Hàng Hóa Thiết Yếu Là Gì? Cách Kinh Doanh Hàng Hóa Thiết ... - POS365

Tin tức POS365

Kinh doanh hàng hóa thiết yếu là một trong những mô hình kinh doanh mang đến sự an toàn cũng như hiệu quả kinh doanh tốt. Những mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng hàng ngày, có tần suất mua nhiều và có tỷ lệ mua lại rất cao. Khái niệm hàng hóa thiết yếu được quan tâm nhiều hơn khi dịch bệnh bùng pháp, mọi hoạt động kinh doanh để phải tạm dừng. Riêng mặt hàng thiết yếu vẫn được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu sống của con người.

Hàng hóa thiết yếu là gì? Cách kinh doanh hàng hóa thiết yếu hiệu quả

Vậy mặt hàng thiết yếu là gì? Đâu là hướng đi tốt khi kinh doanh hàng hóa thiết yếu hiện nay. Hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

I. Hàng hóa thiết yếu là gì?

Hàng hóa thiết yếu là ám chỉ những mặt hàng có tầm quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Những mặt hàng này tiêu thụ hàng ngày và không thể thiếu trong cuộc sống, sinh hoạt của con người.

Hàng hóa thiết yếu cũng rất đa dạng về số lượng và chủng loại. Tất cả những mặt hàng này đều phục vụ những nhu cầu ở mức cơ bản cho người dân. Chỉ thị của nhà nước đưa ra về việc đóng của hầu hết các cơ sở kinh doanh, ngoại trừ hàng hóa thiết yếu đã thấy được tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống và an sinh xã hội.

Kinh doanh hàng hóa thiết yếu

Các mặt hàng thiết yếu có thể kể đến như đồ ăn, thức uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân… Những mặt hàng trong danh mục hàng hóa thiết yếu cũng khá đa dạng. Vì vậy, chủ kinh doanh có thể thoải mái lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp nhất.

II. Quy định về mặt hàng thiết yếu

Theo công văn 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu như sau:

  • Nhóm thực phẩm bao gồm các sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ như thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế như thực phẩm chức năng, nước uống đóng chai, vật liệu bao gói, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,...

  • Nhóm thực phẩm, sản phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Ngũ cốc, ngũ cốc đã sơ chế; thịt và các sản phẩm từ thịt như: thịt tươi, ướp đá, đông lạnh, phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm, đồ hộp, hun khói hoặc sản phẩm phối chế có chứa thịt như giò, chả, pate…; thủy sản và sản phẩm thủy sản gồm: thủy sản tươi sống, sơ chế, sản phẩm chế biến từ thủy sản và phụ phẩm thủy sản làm thực phẩm…

  • Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,...

  • Nhóm nhiên liệu, năng lượng bao gồm xăng dầu, than, khí dầu mỏ hóa lỏng,...

  • Các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

III. Danh mục hàng hóa thiết yếu

Việc phân danh mục hàng hóa thiết yếu giúp người dân cũng như chủ kinh doanh nắm bắt được những sản phẩm thuộc mặt hàng thiết yếu một cách đầy đủ và chính xác nhất. Theo như quy định, hàng hóa thiết yếu được chia làm 4 nhóm hàng hóa, phục vụ đầy đủ các nhu cầu cần thiết của người dân như sau:

1. Mặt hàng thực phẩm

Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu quan trọng nhất, giúp con người duy trì sự sống cũng như là mặt hàng mà con người phải tiêu thụ hàng ngày. Những mặt hàng thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh đảm bảo khả năng lao động.

Những mặt hàng thực phẩm bao gồm:

  • Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp (các loại chế phẩm từ gạo), các loại đậu, khoai, bột và các loại tinh bột….

  • Nhóm mặt hàng thực phẩm chế biến: thịt và các chế phẩm từ thịt, thủy sản và các chế phẩm từ hải sản, trái cây, rau củ, trứng và các chế phẩm từ trứng…

  • Nhóm mặt hàng công nghệ phẩm: các loại bánh kẹo, sữa và các chế phẩm từ sữa, mì gói, miến, các loại gia vị nấu ăn, nước giải khát....

Ngoài ra nhóm hàng thực phẩm cũng thường xuyên được bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm theo mua, theo xu hướng của thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Danh mục sản phẩm hàng hóa thiết yếu

2. Mặt hàng tiêu dùng

Mặt hàng tiêu dùng là những sản phẩm được sử dụng thường xuyên, hàng ngày và có lượt tiêu thụ rất cao. Những mặt hàng này giúp con người duy tri sinh hoạt một cách thoải mái, hàng ngày như:

  • Các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: khăn giấy, giấy vệ sinh, tã bỉm, băng vệ sinh, sữa rửa mặt, sữa tắm, kem chống nắng.

  • Các sản phẩm chăm sóc cơ thể: Dầu gội đầu, dưỡng tóc, kem đánh răng, nước rửa bát, nước lau nhà…

Đây là những mặt hàng thiết yếu mà gia đình nào cũng cần, số lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng rất cao, doanh thu đều và lượng khách hàng mua lại cao. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn mặt hàng này để kinh doanh, vì giá trị nhỏ, bảo quản lâu dài, khách hàng không quá khắt khe vì những sản phẩm này thường đã có thương hiệu, khách hàng mua lại nhiều lần.

Với việc kinh doanh mặt hàng thiết yếu này, vốn bỏ ra cũng không quá nhiều, lượng vốn nhanh thu hồi và khả năng bán hàng rất cao, có thể kết hợp cả bán hàng online và bán hàng truyền thống để gia tăng số lượng đơn hàng.

Mặt hàng tiêu dùng

3. Các mặt hàng văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm cũng là một trong những mặt hàng thiết yếu mà chủ kinh doanh có thể cân nhắc. Đây là mặt hàng khá phổ biến và cần thiết, với nhu cầu lớn ở nhiều độ tuổi và nhiều đối tượng khác nhau. Những sản phẩm thuộc mặt hàng văn phòng phẩm bao gồm: bút, thước, sách vở, đồ dùng học tập, phấn, bảng…

Những sản phẩm này được phục vụ ở nhiều đơn vị cũng như nhiều đối tượng khác nhau như công ty, trung tâm thương mại, trường học… Với nhu cầu thị trường ngày càng tăng, đây sẽ là mặt hàng kinh doanh mang lại tiềm năng kinh doanh rất lớn.

Các mặt hàng văn phòng phẩm

4. Các loại mặt hàng thiết yếu khác

Những mặt hàng thiết yếu cũng phục vô cùng quan trọng đối với cuộc sống cũng như sinh hoạt của con người như:

  • Mặt hàng y tế: các loại thuốc, khẩu trang, thiết bị y tế…

  • Mặt hàng nguyên, vật liệu: xăng, dầu, các loại khí đốt, gia..

  • Nguyên liệu phục vụ: sắt, phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…

Những loại vận dụng trên là những mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên chủ kinh doanh cũng nên cân nhắc khi kinh doanh mặt hàng này. Vì những mặt hàng này thuộc ngành đặc thù, việc buôn bán cũng phải đủ kiều kiện và đảm bảo một số quy định khắt khe. Tuy nhiên, khi kinh doanh những sản phẩm trên lại mang lại nguồn lợi rất lớn. Nhu cầu nhiều, sự lựa chọn cũng ít nên lợi nhuận và khách hàng cũng nhiều hơn, mức độ cạnh tranh cũng ít hơn.

IV. Xu hướng kinh doanh hàng hóa thiết yếu hiệu quả trong mùa dịch

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc kinh doanh sẽ gặp không ít những khó khăn cũng như rủi ro. Việc mà các chủ kinh doanh hiện nay cần phải lên một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chú ý là lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp, có những biến đổi linh hoạt khi dịch bệnh không may ập đến.

Nhiều chủ kinh doanh hiện nay đã chuyển hướng sang kinh doanh những mặt hàng thiết yếu. Đây được xem là hướng đi không ngoan khi tình hình dịch bệnh đang còn khá phức tạp và khó kiểm soát trong tương lai.

Xu hướng kinh doanh hàng hóa thiết yếu hiệu quả

Xu hướng kinh doanh online được đẩy mạnh và là một trong những hướng đi hiệu quả hiện nay. Với việc kinh doanh những mặt hàng thiết yếu cũng vậy. Giải pháp kinh doanh online cũng mang lại những hiệu quả nhất định, gia tăng doanh thu một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, chủ kinh doanh cũng cần lưu ý những vấn đề sau để đưa ra cho mình hướng kinh doanh online mặt hàng thiết yếu hiệu quả.

1. Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

Xu hướng kinh doanh đa kênh hiện nay khá phổ biến, nó không những gia tăng nguồn thu nhập, đơn hàng mà nó còn giúp cho chủ kinh doanh quảng bá thương hiệu một cách rộng hơn.

Tuy nhiên, với lợi thế là vậy nhưng khi áp dụng quá nhiều kênh bán hàng khác nhau nó cũng mang lại những rủi ro và khó khăn riêng. Việc quản lý nhiều kênh bán hàng kiến cho chủ kinh doanh không có thời gian chăm chút cho từng kênh, nên hiệu quả cũng không được cao.

Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp nhất

Đặc thù của những kênh bán hàng là khác nhau, vì vậy việc áp dụng bán hàng trên từng kênh cũng phải khác nhau. Với những người mới kinh doanh cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành nhiều kênh bán hàng cũng một lúc thì hướng đi an toàn nhất là lựa chọn một vài kênh bán hàng phù hợp và tập trung vào nó.

Đối với kinh doanh mặt hàng thiết yếu online thì có rất nhiều kênh để lựa chọn như bán hàng trên mạng xã hội (facebook, zalo, instagram…) hay trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…

2. Quản lý đơn hàng

Với sự đang dạng về mặt hàng kinh doanh, vì vậy mà việc quản lý cũng phải được chú trọng. Các yếu tố về đơn hàng rất quan trọng khi kinh doanh online. Từ khâu nhận đơn đến khi giao cho khách, bạn phải kiểm soát tốt đơn hàng của mình.

Để giúp bạn thực hiện quản lý đơn hàng hiệu quả hơn, bạn nên dùng đến sự trợ giúp của các phần mềm quản lý bán hàng thông minh. Bạn không thể ghi nhớ hàng trăm tới hàng nghìn thông tin của sản phẩm, hay những đơn hàng của bạn. Vì vậy việc sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng là cách tối ưu nhất. Phần mềm quản lý bán hàng POS365 đang là một trong những phần mềm mang lại nhiều tiện ích nhất cho khách hàng từ khâu order nhận đơn đến lúc giao hàng cho khách.

Bên cạnh đó, việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng cần chú ý những vấn đề về việc vận chuyển đơn hàng, lựa chọn những kênh giao hàng uy tín, chất lượng để hàng hóa thiết yếu đến tay khách hàng một cách nhanh và an toàn nhất. Hiểu rõ vấn đề giao hàng là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh nên chủ kinh doanh cần phải chú ý điều này.

3. Đảm bảo nguồn hàng chất lượng

Với hàng hóa thiết yếu, việc quản lý số lượng đơn hàng, nguồn hàng và hàng tồn kho là yếu tố quan trọng bậc nhất để duy trì việc kinh doanh. Nếu bạn không nắm được số lượng đơn hàng, quản lý hàng trong kho thì việc kinh doanh của bạn sẽ sớm đi vào bế tắc.

Đảm bảo nguồn hàng chất lượng

Kinh doanh hàng hóa thiết yếu cũng có những đặc thù riêng của nó, việc số lượng mặt hàng nhiều sẽ khiến cho chủ kinh doanh khó kiểm soát. Nguồn hàng đầy đủ, chất lượng là những gì chủ kinh doanh phải đảm bao. Nếu không làm tốt điều này thì rất dễ để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng cũng như mất khách.

Khi bạn kinh doanh mặt hàng thiết yếu đa kênh thì nguồn hàng cần phải đảm bảo. Người tiêu dùng yêu cầu mặt hàng thiết yếu phải đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của họ. Vì vậy bạn cần phải đảm bảo đủ đơn hàng mà khách hàng đặt.

4. Đánh giá điều chỉnh hoạt động kinh doanh

Việc tự đánh giá hoạt động kinh doanh sẽ giúp bạn nhận ra những điểm hạn chế của mình trong quá trình kinh doanh. Điều đó giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh hướng kinh doanh tốt hơn trong tương lai.

Với đặc thù là kinh doanh online và mặt hàng thiết yếu nên số lượng sản phẩm rất nhiều, việc giao nhận của khách hàng cũng là thông qua một kênh vận chuyển khác nên sẽ xảy ra những trường hợp như bom hàng, hoàn trả hàng. Để kiểm soát được vấn đề này thì bạn nên có sự giám sát một cách chặn chẽ thông qua hệ thống quản lý đơn hàng.

Vì số lượng đơn hàng, số lượng mặt hàng là rất nhiều, vì vậy việc quản lý bằng những phương pháp truyền thống là không khả quan.

5. Quản lý hàng hóa thiết yếu bằng phần mềm POS365

Khi mở cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu sẽ gặp phải tình trạng số lượng hàng hóa tồn kho quá nhiều có thể gây khó khăn trong việc quản lý sản phẩm sao cho phù hợp. Chính vì vậy, việc sử dụng phần mềm POS365 là giải pháp quản lý số lượng khách hàng và doanh nghiệp hiệu quả với nhiều tính năng ưu việt như xem báo cáo từ xa, tương thích trên nhiều thiết bị, quản lý kho chính xác, tiện lợi, thanh toán không cần tiền mặt,... Bạn hãy yên tâm rằng, với số lượng hàng hóa lớn thì phần mềm quản lý bán hàng POS365 sẽ giúp bạn kiểm soát hàng hóa cả trong online và offline vô cùng dễ dàng.

Quản lý hàng hóa thiết yếu bằng phần mềm POS365

Kết luận:

Với những thông tin mà POS365 đã mang đến về hàng hóa thiết yếu cũng như hướng kinh doanh hiệu quả cho mặt hàng này. Mong rằng bạn sẽ lập được cho mình hướng kinh doanh phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong thời điểm này. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Ngành Thiết Yếu Là Gì