Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? Hàng Rào Phi Thuế Quan ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được thế mạnh của mình và tận dụng những lợi thế từ thị trường thế giới. Nhưng bên cạnh đó, các quốc gia cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Vì vậy, các nước thường sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, việc sử dụng hàng rào phi quan được đánh giá là công cụ linh hoạt, tác động nhanh và mạnh. Để trả lời cho câu hỏi hàng rào phi thuế quan là gì và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu của một quốc gia như thế nào, chúng ta cùng đọc bài viết sau nhé.
Nội dung chính:
- Hàng rào phi thuế quan là gì?
- Khái niệm hàng rào phi thuế quan là gì?
- Nguồn gốc của hàng rào phi thuế quan
- Ví dụ về hàng rào phi thuế quan
- Phân loại hàng rào phi thuế quan phổ biến hiện nay
- Mục đích sử dụng hàng rào phi thuế quan
- Vai trò của hàng rào phi thuế quan là gì?
- Tác động của hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam
- Tác động tích cực
- Tác động tiêu cực
- Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia
Hàng rào phi thuế quan là gì?
Khái niệm hàng rào phi thuế quan là gì?
Hàng rào phi thuế quan hay rào cản phi thuế quan (Tiếng Anh: Non-Tariff Barriers, viết tắt NTBs) là một thuật ngữ thương mại quốc tế được sử dụng như là một công cụ thương mại có chức năng bảo hộ và quản lý để kiểm soát và cản trở sự lưu thông tự do thương mại quốc tế. Thuật ngữ này ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2009. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về hàng rào phi thuế quan do tính chất đa dạng, phức tạp và rất khó lượng hóa của nó. Mỗi tổ chức, nhà nghiên cứu lại đưa ra một cách định nghĩa riêng về rào cản phi thuế quan dựa trên nhận thức, quan điểm và cách tiếp cận riêng của họ. Dưới đây là một số định nghĩa về hàng rào phi thuế quan của các học giả:
Theo Deardorff & Stern(19970) định nghĩa: Hàng rào phi thuế quan là bất kỳ biện pháp hay hành động nào của chính phủ không phải là thuế quan làm cản trở hàng nhập khẩu vào một quốc gia và có phân biệt đối xử chống lại hàng nhập khẩu nhưng không áp dụng với các lực lượng sản xuất hoặc phân phối trong nước.
Baldwin (1970) cho rằng: Hàng rào phi thuế quan là bất cứ biện pháp (công hoặc tư) làm cho hàng hóa và dịch vụ kinh doanh quốc tế hoặc làm nguồn lực dành cho việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ này được phân bổ theo cách làm giảm thu nhập thực tế tiềm năng.
Maskus và Wilson (2001) xây dựng định nghĩa hàng rào phi thuế quan dựa trên các mục tiêu chính sách hợp pháp đối với một số biện pháp phi thuế quan, bao gồm các rào cản kỹ thuật, để tạo thuận lợi cho sản xuất và trao đổi, làm giảm chi phí giao dịch, đảm bảo chất lượng và cung cấp hàng hóa công. Cùng một lúc, các biện pháp này có thể được sử dụng như một công cụ bảo vệ sản xuất trong nước và cũng được sử dụng để phân biệt đối xử chống lại hàng nhập khẩu, với chi phí tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cao hơn đối với các nhà sản xuất nước ngoài.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài phạm vi thuế quan được các quốc gia áp dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu.
Bộ Công thương Việt Nam định nghĩa: Hàng rào phi thuế quan là tất cả các biện pháp khác ngoài thuế quan, dù theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa về hàng rào phi thuế quan, tuy nhiên các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến mục đích phân biệt đối xử nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước. Chính vì vậy, ta có thể có thể hiểu: Hàng rào phi thuế quan là bất kỳ biện pháp nào, không phải là thuế quan mà sử dụng các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phi kỹ thuật làm cản trở hàng hóa nhập khẩu và một quốc gia và bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Với góc nhìn này, hàng rào phi thuế quan bao gồm 02 bộ phận cơ bản là các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phi kỹ thuật, cụ thể:
Các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu
Nguồn gốc của hàng rào phi thuế quan
Trong quá trình hình thành các quốc gia - dân tộc, các quốc gia phải tìm ra cách huy động tiền để tài trợ cho các dự án địa phương và chi trả các khoản chi thường xuyên. Một trong những cách này là sự ra đời của thuế quan, đặt ra những hạn chế đối với hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, các nước công nghiệp phát triển đã chuyển đổi từ hàng rào thuế quan sang hàng rào phi thuế quan vì họ đã xây dựng các nguồn tài trợ khác. Hầu hết các quốc gia đang phát triển vẫn dựa vào hàng rào thuế quan như một cách nâng cao nguồn thu để tài trợ cho các dự án quốc gia đồng thời điều tiết thương mại quốc tế với các quốc gia khác.
Sau đó, các nước công nghiệp phát triển đã chuyển từ hàng rào thuế quan sang phi thuế quan vì một số lý do. Một lý do là để điều chỉnh thương mại quốc tế, ngay cả khi không có hàng rào thuế quan. Nó miễn cho một số quốc gia phải trả thêm thuế đối với hàng hóa, và thay vào đó, tạo ra các rào cản phi giao thông có ý nghĩa khác.
Lý do thứ hai để đưa ra các hàng rào phi thuế quan là để hỗ trợ các ngành yếu kém đã bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm hoặc rút bỏ các hàng rào thuế quan. Lý do cuối cùng là các hàng rào phi thuế quan là con đường để các nhóm lợi ích tác động đến quy định thương mại khi không có thuế quan thương mại.
Nguồn gốc của hàng rào phi thuế quan
Ví dụ về hàng rào phi thuế quan
Giấy phép: Giấy phép là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các quốc gia sử dụng để điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống giấy phép cho phép các doanh nghiệp được ủy quyền nhập khẩu các mặt hàng cụ thể có trong danh sách hàng hóa được cấp phép. Giấy phép sản phẩm có thể là giấy phép chung hoặc giấy phép một lần. Giấy phép chung cho phép nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được phép trong một thời hạn nhất định. Giấy phép một lần cho phép một nhà nhập khẩu sản phẩm cụ thể nhập khẩu một số lượng cụ thể của sản phẩm và nó chỉ định chi phí, quốc gia xuất xứ và địa điểm hải quan mà việc nhập khẩu sẽ được thực hiện.
Hạn ngạch: Hạn ngạch là những hạn chế định lượng được áp dụng đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu một sản phẩm cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Các quốc gia sử dụng hạn ngạch làm hình thức quản lý hành chính trực tiếp đối với hoạt động ngoại thương, và nó thu hẹp phạm vi các quốc gia nơi các công ty có thể kinh doanh một số mặt hàng nhất định. Nó giới hạn số lượng hàng hóa có thể được nhập hoặc xuất tại bất kỳ thời điểm nào.
Cấm vận: Cấm vận là tổng số lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng cụ thể và có thể được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu cụ thể được cung cấp đến hoặc từ các quốc gia cụ thể. Chúng được coi là các rào cản pháp lý đối với thương mại và các chính phủ có thể thực hiện các biện pháp đó để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị cụ thể.
Xem thêm:
→ List đề tài Luận văn thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế miễn phí
Phân loại hàng rào phi thuế quan phổ biến hiện nay
Các hàng rào phi thuế quan phổ biến mà các quốc gia áp dụng bao gồm:
Hạn ngạch nhập khẩu: Là việc Nhà nước quy định về số lượng cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định bằng hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế số lượng hàng nhập khẩu đồng thời gây ra tác động đến giá nội địa của hàng hóa do mức cung hàng hóa thấp đi từ đó làm cho giá cân bằng cao hơn so với giá trong thương mại tự do.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó nước nhập khẩu đòi hỏi nước xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc các quốc gia xuất khẩu giảm bớt số lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình. Thực chất, điểu này nhằm hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu để thực hiện các mục tiêu nhất định ở các nước nhập khẩu.
Biện pháp liên quan đến quản lý giá: Các biện pháp quản lý giá cả nhập khẩu hoặc giá bán trong nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, một số quốc gia còn sử dụng biện pháp liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hải quan như một công cụ gián tiếp nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc tính giá hải quan cao hoặc thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp từ đó tác động lên giá bán sản phẩm.
Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra một rào cản đối với hoạt động mua bán trên thị trường thế giới. Các nước sử dụng biện pháp này thường cho rằng họ cần bình ổn giá cả và khối lượng của các mặt hàng có tác động lớn đến các cân đối lớn của nền kinh tế.
Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật: Là các quy định liên quan đến vệ sinh đo lường, an toàn lao động, bao bì, đóng gói,…Các tiêu chuẩn này thường được các nước áp dụng, một mặt tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp cho người tiêu dùng đánh giá được quy cách chất lượng sản phẩm, mặt khác dễ trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước.
Biện pháp quản lý hành chính: Vì những lý do liên quan đến kinh tế, chính trị nhất định mà mỗi quốc gia sẽ áp dụng những biện pháp khá tinh vi nhằm cản trở tự do hóa thương mại quốc tế như quy định về thanh toán, quy định về đặt cọc, quy định về quảng cáo,…
Mục đích sử dụng hàng rào phi thuế quan
Vì mục đích chính trị: Một số nước có tiềm lực kinh tế thường sử dụng các biện pháp kinh tế để đạt được các mục tiêu về chính trị. Các nước này có thể thực hiện cấm vận toàn diện hoặc cấm vận từng phần đối với hoạt động thương mại quốc tế của nước khác, ngược lại họ có thể dành ưu đãi đặc biệt cho quốc gia nào đó vì mục đích chính trị.
Bảo vệ việc làm: Để ổn định tình hình xã hội đặc biệt thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, chính phủ các nước đã sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu lao động.
Bảo vệ người tiêu dùng: Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng nâng cao đòi hỏi về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, họ có quan niệm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe và sự an toàn hơn là vấn đề giá cả. Đối với các chính phủ, khi thấy xuất hiện nguy cơ tới sức khỏe con người, sự sống của động thực vật thì sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Vai trò của hàng rào phi thuế quan là gì?
- Hàng rào phi thuế quan là công cụ bảo hộ phổ biến được chính phủ các quốc gia áp dụng nhằm nâng đỡ các doanh nghiệp nội địa gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồn nhân lực và tài chính lớn.
- Hàng rào phi thuế quan được áp dụng nhằm mong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa. Các quốc gia đều có những chiến lược nhất định phát triển kinh tế và xây dựng lĩnh vực ưu tiên đặc biệt. Để các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có những ưu đãi đặc biệt.
- Các biện pháp bảo hộ được duy trì như một công cụ chính trị để đơn phương gây sức ép với các quốc gia khác.
- Hàng rào phi thuế quan có khả năng hạn chế nhập khẩu một cách nhanh chóng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nội địa, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp nội địa phát triển.
Tác động của hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam
Tác động tích cực
Thứ nhất, bảo vệ môi trường sinh thái và hướng đến sự phát triển bền vững: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất thân thiện với môi trường dù các quy định này gây áp lực lên xuất khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhưng việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp hướng đến phát triển xanh và chú ý bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trong quá trình xây dựng kinh tế quốc gia.
Thứ hai, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, hiện thực hóa việc điều chỉnh và tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp: Khi khoa học, công nghệ của một quốc gia phát triển, hiệu quả sản xuất của nó tăng lên nhanh chóng và tình trạng phân bổ nguồn lực có xu hướng tối ưu hóa. Các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, các yêu cầu kỹ thuật chi tiết và nâng cấp liên tục sẽ tạo ra một áp lực mạnh mẽ đối với việc thông quan trơn tru các sản phẩm thương mại của các nước xuất khẩu.
Thứ ba, chuẩn hóa thị trường nhập khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu: Thông qua việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, sẽ hạn chế sự xâm nhập các mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn nội địa từ đó điều chỉnh thị trường xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Tác động tiêu cực
Tác động lớn nhất của các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là sự gia tăng chi phí. Các doanh nghiệp phải chịu chi phí “một lần” để thay đổi công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, xây dựng sản phẩm đáp ứng yêu cầu dán nhãn của chính phủ nước ngoài.
Tác động khác nhau giữa các ngành: các tiêu chuẩn nhập khẩu cụ thể có tác động tiêu cực đến nhập khẩu trong các lĩnh vực phi sản xuất và tác động tích cực đến nhập khẩu trong lĩnh vực sản xuất.
Tác động khác nhau giữa các quốc gia: Các biện pháp kỹ thuật tập trung chủ yếu ở xuất khẩu của các nước đang phát triển sang các nước phát triển.
Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia
Có rất nhiều nhân tố có khả năng tác động đến năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia, bao gồm: trách nhiệm của chính quyền, chính sách minh bạch, cơ sở hạ tầng, phương pháp sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần và chuyên trở, mức độ tham nhũng,.. Về cơ bản, các nhân tố này có thể được phân thành ba nhóm: năng lực doanh nghiệp, năng lực quản lý của nhà nước và năng lực liên kết Nhà nước – doanh nghiệp – hiệp hội. Cụ thể:
- Năng lực doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp đối mặt với hàng rào phi thuế quan, vì vậy doanh nghiệp cần phải chủ động tìm mọi giải pháp ứng phó với vấn đề này. Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ứng phó với hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp ứng phó kịp thời trước hàng rào phi thuế quan, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong dài hạn nói chung của các doanh nghiệp.
- Năng lực quản lý của nhà nước: Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng ứng phó với hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một đất nước, năng lực quản lý của nhà nước được phản ánh qua: Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp ứng phó với rào cản phi thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu; Khả năng hội nhập quốc tế và khu vực trên cả hai bình diện song phương và đa phương, tham gia các hiệp định tự do thương mại, các công ước, điều ước quốc tế để mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và tạo cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, ứng phó với rào cản phi thuế quan của nước nhập khẩu; Trình độ chuyên môn của bộ máy quản lý các cấp, năng lực tổ chức vận hành bộ máy quản lý và trình độ trang thiết bị kỹ thuật, thông tin của quản lý,...
- Năng lực liên kết Nhà nước – Hiệp hội – Doanh nghiệp: Đây được xem là nhân tố quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa lớn trong việc ứng phó với hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp là chủ thể chịu tác động trực tiếp từ hàng rào phi thuế quan của thị trường nhập khẩu, tuy nhiên các doanh nghiệp không thể tự mình ứng phó với mọi rào cản phi thuế quan, họ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành nghề. Nhà nước xây dựng thể chế chính sách, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng phó với hàng rào phi thuế quan. Các hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm; đào tạo nhân lực; hỗ trợ các vấn đề pháp lý, các thông tin liên quan đến các thị trường xuất khẩu và là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khi phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan. Sự liên kết giữa Nhà nước – Hiệp hội – Doanh nghiệp sẽ làm tăng sức mạnh, giảm thiểu những khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan.
Hàng rào phi thuế quan được đánh giá là một trong những công cụ hữu hiệu mà chính phủ các quốc gia thực hiện nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước cũng như đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chúng tôi hy vọng những nội dung trên đây đã đem lại cho các bạn cái nhìn khái quát về các nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm hàng rào phi thuế quan là gì và mục đích mà các quốc gia sử dụng hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, nếu như bạn đọc cần sự hỗ trợ trong quá trình học tập, thực hiện luận văn hay bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết luận văn thuê, tham khảo dịch vụ của chúng tôi nhé!
Từ khóa » Hàng Rào Phi Thuế Quan Của Việt Nam
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? Tác động Của Các ... - Luật Minh Khuê
-
EU: Những Cơ Hội Và Thách Thức Từ Hàng Rào Phi Thuế Quan - Chi Tiết Tin
-
Rào Cản Phi Thuế Quan đối Với Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam
-
Sử Dụng Biện Pháp Phi Thuế Quan Trên Thế Giới Và Những Tác động ...
-
TTWTO VCCI - (Thông Tin Thị Trường) EU - Biện Pháp Phi Thuế Quan
-
Chủ động đối Phó Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Giao Dịch Quốc Tế
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan- Thách Thức Cho Doanh Nghiệp Tại Thị Trường ...
-
Nông Sản Việt Ra Thị Trường Thế Giới: Gia Tăng Hàng Rào Phi Thuế Quan
-
Phân Tích Một Số Khái Luận Về Biện Pháp Phi Thuế Quan - Trang Chủ
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
TẠI SAO ASEAN CẦN CẮT GIẢM CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ ...
-
Tập Trung Xử Lý Hàng Rào Phi Thuế Quan đối Với Hàng Hoá Thiết Yếu
-
Hội Thảo Về Rào Cản Phi Thuế Quan Trong Các Hiệp định Thương Mại ...
-
Xóa Bỏ Hàng Rào Thuế Quan Và Phi Thuế Quan