Hàng Rào Xung điện - Tiện ích Cho Chăn Nuôi

Khoa học nông nghiệp | Đã từ rất lâu, chăn nuôi gia súc của bà con chủ yếu là chăn thả, gia súc được thoải mái vận động và phát triển một cách tự nhiên nhất. Nhưng ngày nay, dân số gia tăng chóng mặt, diện tích bị thu hẹp, việc chăn thả ngày một ít đi. Thêm vào đó là tình trạng thiếu hụt lao động nông thôn vì lên thành phố làm việc. Bà con buộc phải chuyển sang hình thức nuôi nhốt. Nhưng, sống trong môi trường chật hẹp, những con vật nhanh chóng bị các bệnh về khớp, móng, stress Làm thế nào để có thể đưa chúng về với tự nhiên mà không lo ngại những vấn đề trên?

Khoa học nông nghiệp | HÀNG RÀO XUNG ĐIỆN – TIỆN ÍCH CHO CHĂN NUÔI

MC Trịnh Sơn: “Anh Đạo đang phải khắc phục hậu quả của việc bò không được thả ra bên ngoài. Chưa biết là con bò này sẽ như thế nào nữa. Không chỉ bò đâu, mà rất nhiều gia súc nuôi cũng có nhu cầu chăn thả, vận động tự do. Nhưng do diện tích, do chi phí, do thời gian. Rất nhiều lý do khiến chúng ta chuyển chúng thành nuôi nhốt”.

Người chăn nuôi Đắk Nông

“Nhà tôi không có người để dắt bò đi ăn cỏ bên ngoài, không có người làm chỉ có thể nuôi nhốt, cắt cỏ về cho ăn”

Người chăn nuôi Đắk Lắk:

“Tôi nuôi bò nhiều năm, không dám nuôi thả, vì bò chăn thả ngoài dg xe tông. nguy hiểm”.

Người chăn nuôi Đắk Nông

“Nhà tôi có nuôi dê nhưng 2 vợ chồng vẫn phải đi làm công bên ngoài để kiếm tiền rau cháo sinh hoạt. Nếu chăn thả thì mất 1 công làm, mà thả ra ngoài nó phá vườn người khác cũng không được. Nên phải nhốt, 2 vợ chồng đi làm kiếm thêm được tiền hơn mua gạo mắn muối”.

Theo các chuyên gia chăn nuôi của trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Trong các giáo trình chăn nuôi của thế giới luôn chú trọng tới việc tạo môi trường nuôi thoải mái cho con vật nuôi. Tại các nước chăn nuôi đại gia súc như Úc, Newzealand… người ta chăn thả bò trên các cánh đồng để chúng thường xuyên được vận động, cơ thịt nhiều hơn.

Ở Nhật, người nuôi bò Kobe dùng máy mát xa cho bò để mỡ giắt vào từng thớ thịt của bò, cho ra thịt bò Kobe nổi tiếng.

Còn ở Trung Quốc, có hẳn một cái bể bơi và cầu cho lợn nhảy cầu hàng ngày.

Nuôi nhốt lâu ngày, theo lý giải của các nhà khoa hoc, chúng có thể bị hiện tượng ức chế, hay còn gọi là stress…

TS Tăng Xuân Lưu – Trung Tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì

“Bình thường nếu như con bò chúng ta nuôi bình thường thì cũng được đến 5 6 lứa đẻ. Nhưng trong quá trình chăn nuôi bị nhốt thì còn có 3 đến 4 lứa thôi. Và chi phí cho quá trình trị bệnh thì rất là cao. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình cấy kinh tế của người chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò sữa, việc này người ta có những nghiên cứu rằng, nếu con bò chăn nuôi thả tự do so với con bò nuôi nhốt hoàn toàn thì sẽ ảnh hưởng đến 30-40% năng suất cũng như quá trình sản xuất của nó trong 1 vòng đời”..

PV Trịnh Sơn: “Muốn chăn thả gia súc, chúng ta phải có hàng rào như thế này để bảo vệ tài sản. Đây là một trong những sân chơi để thả bò. Ở đây có thể thấy nó là kiên cố với những ống sắt thép như thế này. Tôi sẽ thử tìm người chủ của sân chơi này để hỏi họ xem chi phí họ bỏ ra làm sân chơi này là bao nhiêu”?

PV Trịnh Sơn: chào chị, em thấy dưới kia có chuồng bò nhà mình cóa cái sân chơi phải không ạ?

Nên xem: Tại sao chim bồ câu bỏ ấp và mổ trứng?

Phải em à.

PV Trịnh Sơn: Xây chơi xây được mấy năm rồi?

Xây được 4 năm.

PV Trịnh Sơn: Chi phí xây hàng rào sân chơi đó nhiều không chị?

Bây giờ chi phí tăng nên cũng phải 20 triệu, còn trước chị làm khoảng 16 triệu, giờ chi phí tăng lắm.

PV Trịnh Sơn: Diện tích khoảng bao nhiêu? Và nhốt được nhiều bò không?

Diện tích 160m2, đáng lẽ nhốt được 40 con. Nhưng thấy hẹp quá nên chị để ngoài kia 20 con, trong chuồng 20 con. Nhưng nó cũng phá quá nên chị không biết làm sao. Chuyển bê con nên đó nhốt, còn bò to để trong chuồng.

PV Trịnh Sơn: Có sân chơi thả vậy có cần phải trông hay không?

Có chứ em? Không xổng ra thì nó ra thì ai đi bắt. Hồi trước chị cũng nghĩ thả như vậy thì được nhiều nhưng diện tích nó hẹp quá, chị thả tầm 30-40 con thôi, nhưng bò to phá, không thể nhốt bò to được”.

Đó là giải pháp tình thế mà nông dân đang làm. Sân chơi bằng sắt, chi phí rẻ hơn xây chuồng và cơ động hơn.

Nhưng, những con bò nặng vài trăm kg dễ dàng húc đổ hàng rào sắt này. Nhiều lần người chủ của sân chơi này đã phải hàn bổ sung cọc sắt để giữ vững hàng rao. Nhưng được vài tháng rồi đâu lại vào đó.

TS Tăng Xuân Lưu – Trung Tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì

“Chúng ta biết rằng quá trình chăn nuôi gia súc cần được sự rất thoải mái đi lại mà khi chúng ta nuôi nhốt thì nó sẽ xảy ra cái chuyện gọi là hiện tượng ức chế và trong khoa học người ta thường gọi là stress. Trong quá trình bị nhốt lâu như vậy sẽ gây cái chuyện đau chân, móng và ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và đương nhiên như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến rất là nhiều không những về sinh trưởng, phát triển, sản lượng sữa giảm và sinh sản cũng giảm dẫn đến chân móng và như vậy thì tỉ lệ loại thải ngày càng cao”.

Phóng viên Trịnh Sơn: “Vậy ở các nước tiên tiến, nơi có ngành chăn nuôi gia súc phát triển tới hàng triệu con, mỗi nông hộ sở hữu cả nghìn con họ giải quyết tình huống này như thế nào? “

Trên thế giới, những hàng rào xung điện trong chăn nuôi này là một giải pháp. Nhất là khi số lượng gia súc lên tới cả nghìn con được thả trên những cánh đồng cỏ rộng lớn. Họ chỉ cần số lượng nhân công rất ít để trông nom. Việc quây hàng rào còn có một ý nghĩa khác. Đó là cỏ. Họ sẽ sử dụng hàng rào để chọn vùng cho gia súc ăn cỏ. những vùng còn lại sẽ có đủ thời gian để cỏ phát triển. Cứ như vậy, đàn gia súc xoay vòng ăn cỏ trên cánh đồng. Nhờ đó, nguồn thức ăn luôn dồi dào

Tại Việt Nam, hàng rào xung điện trong chăn nuôi không mới. Nhưng việc sử dụng chưa được rộng rãi do những khó khăn về nhập khẩu. Tới nay, hàng rào xung điện cũng chỉ mới được dùng ở những trại lớn. Đây là trang trại nuôi bò sữa và bò Kobe tại Việt Nam.

Điểm mới của trang trại này là sử dụng môt sân chơi rộng khoảng 3.000m2, không rào bằng kẽm gai nhọn mà được rào bằng các sợi dây kẽm trơn nhìn khá thoáng.

Trông những chú bò to khỏe, nhởn nhơ ăn cỏ, có thể thấy tinh thần của đàn bò rất tốt.

Ông Phạm Minh Khuê – Quản lý trang trại công ty Cổ phần Bò Kobe VN

“Bò khi được thả ra sân chơi thì nó nhanh nhẹn hơn, khỏe mạnh hơn. Đặc biệt với bò sữa bệnh về chân móng thì nó rất nguy hiểm. Nhưng khi mà thả ra sân chơi thì bệnh về chân móng nó giảm. Chất lượng sữa và chất lượng thịt thì nó sẽ cho sản lượng sữa tốt hơn và chất lượng thịt tốt hơn”.

Điểm lạ của hàng rào này là cách các cọc bê tông làm trụ và sát hàng rào khoảng 30cm, không hề có dấu chân của bò. Trái ngược với hình ảnh những cộc sắt, bê tông ở các trại chăn nuôi khác thường bị húc gãy, đổ vì bị gia súc cọ xát thân vào.

Nên xem: Có nên cho gà uống tỏi, gừng, nghệ hàng ngày?

Theo giám đốc của trại bò này, tất cả là nhờ vào hệ thống hàng rào xung điện trong chăn nuôi được áp dụng theo phương pháp chăn nuôi tiên tiến trên thế giới. Do đặc thù của trang trại, nên anh Nguyễn Trí Đức Vũ chọn xây dựng hàng rào xung điện cố định.

Hàng rào xung điện trong chăn nuôi này giúp giảm được chi phí đầu tư xây dựng, giảm nhân công coi sóc.

Ông Nguyễn Trí Đức Vũ – Giám đốc Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam

“Hàng rào xung điện thì tốn khoảng 40 triệu, nhưng nếu làm bằng hàng rào sắt thì thông thường cũng tốn 40 triệu. Nhưng tuổi thọ hàng rào sắt bên này đã dùng thì dưới 5 năm phải thay lại. Còn hàng rào xung điện, thì dù chưa sài tới 5 năm nhưng do con bò không dám lại gần thì việc hư là rất khó. Còn thời gian thi công với hàng rào xung điện với quy mô tôi làm thì chỉ mất 1 ngày. Nhưng với hàng rào sắt thì mất 1 tuần, hàng rào sắt thì phải hàn từng cây sắt nối lại, nhưng hàng rào xung điện thì chỉ cắm cột, mắc sợi dây điện lên là xong”.

Ông Phạm Minh Khuê – Quản lý Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam

“Về nhân công lao động thì giảm được nhiều, với diện tích chuồng đó nếu không sử dụng hàng rào xung điện thì 1 ô chuồng chỉ nhốt được 2 con, nhưng nếu dùng hàng rào thì 3-4 con. Cái nhân công để chăm sóc, thu dọn chuồng sẽ giảm đi 1 nửa”.

Vậy hàng rào xung điện trong chăn nuôi có cơ chế hoạt động như thế nào mà có thể khiến đàn bò không dám lại gần?

Dòng điện đã tạo ra phản xạ trên của con vật. Vậy hàng rào này vận hành nguồn điện như thế nào? Đây là bộ phát xung điện được kết nối với hàng rào. Dây từ nút màu đỏ nối trực tiếp với hàng rào. Dây ra từ nút màu xanh thì được nối với đất thông qua cọc tiếp địa. Dòng điện chỉ tồn tại khi có một sự liên kết hoàn chỉnh giữa dây xung, hàng rào và cọc tiếp địa.

Vòng liên kết được thiết lập hoàn chỉnh khi con vật chạm vào hàng rào và bị xung điện tác động lại. Công suất phát từ 1 Jun lên đến 71 Jun.

Anh Phạm Hữu Long – Công ty Cổ Phần Tân Bảo Sài Gòn

“Đối với dòng điện trên hàng rào, tuy nó vào tầm 7KW, nhưng mà dòng điện nó dưới 1Ampe nên nó không gây hại cho gia súc, cảm giác gia súc nó đụng vào thì chỉ hoảng hốt, gật mình, ngoài ra không gây hại cho cả người và con vât. Trong điều kiện mưa hay nắng đều không ảnh hưởng tới người. Kể nhưng anh đứng dưới nơi trũng nước mà trời mưa, 1 dây điện nó rớt xuống thì không ảnh hưởng gì cho anh”.

TS Tăng Xuân Lưu – Trung Tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì

Nó sẽ không ảnh hưởng đến cái quá trình sức khỏe của con vật và tạo cho nó một phản xạ có điều kiện. Mà chúng ta cũng không chỉ sử dụng cho quá trình chăn nuôi về trâu bò mà người ta có thể sử dụng trong quá trình chăn nuôi những con vật nhỏ hoặc là thú cưng. Hay trong điều kiện nào đó, mà người ta ngăn cản những động vật hoang dã không vào những khu vực cấm”.

Cái hay của hàng rào xung điện trong chăn nuôi là xung điện được thiết kế lệch với nhịp đập tim của người và gia súc. Nên không phải cứ đụng vào là giật điện ngay. Trên hàng rào còn có biển báo huỳnh quang và đèn nháy, giúp người chăn nuôi nhận diện trong đêm.

Nên xem: Tỷ lệ trống mái thích hợp trong chăn nuôi gà sinh sản

Anh Trương Bảo Huy- Nhân viên bảo trì điện Công ty Cổ phần Bò Kobe VN

“Em là nhân viên bảo trì ở đây, từ khi có hàng rào xung điện thì rất an toàn cho gia súc và người, khi gia súc tới hàng rào thì nó chỉ bị giật mình, để tránh xa hàng rào ra. Còn với con người thì trên dây điện có đèn cảnh bảo và biển cảnh báo rất an toàn cho chăn nuôi”.

Những ưu điểm của hàng rào điện xung điện trong chăn nuôi:

+ Chia nhỏ gia súc để dễ dàng trông coi, quản lí.

+ Khoanh vùng khu vực ăn cỏ, để thuận tiện cho việc trồng và chăm sóc.

+ Tạo cho gia súc một không gian hoạt động an toàn và thoải mái giúp người chăn nuôi có một trang trại hoàn hảo nhất.

Ông Nguyễn Trí Đức Vũ – Giám đốc Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam

“Rất thích hợp cho các trang trại muốn tăng thêm diện tích chuồng trại chăn nuôi nhưng không xây mới chỉ cần mở rộng hàng rào ra là có thêm diện tích chăn nuôi và với chi phí rất thấp. Đầu tư càng lớn ví dụ 1-2 ha thì chi phí chỉ bằng 20-30% hàng rao săt thông thường”.

Theo công ty nhập khẩu và phân phối hàng rào xung điện trong chăn nuôi này. Sản phẩm hàng rào điện này đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Bởi ở nước ngoài, chính sách về phúc lợi động vật rất cao. Nên nếu sử dụng các biện pháp có thể gây tổn thương con vật sẽ bị các cấp chính quyền xem xét.

Ông Lê Sỹ Nhật – Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Bảo Sài Gòn

“Với quy mô như hiện nay thì chúng tôi biết bà con có 10-20 con bò trở lên thì rất hợp, chứ không phải vì quy mô nhỏ mà chúng ta không xử dụng được. Như tôi đã nó bà con có 50m, 100m hay 200m đi chăng nữa thì hoàn toàn có thể lắp được, quy hoạch được. Vấn để là bà con có thật sự mong muốn đàn bò có chất lượng cao hay không? Sản phẩm đàu ra có muốn được nâng cao hay không? Và bà con có muốn được ứng dụng công nghê mới nhất trong công cuộc cách mạng 4.0 hiện nay hay không?”.

Hiện nay tại Việt Nam, hàng rào xung điện này áp dụng tại trại bò 3B tại Hà Nội, trang trại bò sữa tại Hà Tĩnh, trai bò Kobe tại Lâm Đồng và một số cánh rừng để ngăn voi rừng ra quấy phá nhà dân tại rừng quốc gia Cát Tiên…

Trên thế giới, việc chăn nuôi giai súc thường được dựa vào điều kiện thiên nhiên. Với các đồng cỏ rộng lớn, người nuôi chỉ việc di chuyền đàn bò từ đồng cỏ này qua đồng cỏ khác và quản lý bằng hàng rào xung điện.

Điều này giúp thể trạng sức khỏe vật nuôi tốt. đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho người nuôi.

Việc tạo sân chơi cho đàn gia súc, sẽ góp phần giảm sử dụng thuốc cho vật nuôi, chính là cách để người chăn nuôi hướng tới sản xuất an toàn, bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Rate this post

Từ khóa » Cách Làm Hàng Rào Xung điện