước trong mùa khô liền kề diễn ra rất gay gắt. Tần suất xuất hiện những năm hạn nghiêm trọng ở Tây Nguyên vượt 20% tức khoảng 5 năm lại có một năm hạn nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đập cạn nước-Ảnh VP Dự báo hạn Khác với các thiên tai khác, hạn phát triển chậm và thường chỉ được phát hiện khi con người đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hạn. Cho đến nay các nhà khoa học đã phác họa được một số căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho dự báo hạn như: Tương tác đại dương khí quyển và hiện tượng Elnino. Các Elnino và Lanina xảy ra ở vùng xích đạo nhiệt đới Thái Bình Dương có quan hệ chặt chẽ với sự tăng hay giảm mạnh mẽ lượng mưa ở các khu vực xung quanh Thái Bình Dương, đặc biệt đối với những khu vực thuộc nhiệt đới. Ở nước ta hiệu ứng Elnino có xu hướng tăng cường khả năng hạn hán trên một số khu vực, trong đó khu vực Tây nguyên có mức độ ảnh hưởng rõ nét nhất. Áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương: Sự khống chế của hệ thống áp cao gắn liền với thời kỳ ít mưa. Đối với những khu vực nhất định, hạn hán hình thành và kéo dài khi áp cao Thái Bình Dương phát triển trên phần lớn đại dương nhiệt đới. Người ta bắt đầu xây dựng và đưa vào thử nghiệm một số mô hình dự báo thời tiết hạn dài, cảnh báo hạn hán dựa trên quá trình vận động của các trung tâm khí áp, trong đó có áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương. Phòng chống hạn Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông qua việc phòng, chống hạn hán một cách có hiệu quả. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông. Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán. Ngoài ra, một giải pháp phòng chống hạn khác có hiệu quả lâu dài và bền vững là trồng rừng và bảo vệ rừng. Nguyễn Văn Huy Trung tâm KTTV tỉnh Kon Tum- trang chủ
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa
- Xã hội
- Khoa giáo
- Quốc tế
- GÓP Ý HIẾN KẾ
© BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổng Biên tập: Nguyễn Hồng Sâm
Giấy phép số: 102/GP-BTTTT, cấp ngày 15/04/2024.
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội;
Điện thoại: Văn phòng: 080.43162;Fax: 080.48924;
Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn.
Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Quét mã QR để tải
Bản quyền thuộc Báo Điện tử Chính phủ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ", "Báo Điện tử Chính phủ" hoặc "www.chinhphu.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.
Từ khóa » Hình ảnh Lũ Lụt Hạn Hán
-
Hạn Hán Và Lũ Lụt Tàn Phá Các Nước Nam Á
-
Cận Cảnh Lũ Lụt Tại Miền Trung Việt Nam - UNICEF
-
Những Hình ảnh Nhói Lòng Trong 5 Năm Nóng Kỷ Lục - Báo Tuổi Trẻ
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Hạn Hán & Xâm Nhập Mặn
-
Lũ Lụt Trung Quốc Lại Tồi Tệ, 12 Con Sông Vượt Mức Cảnh Báo
-
Việt Nam : Lũ Lụt Và Hạn Hán Ngày Càng Dồn Dập Do Biến đổi Khí Hậu.
-
Trung Quốc: Mưa Lớn Xối Xả, Vũ Hán Mênh Mông Nước Lụt
-
Lý Do Lũ Lụt Và Hạn Hán Cùng Lúc ở ĐNA - BBC News Tiếng Việt
-
[PDF] Disaster_Risk_Reduction_manu...
-
Miền Bắc Lũ Về Sớm, Phía Nam Hạn Hán Trong Mùa Hè Năm Nay | THDT
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Lũ Lụt
-
Hạn Hán - Mối đe Dọa Của Nhân Loại
-
Thiên Tai Bất Thường đã Trở Nên Bình Thường