Hàng Rào Phi Thuế Quan Của Hoa Kỳ đối Với Xuất Khẩu Dệt May Và ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Thương mại
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.36 KB, 27 trang )
ContentsContents 1LỜI MỞ ĐẦU 2KẾT LUẬN 23Nhóm 3 TMA301.3LỜI MỞ ĐẦUNgày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao chính thức với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mở ra một trang mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đặc biệt hơn sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (10/12/2001), quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển đáng kể, kim ngạch hàng hóa hai chiều tăng mạnh, mở ra cho các doanh nghiệp hai nước cơ hội đầu tư, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho tiến trình phát triển Việt Nam – Hoa Kỳ sau bình thường hóa quan hệ. Hiện nay, Hoa Kỳ đã đạt vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và vươn lên thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Đây thật sự là một thị trường lớn mang nhiều tiềm năng hứa hẹn với ngành xuất khẩu của Việt Nam.Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản đựợc xếp vào nhóm sản phẩm cơ bản, luôn trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu trên quy mô toàn cầu. Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tính riêng 5 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, mang về 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị so với cùng kì năm trước. Bên cạnh mặt hàng thủy sản thì dệt may cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009, đặc biệt trong đó, xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ đạt doanh thu lớn nhất, hơn 6 tỷ USD. Như vậy có thể thấy cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hai mặt hàng này còn rất nhiều, tuy nhiên áp lực cạnh tranh cũng rất lớn. Nếu muốn trụ vững trên thương trường quốc tế, đặc biệt khi một số nước tham gia xuất khẩu tăng lên và mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời các nước nhập khẩu đang đưa ra những hàng rào thương mại ngày càng khắt khe hơn, điển hình như là những rào cản phi thuế quan từ một thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, thì các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và thủy sản của Việt Nam cần phải làm 2Nhóm 3 TMA301.3gì để vượt qua những hàng rào phi thuế quan đó? Đây là một bài toàn khó với không ít doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng này cùng sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dệt may và thủy sản của Việt Nam”.Trong phạm vi hiểu biết của mình, chắc chắn bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong những ý kiến đóng góp từ thầy để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy!I. Khái quát chung về hàng rào phi thuế quan1. Khái niệm và vai trò3Nhóm 3 TMA301.3Hiên nay có rất nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan (Non – Tariff Measures _NTM). Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 1997 đã đưa ra định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”. WTO cũng xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính chất cản trở đối với thương mại và không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học hoặc bình đẳng”.Như vậy, hàng rào phi thuế quan có thể được hiểu là những biện pháp phi thuế quan mang tính chất cản trở đối với thương mại và không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học hoặc bình đẳng, được chính phủ một số nước đưa ra để chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Hàng rào phi thuế quan có vai trò rất lớn trong việc quản lý nhập khẩu của 1 quốc gia. Hiện nay có hai nhóm công cụ để điều hành nhập khẩu là hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Hàng rào thuế quan mang lại hiệu quả rất lớn, tuy nhiên nó lại quá lộ liễu và hơn thế nữa, xu hướng chung của các vòng đàm phán trên thế giới là hướng đến cắt giảm thuế quan, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Bởi vậy, hàng rào phi thuế quan lại được các nước lựa chọn sử dụng nhiều hơn với nhiều biện pháp khác nhau, có tác dụng bảo hộ tốt hơn, tinh vi và nhạy cảm hơn. Các quốc gia thường sử dụng hàng rào này đẻ giảm tối thiểu lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ thị trường trong nước, điều chỉnh và quản lý chính sách nhập khẩu theo đúng phương hướng đã đề ra.2. Các loại hàng rào phi thuế quan.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượnga) Cấm nhập khẩub) Hạn ngạch nhập khẩu.c) Giấy phép nhập khẩu hàng hóa2.2. Các biện pháp tương đương thuế quan (Para-tariff measures)Các biện pháp tương đương thuế quan là các biện pháp làm tăng giá nhập khẩu theo cách tương tự thuế quan. Ngoài ra các biện pháp quản lý giá bán trong nước có thể tác động trực tiếp hay giá bán tới giá bán hàng nhập khẩu.a) Xác định giá trị hải quan (Custom Valuation)b) Định giá (Pricing)c) Biến phí (Variable charges)d) Phụ thu (Surcharges)2.3. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệpa) Quyền kinh doanh nhập khẩub) Đầu mối nhập khẩu4Nhóm 3 TMA301.32.4. Các rào cản kỹ thuậtRào cản kỹ thuật thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật đó.Một số loại rào cản kỹ thuật:• Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật• Kiểm dịch động, thực vật• Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa• Các quy định về môi trường2.5. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoàiĐó là các yêu cầu đối với các dự án đầu tư nước ngoài về:• Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa• Yêu cầu về tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc• Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước2.6. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụNhiều ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại thường được Nhà nước sử dụng như một công cụ quản lý nhập khẩu như:• Dịch vụ phân phối• Dịch vụ tài chính ngân hàng2.7. Các biện pháp quản lý hành chínhCác rào cản về thủ tục hành chính sau có tác dụng cản trở nhất định đối với lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất nội địa:• Đặt cọc nhập khẩu• Hàng đổi hàng• Thủ tục hải quan• Mua sắm chính phủ2.8. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thờiTrong các hoạt động thương mại quốc tế thường xảy ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp dụng chính sách phân biệt đối xử. Theo GATT/1994 nếu bị đẩy vào tình trạng trên thì các quốc gia được phép áp dụng các biện pháp đối kháng:5Nhóm 3 TMA301.3• Thuế chống bán phá giá• Thuế chống trợ cấp• Thuế chống phân biệt đối xử3. Quy định của WTO về điều kiện, cách thức áp dụng hàng rào phi thuế quan3.1. Các biện pháp hạn chế định lượnga) Cấm nhập khẩuCấm nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế và nói chung WTO không cho phép sử dụng. Tuy nhiên, do trình độ phát triển giữa các quốc gia là không đồng đều nên các quốc gia vẫn có thể thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu, trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp sau:• Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia• Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội• Cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật• Liên quan tới xuất khẩu và nhập khẩu vàng, bạc• Cần thiết để bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ• Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếmVới điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan đến chúng.b) Hạn ngạch nhập khẩuWTO cho phép được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt sau:• Áp dụng hạn ngạch nhằm hạn chế tạm thời ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác.• Áp dụng hạn ngạch để bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của nước mình.Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong trương trình trợ giúp của chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.Ngoài ra, các biện pháp này còn được áp dụng trong các trường hợp như: bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật, xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, tài nguyên khan hiếm…Khi sử dụng hạn ngạch WTO yêu cầu các quốc gia phải thực hiện kèm theo các điều kiện như sau:6Nhóm 3 TMA301.3• Thực hiện biện pháp này phải kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng.• Cam kết không làm ảnh hưởng tới các nước thành viên khác đồng thời phải dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó gỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO.• Do tính pháp lý không cao và thời gian trung bình thường một năm trở lại, nên khi áp dụng hạn ngạch, các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có.• Nếu quota áp dụng cho từng nước thì phải đạt được thỏa thuận về phân phối hạn ngạch với các nước thành viên có liên quan đến lợi ích với nước mình.c) Giấy phép nhập khẩu hàng hóaĐược thể hiện thông qua Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (ILP – Import Licensing Procedure Agreement):• Quy định đối với cơ quan cấp giấy (Điều 1.1,2,3)• Chế độ cấp giấy và quản lý giấy phép không phiền toái hơn mức cần thiết, trong đó có tính đến mục đích áp dụng;• Nội dung giấy và thủ tục cấp cần phải minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán được;• Bảo vệ những nhà nhập khẩu và nhà cung cấp nước ngoài khỏi bị trậm trễ không cần thiết do những quyết định độc đoán;Các thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp những thủ tục đó. Các quy tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý.Cần phải công khai các thông tin liên quan đến thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn trước 21 ngày khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính, trường hợp đặc biệt không quá ba cơ quan. Nhà nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép có thể tiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập không cần giấy phép.Cấp phép tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cầu giấy phép đặt ra. Các thủ tục cấp phép tự động cần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mầ chúng được sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý số lượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở cấp phép.7Nhóm 3 TMA301.3• Quy định với các nước thành viên− Phải công bố tất cả các quy định về cấp phép nhập khẩu, để các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và Chính phủ của họ hiểu đầy đủ về:− Công bố tư cách của các cá nhân, các công ty và các tổ chức làm đơn xin phép;− Công bố cơ quan hành chính chịu trách nhiệm cấp phép và công bố những sản phẩm cần phải có giấy phép/3.2. Các quy định về hàng rào kỹ thuậtWTO yêu cầu các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục xác định sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa. Các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu.v.v mà nước này cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.WTO yêu cầu các thành viên tích cực soạn thảo các tiêu chuẩn, và tham gia vào các tổ chức đo lường quốc tế như ISO.Trong trường hợp các quốc gia không có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc không thể áp dụng các tiêu chuẩn này vì lý do gây phương hại tới lợi ích quốc gia thì cần:• Sớm công bố trên báo chí giúp các nước khác biết tiêu chuẩn mà nước mình áp dụng.• Các quốc gia thông báo cho ban thư ký WTO biết về hệ thống tiêu chuẩn mà mình áp dụng và phải giải trình mục đích nước mình áp dụng.• Khi có các yêu cầu quốc gia phải cung cấp chi tiết hoặc bản sao các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước mình áp dụng cho các nước thành viên khác• Các quốc gia phải dành thời gian hợp lý để các nước khác góp ý đối với việc soạn thảo các tiêu chuẩn này.II. Thực trạng xuất khẩu ba mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 20101. Hàng dệt may:Ngành dệt may xuất khẩu là một ngành đang được coi trọng và đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Là một ngành công nghiệp nhẹ, ngành dệt may xuất khẩu đã đem lại cho đất nước những nguồn thặng dư đáng kể. Do vậy việc tăng cường xuất khẩu hàng dệt may là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trong 8Nhóm 3 TMA301.3nước. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch. Những thành công trong thị trường quốc tế, đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam.Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ cũng được đánh giá là một thị trường đầy màu sắc do thị hiếu tiêu dùng ở quốc gia này rất đa dạng, không giống như thị trường EU vốn được coi là khá quy tắc trong việc lựa chọn mẫu mã hàng dệt may. Hoa Kỳ là quốc gia đa sắc tộc có tỷ lệ nhập cư khá lớn trên thế giới, do vậy nhu cầu về hàng dệt may cũng có sự phong phú hơn, tạo sự kích thích cho các quốc gia xuất khẩu không ngừng đổi mới mẫu mã, kiểu cách thu hút, tấn công vào thị trường này. Chính yếu tố này đã hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ hơn là các thị trường khác trên thế giới.Bảng: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2010Năm Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (triệu USD)Tỷ trọng hàng dệt may trong hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ(%)Tỷ trọng thị trường Hoa Kỳ trong xuất khẩu hàng dệt may (%)2001 47.5 4.46 3.882002 975.8 39.78 34.602003 1973 49.95 48.042004 2474 49.24 56.002005 2591 43.74 54.142006 3045 38.81 52.182007 4465 44.19 57.702008 5116 42.90 56.332009 5000 43.78 55.102010 5712 40.12 51.00(các tính toán con số xấp xỉ dựa trên nguồn số liệu từ www.gso.gov.vn, www.customs.gov.vn, www.vietnamtextile.org.vn )Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn đánh dấu nhiều sự thay đổi bước ngoặt quan trọng trong hệ thương mại Việt-Hoa Kỳ như: Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực (2002), Việt Nam gia nhập WTO (2007), bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và Hoa Kỳ áp đặt “Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam”.v.v. Những biến động này ít nhiều đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, cụ thể: - Trước khi Hiệp định Thương mại Việt - Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chiếm chưa đến 1% tổng kim 9Nhóm 3 TMA301.3ngạch nhập khẩu hàng năm hàng dệt may của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đúng như nhiều chuyên gia đã dự đoán, năm 2002 (sau khi Hiệp định thương mại Việt - Hoa Kỳ có hiệu lực), xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 975,8 triệu USD so với mức 47,5 triệu USD của năm 2001, tăng 1.954,3%, đứng thứ 1 về kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, xuất khẩu của hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh, đạt mức 5,71 tỉ USD vào năm 2010.- Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng tương ứng, từ mức xấp xỉ 34,6% vào năm 2002 lên gần 57,7% vào năm 2007 và đến nay con số hiện tại đang là 51% trong năm 2010. Đáng chú ý hơn cả là trong giai đoạn 2005-2010, trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thì thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 23%/năm. 2. Thủy sảnThuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam với kim ngạch hàng năm đạt trên 1 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là ba thị trường hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Hoa Kỳ là 1 thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ với sức mua lớn, đa dạng về chủng loại, nhu cầu hàng hóa; trong đó thủy sản là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước Hoa Kỳ. Trong những năm qua xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng nhanh về giá trị kim ngạch xuất khẩu.10Nhóm 3 TMA301.3Bảng: Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳgiai đoạn 2001-2010Năm Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (triệu USD)Tỷ trọng hàng thủy sản trong hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ(%)Tỷ trọng thị trường Hoa Kỳ trong xuất khẩu hàng thủy sản(%)2001 489.00 45.90 27.52002 654.98 26.70 32.42003 777.66 19.69 35.32004 522.00 10.40 25.12005 629.97 10.60 23.02006 678.64 7.63 20.12007 740.00 7.32 19.12008 850.00 7.15 14.02009 713.36 6.50 16.82010 971.56 6.90 19.3(các tính toán con số xấp xỉ dựa trên nguồn số liệu từ www.gso.gov.vn, www.customs.gov.vn, />Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực 2002 đã góp phần thúc đẩy thương mại song phương. Giá trị xuất khẩu lúc này tăng lên 654.98 tăng 13,4% so với cùng kì năm 2001. Kim ngạch tiếp tục tăng cao vào năm 2003 lên đến 777,67 triệu USD chiếm 35,3% hàng xuất khẩu thủy sản và bị sụt giảm đáng kể sau vụ kiện cá tra cá basa. Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá cao nên kim ngạch sụt giảm còn 522 triệu USD vào năm 2004.Tuy nhiên nhờ có sự tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và tích cực nghiên cứu tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao. Cộng với việc bối cảnh thị trường cá thịt trắng thế giới đang rất khó khăn, do nguồn lợi các loài cá này bị suy giảm mạnh, dẫn tới sản lượng khai thác bị khống chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn không ngừng tăng, việc Việt Nam đưa ra thị trường thế giới sản phẩm phi lê cá Tra với chất lượng cao và giá dễ chấp nhận, đã được đánh giá như một cuộc cách mạng. Điều này được thể hiện rõ qua sự phục hồi năm 2005 và 2006 cùng sự tăng trưởng ổn định trong hai năm tiếp theo là 2007 và 2008. Năm 2009, việc xuất khẩu thủy sản có ảnh 11Nhóm 3 TMA301.3hưởng đôi chút bởi khủng hoảng kinh tế nhang đã gần như lập tức phục hồi vào năm 2010 với tổng giá trị kim ngạch 971,56 triệu USD, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị xuất khẩu thủy sản nói riêng và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước nói chung.III. Các hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ:1. Dệt may:1.1. Hạn ngạch nhập khẩu trước khi Việt Nam gia nhập WTO:Trước khi hiệp định xóa bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam được kí kết với thị trường Hoa Kỳ ngày 1/1/2007, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp trở ngại lớn nhất về hạn ngạch. Trong số các sản phẩm dệt may được quản lí bằng hạn ngạch thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có khả năng sản xuất và xuất khẩu tập trung vào từ 5 đến 7 mặt hàng. Vấn đề đặt ra là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu lớn và ngành dệt may có khả năng cung cấp lại thiếu hạn ngạch, điều này đã hạn chế phần nào kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.Các doanh nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn do việc phân bổ hạn ngạch gây ra, mỗi doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu với định mức tương ứng với hạn ngạch mà doanh nghiệp đó nhận được. Do đó có những doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất đạt chất lượng sản phẩm và giá cả tốt thì lại không có đủ hạn ngạch. Trong trường hợp đó doanh nghiệp buộc phải mua lại hạn ngạch từ các doanh nghiệp khác, làm giá sản phẩm tăng lên mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.Ngoài ra việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch lên 1 số chủng loại hàng dệt may buộc nước ta phải phân bổ hạn ngạch chia nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc không có doanh nghiệp dệt may nào dù quy mô lớn hay nhỏ có thể trở thành đối tác lớn của doanh nghiệp nhập khẩu tại Mĩ bởi không kí kết được các hợp đồng có giá trị lớn.1.2. Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO: Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã giúp Việt Nam thoát khỏi rào cản về hạn ngạch của thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức từ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan khác, trong đó cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ là 1 trong những trở ngại lớn nhất.Từ đầu năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bộ thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành cơ chế giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu vào nước này. Đây coi như là 1 điều kiện để Hoa Kỳ trao quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Cơ chế giám sát này áp dụng với 5 mặt hàng dệt may của Việt Nam là áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót và áo len (bao gồm 14 chủng loại hàng khác nhau). Theo cơ chế này cứ 6 tháng 1 lần cơ quan giám sát Hoa Kỳ sẽ lập ra báo cáo giám sát và trên cơ sở 12Nhóm 3 TMA301.3báo cáo này Bộ Thương Mại Hoa Kỳ sẽ quyết định có tự khởi xướng điều tra chống bán phá giá hay không.Về nguyên tắc thì cơ chế giám sát dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ là vi phạm nguyên tắc tự do thương mại của WTO và không công bằng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã khéo léo sử dụng cơ chế này nhằm bảo hộ ngành dệt may trong nước bằng cách đưa ra quan điểm rằng cơ chế này chỉ nhằm ứng phó với hàng dệt may Việt Nam trong trường hợp bán phá giá và cam kết rằng không ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu cũng như quan hệ 2 nước.Cơ chế giám sát này đã có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian đầu áp dụng cơ chế giám sát này số lượng đơn hàng đã bị giảm đáng kể do tác động của nhà nhập khẩu lo ngại của việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Theo số liệu của hiệp hội dệt may Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam tăng thấp hơn so với kế hoạch, bình quân mỗi tháng chỉ đạt hơn 500 triệu USD. Một hậu quả trực tiếp nữa là sự biến động về lao động: cụ thể, do số đơn hàng giảm, số lao động không có việc làm phải kiếm việc làm ở các ngành sản xuất khác. Khi thị trường ổn định thì việc thu hút lao động trở lại là rất khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu.Mặc dù đến nay, hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, nhưng cơ chế giám sát vẫn chưa chấm dứt, đồng nghĩa với việc hàng dệt may Việt Nam bất cứ khi nào cũng có nguy cơ bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu Việt Nam bị kiện và bị áp thuế chống bán phá giá thì ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung sẽ là rất lớn. Do cộng thêm thuế chống bán phá giá, giá cả hàng dệt may xuất khẩu sẽ tăng cao và mất khả năng cạnh tranh với hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu từ thị trường khác, từ đó khối lượng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ sẽ làm giảm ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Hơn nữa, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ dễ dàng chuyển đơn nhập hàng sang thị trường xuất khẩu khác dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất dần thị trường và có nguy cơ phá sản. Tình hình xuất khẩu không tốt cũng sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao.2. Rào cản kỹ thuật:• Tổng quan13Nhóm 3 TMA301.3Rào cản kỹ thuật thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật đó.• Thực tế áp dụngThị trường Hoa Kỳ quan tâm nhiều nhất đến độ an toàn và vấn đề sức khỏe cho người sử dụng, hàng hóa dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải phù hợp với các tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban an toàn tiêu dùng (CPSC) theo đạo luật về vải dễ cháy (FFA). Tháng 2/2009, Ủy ban an toàn tiêu dùng Hoa Kỳ đã công bố quy định mới nhất về an toàn sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, Ủy ban sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn các quy định an toàn sản phẩm dệt amy như tính dễ cháy của vải và cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Hơn nữa, nếu trước đây, các doanh nghiệp có thể tái sản xuất các sản phẩm vi phạm an toàn thì theo luật mới, Ủy ban an toàn tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ tiêu hủy các sản phẩm đó. Một tiêu chuẩn bắt buộc khác mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường gặp phải đó là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và môi trường (Social Accountability 8000-SA 8000). SA 8000 là 1 tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện việc làm toàn cầu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải cam kết tuân thủ được những điều kiện về cơ sở làm việc, máy móc kỹ thuật phù hợp.• Tác độngCác tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm dệt may là rào cản lớn có tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Về tiêu chuẩn chất lượng, hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đều bị kiểm tra kỹ theo tiêu chuẩn khắt khe của nước này, thông thường chất lượng sản phẩm thường căn cứ theo tiêu chuẩn được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đưa ra.Để đạt được những tiêu chuẩn này là điều không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức vốn, cơ sở vật chất và trình độ tay nghề chưa cao. Hơn nữa chi phí cho chứng chỉ ISO khá cao, từ 200-250 triệu đồng, hay như để có được tiêu chuẩn SA 8000, chi phí đánh giá cũng như cải thiện công ty sẽ rất lớn. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn đạt được chứng chỉ này. 2. Hàng rào phi thuế quan đối với mặt hàng thủy sản2.1. Áp dụng thuế chống bán phá giá• Tổng quan: 14Nhóm 3 TMA301.3Áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào một nước có giá bán thấp hơn giá bán thông thường (được quy định ở dưới) và làm thiệt hại đến nền sản xuất nội địa.Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào một nước là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào, được xác định theo một trong hai cách sau đây:− Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường.− Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.− Giá xuất khẩu và giá bán nội địa của nước xuất khẩu phải được so sánh ở cùng một trình độ thương mại.• Thực tế áp dụng: Hoa Kỳ đã nhiều lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam như cá tra, cá basa, tôm….với nhiều mức thuế suất khác nhau. Đối với mặt hàng tôm đông lạnh, Hoa Kỳ đã liên tục áp thuế chống bán phá giá 5 lần. Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần kiện Hoa Kỳ lên WTO nhưng trong đợt rà soát sau 5 năm (2006-2010), Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vẫn công bố sẽ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng tôm của VN từ 4,3% đến 25,76%, vì cho rằng nếu gỡ bỏ thuế thì tình trạng bán phá giá sẽ tái diễn. Đầu năm 2011 vừa rồi, Hoa Kỳ cũng đã tiến hành xét duyệt lần thứ 6 về việc áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra của Việt Nam. Trong những lần trước, mức thuế này đã lên tới trên 100%. Việc áp dụng này của Hoa Kỳ đã gây ra nhiều tranh cãi vì Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá với thủy sản Việt Nam là không đúng, thiếu công bằng và quá khắt khe đối với thủy sản Việt Nam. Việt Nam cũng đã kiện Hoa Kỳ lên WTO để đòi lại công bằng và yêu cầu Hoa Kỳ xóa bỏ hoặc giảm thuế đối với thủy sản Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy rằng ngành luật Việt Nam còn yếu kém cả về chất lượng lẫn nhân lực đào tạo, có ít kinh nghiệm cũng như kiến thức về tranh 15Nhóm 3 TMA301.3chấp quốc tế. Mặt khác, Hoa Kỳ có vị thế lớn hơn nước ta nhiều về mọi mặt nên việc thắng kiện là điều vô cùng khó khăn.• Tác động: − Rõ ràng thuế chống bán phá giá làm tăng giá mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nước ta, dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu sáng Hoa Kỳ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất thủy sản trong nước (vì Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của nước ta).− Mặt khác, việc này còn gây ra tiền lệ xấu trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các thị trường khác có thể nhìn vào động thái của Hoa Kỳ mà noi theo, đặc biệt là EU. Như một hiệu ứng dây chuyền, thuế chống bán phá giá cao có thể áp dụng cho bất cứ sản phẩm nào khác từ Việt Nam, ở nhiều thị trường và cuối cùng các ngành xuất khẩu của chúng ta sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.2.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm• Tổng quan: Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là quy định thuộc nhóm rào cản kỹ thuật. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia nào đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được thông quan nhập khẩu vào nước đó. Những tiêu chuẩn này có thể dựa trên những tiêu chuẩn chung của thế giới hoặc của riêng mỗi quốc gia.Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một nước có trình độ phát triển không cao, quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói… của Việt Nam còn chưa hiện đại. Do đó, Hoa Kỳ có lý do để nghi ngờ cũng như áp dụng những quy định về chất lượng đối với thủy sản Việt Nam.• Phân tích cụ thể: Theo đó, tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points – Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn). Theo đó, để đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thủy sản bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mối nguy hại đối với người tiêu dùng như :− Về vật lý : Như các mảnh kim loại, mảnh thủy tinh, vật sắc nhọn …− Về hóa học: Như dư lượng kim loại nặng, thuộc trừ sâu, thuốc kích thích sinh sản và sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thủy sản, độc tố từ thức ăn cho thủy sản như Aflatoxin, nguyên liệu có nguồn gốc từ công nghệ biển đổi gien; các hóa chất bảo quản, chất tẩy rửa và khử trùng; các chất phụ gia và tạo màu…16Nhóm 3 TMA301.3− Về sinh học: Như ký sinh trùng, vi rút vật gây bệnh, tảo sinh độc tố và độc tố sinh học…Bên cạnh đó, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam còn phải tuân theo các quy định về kiểm soát dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các chất kháng sinh. • Tác động: Những quy định này gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam:− Vì trình độ công nghệ thấp nên rất khó để kiểm tra dư lượng kháng sinh hay nồng độ một số chất khác trước khi xuất khẩu sản phẩm. − Dây chuyền sản xuất cũng không thể đảm bảo tối đa những quy định vệ sinh được xây dựng trên tiêu chuẩn của nền khoa khọc phát triển cao ở các nước phát triển như Hoa Kỳ. − Mặt khác nếu thủy sản Việt Nam bị phát hiện không đảm bảo được những tiêu chuẩn trên thì sẽ bị trả lại hàng, tiêu hủy hàng, cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Chính sự chênh lệch xa về trình độ phát triển đã tạo ra thách thức lớn đối với thủy sản VN.2.3. Quy định về bảo vệ môi trường • Tổng quan : Là một trong những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe con người. Các quy định này được WTO và các quốc gia chấp nhận vì bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Vì thế, với những tiêu chuẩn hợp lý thì quy định này không gặp phải bất cứ sự ngăn cản và phản đối nào, nó được sử dụng một cách hiệu quả để hạn chế lượng nhập khẩu.• Thực tế áp dụng: Bên cạnh những quy chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 9000, ISO 14000, thủy sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo 5 đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972, Luật bảo tồn cá heo quốc tế, Đạo luật năm 1973 về các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, Luật bảo vệ động vật hoang dã và Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng luới quét. Gần đây, Luật công Hoa Kỳ 101-162 đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên, nếu việc đánh bắt đó có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến loài rùa biển. • Tác động: 17Nhóm 3 TMA301.3− Với nhiều quy định trong quy chuẩn của quốc tế cũng như 5 đạo luật của Hoa Kỳ, thủy sản Việt Nam gặp khó khăn rất nhiều để có thể đáp ứng được những quy định này. Các doanh nghiệp Việt Nam khó nắm bắt được cụ thể và đầy đủ những quy định trong Luật của Hoa Kỳ. − Mặt khác để đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động… Điều này làm tăng giá mặt hàng thủy sản của nước ta trên thị trường Hoa Kỳ, giảm khả năng cạnh tranh. − Việc tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho từng bộ phận từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến đến xuất khẩu thành phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi từ trước đến nay, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nước ta là chưa cao.2.4. Quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóaĐây là một dạng quy định về thủ tục hành chính kết hợp với rào cản kỹ thuật:• Tổng quan và thực tế áp dụng:Một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu quy định về truy xuất nguồn gốc theo đạo luật Lacey. Theo lý thuyết, đây là quy định nhằm hạn chế và tiến đến xóa bỏ việc khai thác bất hợp pháp. Theo đó Hoa Kỳ yêu cầu “chứng nhận thủy sản khai thác” đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản.• Tác động: Những quy định này gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam vì đa số nguồn nguyên liệu là mua từ ngư dân, rất khó để xác định nguồn gốc theo quy định của Hoa Kỳ.Nói tóm lại, ngoài các biện pháp thuế quan nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu thì biện pháp phi thuế quan mà cụ thể là những rào cản kỹ thuật trên là một trong những công cụ sắc bén nhất của Hoa Kỳ mà hầu hết các quốc gia xuất khẩu khó mà có thể vượt qua được những rào cản ấy, Hoa Kỳ ngày càng lợi dụng triệt để những rào cản ấy để bảo hộ những gì có lợi nhất cho thị trường của họ, gây khó khăn không chỉ cho thủy sản Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác có hàng thủy sản nhập vào Hoa Kỳ.TÁC ĐỘNG CHUNG:Theo thống kê không đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền, thuỷ sản Việt Nam bị Hoa Kỳ từ chối năm 2002 là 33,932 pounds trị giá 109,650 USD. Con số tương ứng năm 2003 là 65,124 pounds và 532,748 USD. Năm 2004, khối lượng thuỷ sản bị từ chối là 224,014 pounds trị giá 1,720,502 USD. Cùng nguồn tin cho biết, trong các nhà xuất khẩu của Việt 18Nhóm 3 TMA301.3Nam, năm 2002 có 5 công ty có hàng bị trả về, 7 công ty năm 2003 và 9 công ty năm 2004. Phần lớn các nhà xuất khẩu khi được phỏng vấn khẳng định rằng thuỷ sản của họ đã được chế biến theo đúng các quy trình của HACCP và đã được kiểm tra bởi cơ quan giám định an toàn thuỷ sản khu vực (Nafiquaveq) trước khi xuất sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ chỉ được phía đối tác Hoa Kỳ (người nhập khẩu) thông báo rằng sản phẩm của họ bị từ chối theo kết luận của FDA (cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Công bố trực tiếp của FDA lẽ tất nhiên sẽ buộc các nhà xuất khẩu phải đảm bảo sự phù hợp của các sản phẩm xuất khẩu của họ với các quy định hiện hành của Hoa Kỳ. IV. Phương hướng, giải pháp nhằm vượt qua hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới1. Giải pháp về phía nhà nước:• Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Chọn các lĩnh vực ưu tiên, trước mắt là những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực để kiện toàn cơ sở hạ tầng: tiêu chuẩn, hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận, tạo sự công nhận lẫn nhau đối với các chứng chỉ chất lượng. Có một thực tế là Việt Nam hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và chưa có các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn sinh thái cho ngành dệt may và thủy sản. Để đạt được ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần dần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về môi trường cho sản phẩm của mình, thúc đẩy việc thực hiện nhãn sinh thái được sự thừa nhận quốc tế và cải thiện hình ảnh về môi trường của các công ty. Để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của riêng mình, Việt Nam nên rút ra từ các tiêu chuẩn và các quy định đã được chấp nhận trên quốc tế, làm cho tiêu chuẩn của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.• Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mạiTăng cường năng lực hoạt động của văn phòng hỏi đáp và hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng liên quan ở các bộ ngành để có năng lực trao đổi thông tin, yêu cầu hợp lý của các thành viên và các cơ quan liên quan trong tổ chức WTO. Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác quốc tế.• Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường Mặc dù hiểu biết về môi trường của công chúng nói chung đã tăng lên ở Việt Nam nhưng một số bộ phận quản lý và công ty thiếu sự hiểu biết cần thiết và sự thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường. Sự hiểu biết không đầy đủ của họ về các vấn đề 19Nhóm 3 TMA301.3thương mại vàmôi trường ngày càng ngặt nghèo ở nước ngoài và sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang tăng lên mạnh mẽ đã dẫn đến thua thiệt không cần thiết. Do vậy, cần tăng hiểu biết của những người liên quan thông qua sự công khai thông tin, đào tạo và hội thảo, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các cơ quan nước ngoài. • Phát triển, quy hoạch hợp lý các vùng sản xuất, cung cấp các yếu tố đầu vào ổn định.Phát triển vùng nguyên liệu và những ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may: Hiện nay nguyên phụ liệu của ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu lớn của nước ta bao gồm Trung Quốc, Đài Loan…Bởi vì tỷ lệ nội địa hóa sẽ quyết định xuất xứ của hàng hóa nên nếu ta muốn được hưởng những ưu đãi của Hoa Kỳ thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa.Quy hoạch hợp lý và hiệu quả các cùng nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, hàm lượng chất dinh dưỡng và các tiêu chí ngặt nghèo khác theo quy định của các tổ chức quốc tế nói chung và nước nhập khẩu nói riêng.2. Giải pháp về phía doanh nghiệpCác công ty cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị trường Hoa Kỳ, cần hết sức tránh những loại rào cản thương mại. Trong trường hợp mắc phải, doanh nghiệp cần khôn khéo tìm cách tháo gỡ cùng với sự trợ giúp của Chính phủ và Hiệp hội. Công ty cần xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh; phân tích rủi ro và cơ hội từ việc đầu tư vào các giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật tiềm tàng. • Nâng cao chất lượng sản phẩm.Đối với sản phẩm dệt may: Cải tiến mẫu mã bắt kịp với xu hướng của thị trường. Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng dệt may. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng kém chất lượng ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng.Đối với sản phẩm thủy hải sản: Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo của nước bạn, đặc biệt là thành phần chất dinh dưỡng, dư lượng chất kháng sinh… Muốn được vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ với các vùng cung cấp nguyên liệu, cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn mới, phổ biến kiến thức kịp thời cho người nuôi trồng, cung cấp thủy hải sản. Triển khai thực hiện các hệ thống quản lý liên quan đến chất lượng như ISO 9000…20Nhóm 3 TMA301.3• Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp Marketing thúc đẩy xuất khẩu Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các kì hội chợ, triển lãm quốc tế. Thông qua các hội chợ, công ty có thể tự quảng cáo cho mình, cung cấp thông tin cho khách hàng biết và hiểu về sản phẩm của mình với các tiêu chuẩn đã đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển thương mại điện tử: Hiện nay các nước phát triển đang tích cực khai thác Internet và tham gia vào thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như dịch vụ ra thị trường thế giới. Vì vậy, công ty cần thành lập bộ phận thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến. Đồng thời, công ty cần ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các bộ vi xử lý chuyên dụng cung cấp khả năng điện toán vượt trội và quản lý bảo mật linh hoạt hơn cũng như những lợi thế về chi phí.• Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóaBiện pháp an toàn và khôn ngoan nhất trước khi bước vào thị trường các nước phức tạp như Hoa Kỳ đó là công ty nên tiến hành mua bảo hiểm cho các thiệt hại về trách nhiệm trong chất lượng sản phẩm. Khi bị kiện về trách nhiệm trong chất lượng sản phẩm thì dù có luật sư xuất sắc, các công ty vẫn phải hầu tòa. Do vậy, cần phải mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm quốc tế lớn. Việc mua bảo hiểm khi bán sản phẩm trên những thị trường lớn là cách tốt nhất để công ty tránh phá sản.• Mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.Phát huy lợi thế về nguồn nguyên nhiên liệu, lao động lành nghề nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời việc minh bạch hóa các chứng từ để chứng minh sản xuất và bán hàng trên giá thành của mình nhằm chống nguy cơ bị kiện bán phá giá.Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất để giành lấy lợi thế về giá thành và chất lượng sản phẩm.• Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinhnghiệm thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt công việc liên quan đến hoạt động ngoại thương21Nhóm 3 TMA301.33. Giải pháp về phía các hiệp hội• Xây dựng hiệp hội đoàn kết vững mạnh, và là cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệpĐối với Hiệp hội, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành trong việc thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành hướng tới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói tiêng. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành để các công ty có thể dễ dàng nắm bắt. Tạo điều kiện để các công ty trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau cũng như giải quyết các bức xúc của công ty khi thâm nhập thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của công ty khi cần thiết. Các hiệp hội cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về chính sách mới của Nhà nước, cập nhật thông tin về mặt hàng, tiêu chuẩn, chất lượng, Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực của ngành thông qua các khóa học ngắn hạn , các buổi hội thảo kinh nghiệm,… Thông qua hoạt động này doanh nghiệp cùng các ngành hàng có cơ hội rất tốt để gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, từ đó giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chúng ta cần xác định rõ đối thủ là những nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới và các Công ty trong nước chính là những người bạn đồng hành trong cuộc chiến vươn ra thị trường thế giới.• Nâng cao khả năng dự báo các biến động của thị trườngHiệp hội chính là cơ quan chuyên trách của ngành trong việc theo dõi và dự báo các biến động có thể xảy ra. Nhờ đó mà chúng ta có thể chủ động hơn trong các vụ tranh kiện và thu thập bằng chứng từ đó khả năng thắng kiện sẽ cao hơn. Các hiệp hội cần thành lập cơ quan phụ trách công tác giám sát theo dõi và phân tích động tĩnh của thị trường để có thể dự báo. Việc xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đạt được hiệu quả bằng cách:+ Tăng cường thúc đẩy các mạng lưới và hệ thống cung cấp thông tin về thị trường quốc tế nhằm phục vụ cho công tác tình báo thị trường.+ Thu thập thông tin từ phía đối tác, bạn hàng nhập khẩu và cơ quan đại diện của ta tại thị trường này về những thay đổi của thị trường, động thái của nhà sản xuất trong nước, chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.+ Theo dõi dư luận trong nước và quốc tế.22Nhóm 3 TMA301.3Qua nguồn tin này, hiệp hội sẽ phân tích và đánh giá để từ đó có cách tiếp cận vấn đề chỉ ra các lợi thế và khó khăn cho doanh nghiệp để từ đó đưa cách giải quyết hợp lí.KẾT LUẬNNăm 2010 vừa qua đã đánh dấu 15 năm quan hệ hợp tác thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. 15 năm đã trôi qua, quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước đã có những bước tiển triển mạnh mẽ, Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào 23Nhóm 3 TMA301.3Việt Nam và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tăng 3300% so với năm 1995. Đây quả là 1 kết quả đáng kinh ngạc! Tuy nhiên vẫn còn đó rất nhiều thách thức và khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu hai mặt hàng dệt may và thủy sản sang nền kinh tế lớn và năng động nhất thế giới này. Dệt may và thủy sản là hai mặt hàng luôn giữ vị trí gần như là cố định trong danh sách các mặt hành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu không nhỏ cho GDP của nước ta qua các năm. Tuy vậy, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hai mặt hàng này vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ vẫn là một bài toán khó cần những lời giải thông minh nhất. Hiện nay, chúng ta có thể thấy những biện pháp phi thuế quan mà Hoa Kỳ đưa ra với các mặt hàng dệt may và thủy sản của Việt Nam có số lượng không hề nhỏ cũng như có yêu cầu rất khắt khe. Đây cũng là điều dễ hiểu ở một thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ. Bởi vậy, với các giải pháp đồng bộ được đưa ra về phía cả ba đối tượng là nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội, hi vọng sẽ có sự phối hợp tốt nhất từ các ban ngành liên quan để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua được những hàng rào phi thuế quan mà Hoa Kỳ đưa ra và mang lại những con số kim ngạch xuất khẩu đáng kinh ngạc hơn nữa về dệt may và thủy sản của Việt Nam trong tương lai. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong đợi!TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Ngoại Thương, GS.TS. Bùi Xuân Lưu – PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh Tế Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 20082. Nguyễn Hữu Khải, Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 200524Nhóm 3 TMA301.33. Đào Thị Thu Giang, Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài Chính, 20094. Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, />5. Tổng Cục Thống Kê, />6. Cổng thông tin điện tử ngành dệt may Việt Nam, />7. 8. Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường, />DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 325
Tài liệu liên quan
- giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
- 35
- 733
- 4
- Hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dệt may và thủy sản của Việt Nam
- 27
- 2
- 9
- Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf
- 120
- 1
- 9
- Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam
- 17
- 660
- 0
- giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của việt nam để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
- 33
- 316
- 0
- Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu
- 239
- 157
- 0
- Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng thuỷ sản việt nam
- 189
- 117
- 1
- Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng thuỷ sản việt nam tt tiếng anh
- 24
- 89
- 0
- Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng thuỷ sản việt nam tt
- 28
- 172
- 5
- Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
- 28
- 109
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(272.5 KB - 27 trang) - Hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dệt may và thủy sản của Việt Nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hàng Rào Phi Thuế Quan Của Mỹ đối Với Việt Nam
-
Rào Cản Phi Thuế Quan đối Với Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam
-
EU: Những Cơ Hội Và Thách Thức Từ Hàng Rào Phi Thuế Quan - Chi Tiết Tin
-
Sử Dụng Biện Pháp Phi Thuế Quan Trên Thế Giới Và Những Tác động ...
-
Chủ động đối Phó Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Giao Dịch Quốc Tế
-
Tổng Quan Và Tình Hình áp Dụng Các Biện Pháp Phi Thuế Quan Của EU
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? Tác động Của Các ... - Luật Minh Khuê
-
Nông Sản Việt Ra Thị Trường Thế Giới: Gia Tăng Hàng Rào Phi Thuế Quan
-
Một Số Vấn đề Tiếp Cận Thị Trường Mỹ - Hội Nhập
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan- Thách Thức Cho Doanh Nghiệp Tại Thị Trường ...
-
[PDF] HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI ...
-
Ứng Phó Với Hàng Rào Phi Thuế Quan (*): Chủ động Thích ứng
-
Ứng Phó Với Hàng Rào Phi Thuế Quan - NLD
-
Tác động Của Các Hiệp định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới đến Việc ...
-
Hội Thảo Về Rào Cản Phi Thuế Quan Trong Các Hiệp định Thương Mại ...