Hạn Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Là Gì Theo Quy định Mới - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư, hôm qua tôi mới đi khám bệnh ở bệnh viện huyện. Tuy nhiên, họ nói bảo hiểm y tế của tôi đã hết hạn. Tôi muốn hỏi hạn thẻ bảo hiểm y tế là gì? Nếu muốn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế thì tôi cần làm những gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là một giấy tờ rất quan trọng làm căn cứ để người dân được thanh toán các chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên để được hưởng quyền lợi này thì thẻ BHYT của người bệnh bắt buộc phải còn giá trị sử dụng. Vậy thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm y tế
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Theo đó, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế được áp dụng với các đối tượng nhất định đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế
Mức hưởng bảo hiểm y tế mới được quy định thế nào?
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
– 100% chi phí khám; chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám; chữa bệnh nếu là đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014; trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Trước đây là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, năm 2021, nếu có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
Hạn thẻ bảo hiểm y tế là gì theo quy định mới
Trước đây, mẫu thẻ BHYT cũ có ghi cụ thể về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST thì từ 01/8/2017 sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ BHYT nữa mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng.
Cùng với đó, tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ BHYT mới từ 01/4/2021, mẫu mới này cũng chỉ ghi nhận thời điểm thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, người dân vẫn có thể căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH để xác định thời hạn sử dụng của thẻ BHYT của từng đối tượng tham gia BHYT như sau:
– Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
– Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Trẻ em dưới 06 tuổi:
+ Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
+ Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Thủ tục, hồ sơ hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Người có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục phải thực hiện:
Trường hợp 1: Số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
– Chỉ cần thực hiện đúng thủ tục khám chữa bệnh thì không phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Trường hợp 2: Số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
– Đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để yêu cầu thanh toán phần chi phí đồng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Ngoài ra cần các giấy tờ sau:
– Thẻ bảo hiểm y tế;
– Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao);
– Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).
Có thể bạn quan tâm
- Giải mã ý nghĩa chữ số trên thẻ Bảo hiểm y tế
- Thời gian gia hạn bảo hiểm y tế bao lâu có hiệu lực
- Phương thức và mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
- Mua bảo hiểm y tế cho người tạm trú như thế nào?
- Cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện online năm 2022
- Cách tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Hạn thẻ bảo hiểm y tế là gì theo quy định mới”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý, hành chính, thủ tục giải thể công ty, Thành lập công ty, Tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng độc thân; Bảo hộ bản quyền tác giả….., hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Câu hỏi thường gặp
Gia hạn thẻ BHYT khi hết hạn như thế nào?Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương đương với số tiền đóng BHYT, trường hợp chậm đóng thẻ BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ sẽ hết hạn.Kể từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế đang dùng hết hạn; trong vòng 10 ngày, người tham gia bảo hiểm y tế phải tiến hành làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT để nhận được những ưu đãi dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 05 năm trở lên.
Qũy bảo hiểm y tế là gì?Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác; được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là những ai?Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.– Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Hạn Sử Dụng Ghi Trên Thẻ Bảo Hiểm Y Tế
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Là Bao Lâu? - LuatVietnam
-
Cách Xác định Hạn Sử Dụng Thẻ Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) Năm 2022 ?
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế - Thư Viện Pháp Luật
-
Tra Cứu Giá Trị Sử Dụng Thẻ BHYT
-
Thời Hạn Sử Dụng Thẻ BHYT được Ghi ở đâu Trên Thẻ BHYT?
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế? Bao Lâu Thì Phải đi Gia Hạn ...
-
Bảo Hiểm Y Tế Có Thời Hạn Bao Lâu? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Không Ghi Thời Hạn Trên Thẻ BHYT, Người Dân Gặp Nhiều Khó Khăn ...
-
Tại Sao Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Không Ghi Thời Hạn Hết Giá Trị Sử Dụng?
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế - Báo Lao Động
-
[DOC] Nhiều Mức Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế
-
Vì Sao Thẻ Bhyt Không Ghi Thời điểm Hết Hạn Sử Dụng? Có Phải Thẻ ...