Hàng Chục Tỷ Kè Cứng Hồ Đầm Hồng, Phường Không Dám Tiếp Quản

Lý do là công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Chưa bàn giao đã xuống cấp

Dự án cải tạo đầm Hồng (còn gọi là hồ Khương Trung 1-2), hồ Phương Liệt, hồ Tân Mai được phê duyệt từ tháng 7/2010 với mục đích thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội, chống lấn chiếm hồ. 

{keywords}
Đầm Hồng đã được kè bê tông để bảo vệ

Dự án do Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội (nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường thoát nước Hà Nội) làm chủ đầu tư, Tổng công ty xây dựng Hà Nội (nay là Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP) là nhà thầu thi công.

Sau đó, Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP đã giao cho công ty CP Thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp (công ty con trực thuộc) thi công.

Tổng giá trị dự án gần 122 tỷ đồng; thời gian hoàn thành dự án là 609 ngày (từ thời điểm ký kết hợp đồng đến tháng 5/2012).

Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng nên được gia hạn hoàn thành sang tháng 9/2016.

{keywords}
Dự án tiêu tốn kinh phí hàng chục tỷ đồng, chưa được bàn giao đã bị xuống cấp

Tuy nhiên, sau gần chục năm dự án được triển khai, cảnh quan xung quanh hồ vẫn không mấy sáng sủa.

Đơn vị thi công đã hoàn thành việc kè ven bờ, lát gạch đường dạo, hệ thống cột chiếu sáng, cây xanh, trạm thu gom nước thải đặt ở góc hồ… Tuy nhiên, công trình chưa được bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Hải, người dân sống cạnh hồ ngao ngán: “Khi hồ được kè, chúng tôi rất mừng vì sẽ có cảnh quan đẹp đẽ như nhiều dự án kè hồ khác. Thế nhưng, từ khi hoàn thành đến nay, công trình này nhìn nhôm nhoam, chắp vá, có cột đèn chiếu sáng xung quanh hồ nhưng chưa một ngày bật điện; nhiều cột điện đã bị gãy, đổ mà không có ai đến sửa”. 

{keywords}
Cột điện chiếu sáng ven hồ bị bật gốc

Quả thực, gần chục cột đèn chiếu sáng ven đầm Hồng bị gãy đổ, nằm ngả trên mặt nước. Có cột đèn chỉ còn trơ lại chân đế, thân cột bằng kim loại đã bị lấy mất; có những cột đèn bị mất nắp hộp kỹ thuật, lòi cả dây điện ra ngoài.

Đường ven hồ được lát đá nhưng không có bờ bao đường đi với mép nước, cây xanh ven hồ không ra hàng lối, có những cây mọc giữa đường, tạo thành vật cản. Cỏ dại mọc um tùm lan ra đường, nhiều chỗ bị nước thải từ các sân bóng tạm xung quanh chảy tràn lênh láng xuống mặt đường...

Hàng cột sắt gắn dây xích để làm rào chắn con đường dân sinh nằm giữa hai hồ Khương Trung 1 - Khương Trung 2 cũng bị hoen rỉ.

Từ chối tiếp nhận

Chủ tịch phường Khương Đình Vũ Quang Trung cho biết, phường đã cử cán bộ đô thị xuống kiểm tra, lập biên bản thực trạng để báo cáo UBND quận Thanh Xuân, đề nghị chủ dự án khắc phục, hoàn thiện dự án mới tiếp nhận bàn giao.

Ngày 5/8, ông Phạm Thanh Nghị, cán bộ đô thị phường Khương Đình cùng đội quản lý duy trì hồ (công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội) đi kiểm tra, lập biên bản hiện trạng. 

{keywords}
Cỏ dại mọc che lấp đường dạo ven hồ

“Chủ đầu tư đề nghị quận Thanh Xuân tiếp nhận công trình, tuy nhiên kiểm tra thực tế không như hồ sơ thiết kế dự án nên phường lập biên bản báo cáo quận. Khi nào chủ đầu tư sửa chữa, khắc phục đúng như trong bản vẽ, lúc đó quận mới tiếp quản và giao cho phường có trách nhiệm sử dụng, bảo vệ công trình”, ông Nghị cho biết.

Ông Đặng Quốc Việt, Giám đốc hiện trường gói thầu cải tạo hồ (đại diện đơn vị thi công) cho biết: công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng từ ngày 19/12/2016. Theo hợp đồng, thời hạn bảo hành là 24 tháng nên đã kết thúc bảo hành vào cuối năm 2018. Khi đó, Cục Giám định chất lượng (Bộ Xây dựng) đã kiểm định chứng nhận công trình đảm bảo chất lượng, kỹ thuật đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào sử dụng.

{keywords}
Hàng lan can sắt hoen rỉ 

"Tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có phần lòng hồ, kè hồ, trạm bơm được bàn giao cho đơn vị quản lý là công ty TNHH Thoát nước Hà Nội. Các hạng mục trạm biến áp, điện chiếu sáng, vỉa hè, lan can, cây xanh đều trong tình trạng không ai quản lý", ông Việt thừa nhận.

"Các hạng mục tại hồ Khương Trung 1 và các hồ khác bị xuống cấp, hư hỏng thuộc trách nhiệm của Ban QLDA, bởi sau khi nhận bàn giao công trình từ nhà thầu, chủ đầu tư đã không bàn giao công trình cho các đơn vị quản lý. Chúng tôi cũng nhiều lần gửi văn bản cho Ban quản lý dự án yêu cầu thanh toán nốt giá trị công trình nhưng không được hợp tác".

Trước tình trạng thiết bị xuống cấp, hư hỏng, ngày 7/6, Hancorp đã có văn bản gửi chủ đầu tư thông báo tình hình.

Ngày 14/6, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Ban quản lý dự án xem xét, giải quyết các kiến nghị của Hancorp để xử lý dứt điểm tình trạng công trình tiền tỷ không có đơn vị quản lý.

Ngày 4/9, UBND TP Hà Nội tiếp tục ra văn bản gửi các Sở KH-ĐT, Xây dựng, Tài chính, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội, công ty Hancorp, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét giải quyết sự việc trước ngày 20/9.

Thái Bình

Camera canh giữ ngày đêm, cá koi Nhật vẫn chết trên sông Tô Lịch

Camera canh giữ ngày đêm, cá koi Nhật vẫn chết trên sông Tô Lịch

Một số con cá Koi Nhật Bản đã chết sau 3 ngày thả xuống bể xử lý nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch.

Từ khóa » Diện Tích Hồ đầm Hồng