Hạn Mức Công Nợ Là Gì? Quy định Pháp Luật Mới Nhất - Phamlaw

Hạn mức công nợ là gì?

Hiện nay xu hướng chung của các doanh nghiệp đều muốn tận dụng tối đa nguồn vốn bởi vậy việc cấp thiết họ cần phải làm là thu hồi tối đa các khoản nợ từ khách hàng và kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào hơn để phát triển việc kinh doanh. Tuy nhiên, muốn quản lý công nợ một cách hiệu quả, hạn mức công nợ là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật cẩn thận. Nếu có một chút sai sót nhỏ trong công nợ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về hạn mức công nợ là gì? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Công nợ là gì?

Công nợ bao gồm các khoản công nợ phải thu và phải trả của một đơn vị, một tổ chức trong một giai đoạn cụ thể. Hay nói cách khác công nợ là toàn bộ các khoản như: các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác.

2. Phân loại công nợ

Thông thường, công nợ có các loại chính sau:

-Các khoản phải thu khách hàng: Đây được hiểu là các khoản tiền mà công ty đã bán sản phẩm hàng hoá,nhân công, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được thu tiền.

-Các khoản phải trả người bán: Đây được hiểu là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ,…phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị đã nhận của người bán nhưng chưa thanh toán tiền.

-Các khoản phải thu, phải trả khác: Đây được hiểu là các khoản phí phải thu ngoài những khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng, kí quỹ như: giá trị tài sản thiếu mà chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lí của cấp có thẩm quyền, các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hỏng làm mất mác vật tư, hàng hoá,..

+ Các khoản phải trả khác là những khoản phải trả ngoài khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải nộp nhà nước, các khoản vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ như : giá trị tài sản thừa chưa hoặc đã xác định được nguyên nhân; trích và thanh toán BHXH, BHYT có tính chất tạm thời.

-Các khoản tạm ứng: đây được hiểu là một khoản tiền vật tư giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc đã được phê duyệt.

3. Hạn mức công nợ

Hạn mức công nợ là khái niệm sử dụng trong Chương trình Thanh toán trực tiếp thể hiện Giá trị công nợ tối đa một Nhà cung cấp cho phép một Khách hàng doanh nghiệp giao dịch tại các Điểm giao dịch của họ.

Hạn mức công nợ được cài đặt lần đầu khi Khách hàng doanh nghiệp bắt đầu giao dịch tại các Điểm giao dịch này và có thể được điều chỉnh bởi Nhà cung cấp trong suốt thời gian sử dụng tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa Khách hàng và Nhà cung cấp.

Tại một thời điểm bất kì, hệ thống sẽ dựa vào Hạn mức công nợ, Tổng giá trị giao dịch đã thực hiện, Tổng giá trị Khách hàng đã thanh toán cho Nhà cung cấp để xác định Dư nợ hiện tại theo công thức:

Dư nợ=Hạn mức công nợTổng giá trị giao dịch+ 

Tổng giá trị Khách hàng đã thanh toán.

 

Tại một thời điểm Số dư này phải lớn hơn 0 thì Khách hàng doanh nghiệp mới có thể giao dịch tại Điểm giao dịch của Nhà cung cấp. Khi đó, Khách hàng doanh nghiệp phải thanh toán công nợ cho Nhà cung cấp, và Nhà cung cấp thực hiện Ghi nhận thanh toán giá trị này vào hệ thống để xác lập giá trị > 0 cho Số dư này trước khi Khách hàng có thể giao dịch bình thường.

4. Những điều cần lưu ý liên quan đến hạn mức công nợ

Sau khi đã tìm hiểu công nợ là gì, hạn mức công nợ là vấn đề quan trọng tiếp theo mà bạn cần phải tìm hiểu thật cẩn thận. Nếu có một chút sai sót nhỏ trong công nợ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, Công nợ phải thu

Dựa theo tình hình thực tế của từng đối tượng khách hàng để đưa ra những phương án và chính sách thu hồi công nợ hợp lý. Nhân viên kế toán cần phải có kế hoạch cụ thể cho các tình huống hạn mức công nợ tối đa và thời hạn thu hồi công nợ tối đa.

Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng khách hàng kéo dài hóa đơn công nợ làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh chung của đơn vị. Riêng với những khách hàng thanh toán công nợ cần phải đảm bảo cung cấp đủ các loại chứng từ liên quan như:

  • Biên bản giải quyết công nợ kèm theo những bằng chứng xác thực về số nợ chính xác mà khách hàng cần chi trả.
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Tóm lại, nhân viên kế toán cần phải linh hoạt và đưa ra được phương án giải quyết thích hợp với từng đối tượng cần thu hồi công nợ. Nhờ vào đó, bài toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp được giải quyết hiệu quả và tối ưu hơn.

Thứ hai, Công nợ phải trả

  • Các kế toán cần thường xuyên và liên tục cập nhật những khoản nợ cần chi trả mà chưa có hóa đơn vào sổ sách của doanh nghiệp.
  • Hạch toán chi tiết các khoản chi trả cho đơn vị cung cấp đúng hạn, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
  • Những khoản nợ cần chi trả cho nhà nước và người lao động luôn phải đảm bảo thanh toán đúng hạn, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp.

5. Cách quản lý công nợ hiệu quả

Hiện nay xu hướng chung của các doanh nghiệp đều muốn tận dụng tối đa nguồn vốn bởi vậy việc cấp thiết họ cần phải làm là thu hồi tối đa các khoản nợ từ khách hàng và kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào hơn để phát triển việc kinh doanh. Tuy nhiên để làm được việc này doanh nghiệp cần phải có cách quản lý công nợ một cách hiệu quả.

Trước hết nếu muốn quản lý công nợ hiệu quả người quản lý cần phải có hiểu biết một cách toàn diện về công nợ là gì. Ngoài ra người quản lý cũng cần phải biết cách vận dụng linh hoạt các biện pháp để kiểm soát công nợ tránh gây ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi quản lý công nợ cần đặc biệt lưu ý:

  • Có bảng đánh giá, phân loại khách hàng và đặt ra các chính sách công nợ khách hàng theo từng nhóm.
  • Cần xây dựng kế hoạch bán hàng hợp lý ngay từ đầu cho từng cấp, nhóm khách hàng. Đặc biệt cần có các chính sách bán hàng hợp lý ngay từ đầu để hạn chế tình trạng mua nhưng chậm thanh toán. Nếu có tình trạng chậm thanh toán cần có quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán và mức chịu phạt nếu để chậm chễ haowcj không có ý định thanh toán.
  • Phải có sự chuẩn bị về nhân sự đầy đủ cho từng giai đoạn. Đặc biệt đối với nhân viên làm trực tiếp với khách hàng có khoản nợ cần được rèn luyện các kỹ năng như: thái độ chuyên nghiệp, hành xử khéo léo luôn theo sát các hoạt động chi trả của khách hàng để đốc thúc kịp thời…Bên cạnh đó cũng cần có sự ghi chép rõ ràng để tránh những nhầm lẫn không đáng có gây thất thu.
  • Đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải thu: Thay vì các phương tiện thu nợ truyền thống doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp mới như chuyển khoản, quản trị tín dụng khách hàng,… Việc này không chỉ giúp thu hồi nợ một cách nhanh chóng tiện lợi hơn mà còn giảm thiểu tối đa các khoản nợ bị trì hoãn lâu. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp để có cách tính công nợ chính xác đối với từng khách hàng đảm bảo khoản nợ thu về lá đúng, đủ, khớp theo sổ sách.
  • Cần có bảng đánh giá nhân sự, lập chỉ tiêu KPI rõ ràng. Có chính sách khen thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ và mức phạt đối với nhân viên chưa đạt chỉ tiêu. Điều này sẽ đốc thúc nhân viên tích cực làm việc giúp việc quản lý công nợ hiệu quả hơn.

Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đã lầm vào tình trạng thâm hụt vốn quá nhiều, không xoay vòng được vốn dẫn đến tình trạng hoạt động lâm vào bế tắc. Bởi vậy việc hiểu rõ công nợ là gì, biết cách quản lý công nợ là điều hết sức quan trọng và cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc nắm bắt được hạn mức công nợ là gì và những thông tin liên quan đến công nợ. Các doanh nghiệp khi đảm bảo giải quyết và thực hiện tốt các chính sách công nợ minh bạch và công khai giúp giữ vững được uy tín và đảm bảo quyền lợi tốt nhất trên mặt pháp luật. Nếu bạn còn thắc mắc, cần tư vấn các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012
  • Nghĩa vụ tài chính của người xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtNghĩa vụ tài chính của người xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giải Thể Công Ty Tại Cao Bằng Nhanh Gọn Đảm Bảo Dịch VụGiải Thể Công Ty Tại Cao Bằng Nhanh Gọn Đảm Bảo Dịch Vụ
  • Giấy xác nhận kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháyGiấy xác nhận kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Phú Thọ Chất Lượng Đảm BảoThủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Phú Thọ Chất Lượng Đảm Bảo
  • Thủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương laiThủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương lai
  • Bản án gốc-Bản án chính, những vấn đề trong lý luận và thực tiễn
  • Đổi bằng lái xe khi mất hồ sơ gốcĐổi bằng lái xe khi mất hồ sơ gốc
  • Giải Thể Công Ty Tại Đắc Nông Đúng Luật Đảm Bảo Chất LượngGiải Thể Công Ty Tại Đắc Nông Đúng Luật Đảm Bảo Chất Lượng
  • Đặc điểm công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viênĐặc điểm công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

Bài viết cùng chủ đề

  • Thủ tục mở shop quần áo?
  • Điều kiện, thủ tục hành nghề thừa phát lại
  • Các trường hợp không được đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN
  • Rút sổ bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
  • Trình tự các bước tiến hành họp hội đồng thành viên
  • An ninh mạng là gi?
  • Điều kiện tách thửa khi đất thuộc quy hoạch
  • Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Từ khóa » định Mức Công Nợ Là Gì