Hàng Trăm Rớ Chồ Bắt Tôm Cá Trên Sông - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Chủ nhật, 1/8/2021, 15:47 (GMT+7) Hàng trăm rớ chồ bắt tôm cá trên sông

Quảng NamNgười dân Hội An và Duy Xuyên làm hàng trăm rớ chồ trên khu vực Cửa Đại, đánh bắt tôm cá xuyên đêm.

Hàng ngày khi hoàng hôn buông xuống, nhiều người dân sống hai bên Cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn và Trường Giang, bắt đầu một đêm mưu sinh với rớ chồ.

Mùa kéo rớ chồ từ tháng 11 âm lịch đến tháng 8 năm sau kết thúc. Vào mùa mưa lũ, rớ chồ được tháo dỡ để tránh bị cuốn trôi.

Hàng ngày khi hoàng hôn buông xuống, nhiều người dân sống hai bên Cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn và Trường Giang, bắt đầu một đêm mưu sinh với rớ chồ.

Mùa kéo rớ chồ từ tháng 11 âm lịch đến tháng 8 năm sau kết thúc. Vào mùa mưa lũ, rớ chồ được tháo dỡ để tránh bị cuốn trôi.

Rớ chồ là cách gọi của người dân địa phương về cách thức bắt tôm cá trên sông, kết hợp giữa nhà chồ và lưới (rớ). Rớ được đặt gần bờ hoặc giữa sông làm bằng bốn cọc cắm xuống, nối bốn góc lưới; hai dây rớ nối vào một ròng rọc phía trong để nâng lên hạ xuống.

Một tấm lưới mới giá khoảng 25 triệu đồng, có hình chữ nhật, dài 30 m và rộng 20 m.

Rớ chồ là cách gọi của người dân địa phương về cách thức bắt tôm cá trên sông, kết hợp giữa nhà chồ và lưới (rớ). Rớ được đặt gần bờ hoặc giữa sông làm bằng bốn cọc cắm xuống, nối bốn góc lưới; hai dây rớ nối vào một ròng rọc phía trong để nâng lên hạ xuống.

Một tấm lưới mới giá khoảng 25 triệu đồng, có hình chữ nhật, dài 30 m và rộng 20 m.

Mỗi góc rớ là một cọc tre cắm xuống đáy sông, neo giữ bằng hai sợi dây.

Mỗi góc rớ là một cọc tre cắm xuống đáy sông, neo giữ bằng hai sợi dây.

Đêm xuống, tấm lưới nằm dưới nước, phía trên được thắp đèn điện sáng để thu hút cá tôm. Ông Lê Văn Xí, 66 tuổi, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, cho biết trước đây ông dùng đèn măng xông thắp sáng bằng dầu nhưng nay chuyển sang dùng bóng điện.

Đêm xuống, tấm lưới nằm dưới nước, phía trên được thắp đèn điện sáng để thu hút cá tôm. Ông Lê Văn Xí, 66 tuổi, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, cho biết trước đây ông dùng đèn măng xông thắp sáng bằng dầu nhưng nay chuyển sang dùng bóng điện.

Người dân dùng ròng rọc kéo rớ lên sau 2 đến 5 giờ ngâm dưới nước. "Quá trình kéo rớ phải nhanh gọn để tránh cá chạy ra ngoài", ông Lê Văn Xí nói.

Ông Xí là đời thứ ba trong gia đình làm nghề kéo rớ chồ trên Cửa Đại.

Người dân dùng ròng rọc kéo rớ lên sau 2 đến 5 giờ ngâm dưới nước. "Quá trình kéo rớ phải nhanh gọn để tránh cá chạy ra ngoài", ông Lê Văn Xí nói.

Ông Xí là đời thứ ba trong gia đình làm nghề kéo rớ chồ trên Cửa Đại.

Tấm rớ được kéo lên, tôm cá nằm gọn bên trong.

Tấm rớ được kéo lên, tôm cá nằm gọn bên trong.

Ông Xí ngồi trên nhà chồ kéo rớ, còn vợ là bà Trần Thị Tài, 65 tuổi, chèo thuyền ra dùng một cây gậy dài khoảng 2 m khua vào dưới lưới để gom cá và thoát nước bên trong, giúp kéo rớ nhẹ hơn.

Ông Xí ngồi trên nhà chồ kéo rớ, còn vợ là bà Trần Thị Tài, 65 tuổi, chèo thuyền ra dùng một cây gậy dài khoảng 2 m khua vào dưới lưới để gom cá và thoát nước bên trong, giúp kéo rớ nhẹ hơn.

Bà Trần Thị Tài gom tôm cá đến lỗ thủng được bố trí sẵn trên lưới, để rơi xuống rổ đựng phía dưới.

Bà Trần Thị Tài gom tôm cá đến lỗ thủng được bố trí sẵn trên lưới, để rơi xuống rổ đựng phía dưới.

Mẻ tôm, cá 3 kg sau một lần cất rớ. "Giá bán khoảng 15.000 đồng mỗi kg loại cá nhỏ; cá lớn từ 50 đến 150.000 đồng mỗi kg. Đêm nào trúng nhiều mẻ thì thu về 500.000 đồng, đêm ít đủ ăn trong gia đình", bà Tài cho hay.

Mẻ tôm, cá 3 kg sau một lần cất rớ. "Giá bán khoảng 15.000 đồng mỗi kg loại cá nhỏ; cá lớn từ 50 đến 150.000 đồng mỗi kg. Đêm nào trúng nhiều mẻ thì thu về 500.000 đồng, đêm ít đủ ăn trong gia đình", bà Tài cho hay.

Kết thúc mẻ rớ, người dân cho tôm cá vào thùng đá bảo quản. Vợ chồng ông Xí vào nhà chồ tranh thủ nghỉ lưng, vài tiếng sau thức dậy kéo rớ tiếp. "Mỗi đêm kéo từ 3 đến 5 lần, tùy theo con nước. Thường khi kéo phải lúc con nước đứng, chảy mạnh, nếu không rớ rất nặng và cá không nhiều", ông Xí cho hay.

Kết thúc mẻ rớ, người dân cho tôm cá vào thùng đá bảo quản. Vợ chồng ông Xí vào nhà chồ tranh thủ nghỉ lưng, vài tiếng sau thức dậy kéo rớ tiếp. "Mỗi đêm kéo từ 3 đến 5 lần, tùy theo con nước. Thường khi kéo phải lúc con nước đứng, chảy mạnh, nếu không rớ rất nặng và cá không nhiều", ông Xí cho hay.

Những tấm rớ nằm dày đặc trên sông.

Rớ chồ là một trong những nghề đánh bắt thủy sản đặc trưng của cư dân vùng sông nước Quảng Nam.

Những tấm rớ nằm dày đặc trên sông.

Rớ chồ là một trong những nghề đánh bắt thủy sản đặc trưng của cư dân vùng sông nước Quảng Nam.

Hoàng hôn buông xuống trên sông Thu Bồn và Trường Giang. Đây là khu vực sông đổ ra biển Cửa Đại.

Hoàng hôn buông xuống trên sông Thu Bồn và Trường Giang. Đây là khu vực sông đổ ra biển Cửa Đại.

Kéo rớ chồ xuyên đêm Kéo rớ chồ xuyên đêm

Người dân kéo rớ chồ bắt cá. Video: Đắc Thành.

Đắc Thành

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Cách Làm Rớ Bắt Cá