Hàn Quốc Trong Chiến Tranh Việt Nam - Wikipedia

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Hoạt động dân sự
  • 3 Hoạt động quân sự
  • 4 Thương vong và tổn thất
  • 5 Các trận đánh - chiến dịch lớn
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hàn Quốc dưới thời kỳ cầm quyền của tổng thống Park Chung-hee đã can thiệp sâu rộng vào chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1964 đến 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 325.000 quân nhân tới Nam Việt Nam tham chiến với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ. Số lượng binh sĩ Hàn Quốc lớn hơn rất nhiều so với Úc, Thái Lan, Philippines hay New Zealand và chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong số các lực lượng quân đội nước ngoài hiện diện ở Nam Việt Nam.[1] Chỉ huy lực lượng Hàn Quốc tham chiến là tướng Chae Myung-shin. Hàn Quốc chấm dứt hiện diện cũng như các hoạt động quân sự tại Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Paris (1973) được ký kết.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân đội Hàn Quốc xuất hành sang Nam Việt Nam tham chiến

Tổng thống Hoa Kỳ Johnson cho rằng sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ cùng đồng minh là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Phía Hàn Quốc đã đưa ra lời đề nghị gửi quân đến Nam Việt Nam ngay từ năm 1954 nhưng bị từ chối. Ngoài ra, viện trợ kinh tế từ chính phủ Mỹ là nguyên nhân chính đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc vào cuộc chiến. Bên cạnh đó, một số binh sĩ Hàn Quốc thấy rằng mình phải chiến đấu để trả ơn cho những hy sinh mà người Mỹ đã làm trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng nhiều người khác cũng nhìn thấy cơ hội tăng lương và hỗ trợ gia đình vì đất nước sau chiến tranh vẫn còn nghèo đói.[2] Lương trung bình tại Nam Việt Nam là 37,50 đô la mỗi tháng, cao hơn mức cơ bản 1,60 đô la mỗi tháng ở quê nhà mặc dù phần lớn họ được chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ.[3]

Hoạt động dân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nữ y tá của lực lượng y tế Hàn Quốc tại Nam Việt Nam

Đơn vị đầu tiên của quân đội Hàn Quốc đến Nam Việt Nam vào tháng 2 năm 1965 được gọi là Lực lượng Dove (Bồ câu). Đơn vị này bao gồm có: quân nhân, kỹ sư, quân y, cảnh sát, liên lạc viên cùng các nhân viên hỗ trợ. Lực lượng Dove được triển khai đến khu vực Biên Hòa của Nam Việt Nam để hỗ trợ xây dựng trường học, đường sá, cầu cống. Đội ngũ y tế theo báo cáo đã điều trị cho hơn 30.000 thường dân Nam Việt Nam. Nhìn chung, các hoạt động dân sự được đánh giá là tương đối thành công.[4] Ngoài lực lượng chiến đấu và hậu cần, Hàn Quốc cũng gửi thêm khoảng 100.000 công nhân dân sự đến Nam Việt Nam, họ đảm nhiệm các nhiệm vụ kỹ thuật.[5]

Hoạt động quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Báo cáo điều tra của Tổng thanh tra Lục quân Hoa Kỳ, Đại tá Robert Morehead Cook kết luận rằng phía quân đội Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm cho nhiều vụ thảm sát thường dân

Tuy nhiên, trên mặt trận quân sự, quân đội Hàn Quốc khi tham chiến đã gây ra nhiều vụ thảm sát thường dân Nam Việt Nam bị nghi ngờ hỗ trợ hoặc có liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[6] Đơn cử như vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị được xác nhận là do các lực lượng của phía Hàn Quốc tiến hành.[7] Họ cũng bị cáo buộc gây ra nhiều cuộc thảm sát khác tại Bình An, Bình Hòa và Hà My.[8] Những sự việc tương tự được cho là cũng đã xảy ra tại làng An Lĩnh và Vinh Xuân thuộc tỉnh Phú Yên.[9] Thời báo Newsweek cho biết các vụ thảm sát như ở Vinh Xuân được nhân chứng sống sót mô tả lại là có cả trẻ em. Những vụ thảm sát của lính Hàn Quốc là một trong nhiều nguyên nhân khiến dân làng gia nhập hàng ngũ Việt Cộng.[9] Sau này, phía Hàn Quốc thống kê rằng quân đội của họ đã làm tổng cộng khoảng 41.000 người Việt Nam bị coi là Việt Cộng thiệt mạng.[10][11]

Thương vong và tổn thất

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam

Các trận đánh - chiến dịch lớn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến dịch Masher
  • Trận Đức Cơ
  • Chiến dịch Sa Thầy
  • Trận Quang Thạnh
  • Chiến dịch Hong Kil Dong
  • Sự kiện Tết Mậu Thân

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến tranh cục bộ
  • Việt Nam hóa chiến tranh
  • Quân lực Thế giới Tự do (Chiến tranh Việt Nam)
  • Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam
  • Trung Hoa Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam
  • Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Việt Nam
  • Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam
  • Danh sách vụ thảm sát ở Việt Nam
  • Lai Đại Hàn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hunt, Richard A. (2015). Melvin Laird and the Foundation of the Post-Vietnam Military, 1969-1973 (bằng tiếng Anh). Government Printing Office. tr. 352–355. ISBN 9780160927577.
  2. ^ Kwon, Heonik (ngày 10 tháng 7 năm 2017). “Opinion - Vietnam's South Korean Ghosts” – qua NYTimes.com.
  3. ^ Korea's Amazing Century: From Kings to Satellites (bằng tiếng Anh). James F. Larson. tr. 36–37.
  4. ^ Larsen, Stanley Robert (ngày 15 tháng 8 năm 2014). Vietnam Studies - Allied Participation In Vietnam [Illustrated Edition]. ISBN 9781782893714.
  5. ^ Lee, Jin-kyung (2010). Service Economies: Militarism, Sex Work, and Migrant Labor in South Korea (bằng tiếng Anh). U of Minnesota Press. tr. 37. ISBN 9780816651252.
  6. ^ Baldwin, Frank; Jones, Diane; Jones, Michael. America's rented troops: South Koreans in Vietnam. American Friends Service Committee.
  7. ^ Journal, The Asia Pacific. “Anatomy of US and South Korean Massacres in the Vietnamese Year of the Monkey, 1968 | The Asia-Pacific Journal: Japan Focus”. apjjf.org. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “[Reportage part I] S. Koreans apologize on 50th anniversary of Vietnam War massacres”. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ a b “Apocalypse Then”. Newsweek. ngày 9 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Quyết định cử quân đội sang Nam Việt Nam chiến đấu năm 1965”. Donga Ilbo. 2 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ Niên đại Lục quân Hoa Kỳ lần thứ 8 năm 1972 (PDF) (Bản báo cáo). tr. 22–24 – qua Viện An ninh và Bền vững Nautilus.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hàn_Quốc_trong_chiến_tranh_Việt_Nam&oldid=71442401” Thể loại:
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Quân sự Hàn Quốc
  • Chiến tranh liên quan tới Hàn Quốc
  • Lịch sử quân đội Hàn Quốc
Thể loại ẩn:
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
  • Trang có tham số bản mẫu khóa trang không đúng

Từ khóa » đặc Công Việt Nam đánh Lính Hàn Quốc