Hán Phục – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Trích dẫn
  • 2 Thư mục
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Một phân cảnh trong Hàn Hi Tái dạ yến đồ, tranh của Cố Hoành Trung thời Ngũ đạiMinh Thần Tông vận miện phụcMột nhóm vũ công vận váy tề hung, tranh chạm khắc đá thời Ngũ đại

Hán phục (giản thể: 汉服; phồn thể: 漢服; bính âm: Hànfú) là trang phục truyền thống của người Hán, xuất hiện lần đầu vào thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Một số mẫu Hán phục điển hình có thể kể đến như nhu quần, bối tử, thâm y và mã diện quần.[1]

Một bộ Hán phục hoàn chỉnh được chia ra làm ba phần chính là tiết y, trung y và ngoại y. Kết cấu của một bộ Hán phục truyền thống gồm có thượng y hạ quần, nghĩa là "trên áo dưới váy". Trong đó, y (áo) thường là áo giao lĩnh, viên lĩnh, đối khâm,... gọi chung là bào phục; phần phía dưới thường là quần (váy) hoặc khố (quần), ví dụ váy mã diện, váy tề hung. Hán phục trên thực tế không đơn thuần chỉ có mỗi phần trang phục mà thường còn bao gồm các phối sức đi kèm như quan, mão (mũ đội), hài (giày), đai, ngọc bội và quạt tay.

Ngày nay, trào lưu mặc Hán phục phát triển mạnh mẽ và cực kỳ thu hút giới trẻ Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều ở hải ngoại.[2] Thông qua tác động của văn hóa Hán đến các quốc gia trong khu vực văn hóa Đông Á, Hán phục cũng ít nhiều ảnh hưởng đến trang phục truyền thống của các nước lân cận, bao gồm Hanbok của Hàn Quốc, Kimono của Nhật Bản và Việt phục của Việt Nam. Ở một mức độ nào đó, Hán phục cũng ảnh hưởng đến một số yếu tố trong thời trang phương Tây, đặc biệt là những yếu tố chịu ảnh hưởng của thời trang Chinoiserie, do sự phổ biến của trào lưu mô phỏng nghệ thuật Trung Quốc ở châu Âu kể từ sau thế kỷ 17.[3]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Steele 1999, tr. 24.
  2. ^ China Daily (4 tháng 9 năm 2019). “Hanfu market grows across China”. China Daily. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Rovai 2016, tr. 52.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rovai, Serena (2016). Luxury the Chinese way : new competitive scenarios. Houndmills, Basingstoke, Hampshire. ISBN 978-1-137-53775-1. OCLC 946357865.
  • Steele, Valerie (1999). China chic : East meets West. John S. Major. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-07930-3. OCLC 40135301.
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề thời trang này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hán_phục&oldid=71560509” Thể loại:
  • Sơ khai thời trang
  • Trang phục truyền thống
  • Người Hán
  • Lịch sử trang phục châu Á
Thể loại ẩn:
  • Trang sử dụng bản mẫu nhiều hình với các hình được chia tỷ lệ tự động
  • Bài viết có chữ Hán giản thể
  • Bài viết có chữ Hán phồn thể
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Trang Phục Truyền Thống Của Trung Quốc