Hành động Tuyệt đối Không được Làm Sau Khi Uống Rượu Dịp Tết

Tết nguyên đán sắp đến, gia đình đoàn tụ, ăn uống cùng bạn bè… rất nhiều người đều sẽ uống một chút rượu. Tuy nhiên cảm giác say thật sự rất khó chịu, không ít người vì muốn bản thân có thể uống được nhiều hơn hoặc là để cơ thể không cảm thấy khó chịu, nên đã lựa chọn một phương pháp – móc họng để nôn. Nhưng bác sĩ Khoa tiêu hóa đã nhắc nhở rằng: Sau khi uống rượu móc họng gây nôn rất nguy hiểm, mỗi năm đều có không ít người, vì làm điều này sau khi uống rượu phải vào viện cấp cứu.

1. Uống quá nhiều, vạn lần đừng móc họng gây nôn

{keywords}

Thực tế theo góc độ y học có “phương pháp gây nôn”, nhưng không phải dùng để giải quyết khi uống rượu, mà là vì để cứu những người ăn phải thực phẩm trúng độc hoặc uống nhầm thuốc, hơn nữa tiền đề của việc gây nôn là tại thời điểm đó ý thức của con người phải tỉnh táo. Nguyên lý của phương pháp gây nôn chính là dùng ngón tay trỏ đưa vào khoang miệng, kích thích sâu trong cổ họng, sẽ khiển chúng ta có cảm giác buồn nôn, từ đó gây nôn.

Gây nôn tuy nhiên có thể giúp mọi người nôn ra một phần rượu sau khi uống, có tác dụng giúp tỉnh rượu ở mức độ nhất định, nhưng thực tế đó là một hành động rất nguy hiểm. Ví dụ như khi móc họng, nếu móng tay tương đối dài hoặc là móc với lực mạnh, có thể gây tổn thương phần cổ họng. Trong quá trình gây nôn, nếu người uống rượu đột nhiên ý thức không tỉnh táo, những thứ nôn ra ở trong miệng rất dễ bị hít vào khí quản một cách tình cờ, gây ngạt thở. Gây nôn ép buộc sẽ làm tổn thương thực quản, nhẹ sẽ gây viêm thực quản, loét thực quản, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chảy máu lớn.

{keywords}

 

Hành vi móc họng để nôn cũng làm thay đổi hoạt động bình thường của đường tiêu hóa, từ đó làm tổn thương chức năng tiêu hóa. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người không nên móc họng gây nôn sau khi uống rượu say, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết uống quá nhiều rượu bia.

2. Làm thế nào để uống rượu trong dịp Tết không bị say?

- Ăn trước khi uống: Theo các chuyên gia, trước khi uống rượu bia, tốt nhất mọi người nên ăn một chút gì đó lót dạ. Bởi khi bụng đói, ethanol có trong rượu sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, khi vào dạ dày, chất này sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ của các bệnh về dạ dày, loét dạ dày.

{keywords}

- Ăn hoa quả: Kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, khi say rượu hoặc quá chén, người dùng nên uống một cốc trà atiso vì loại thảo dược này có chức năng giải rượu khá tốt. Ngoài ra, sau khi uống rượu, người dùng cũng nên dùng một chút hoa quả tươi. Bởi hoa quả sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra ngoài cơ thể, giam đau đầu, chóng mặt và giúp sớm tỉnh táo.

- Uống vừa đủ: Việc sử dụng được ít hay nhiều rượu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính hay thể trạng. Bởi vậy, việc xác định “tửu lượng” của bản thân đến đâu rất quan trọng. Cụ thể, đối với người bình thường, ngưỡng an toàn của bia là 300 – 350ml (nồng độ 4%), rượu nhẹ nồng độ 11% là 150 – 200ml, rượu nặng nồng độ 20% là khoảng 50ml.

- Uống ít, chậm: Theo các chuyên gia, cơ thể cần khoảng 1 giờ để “xử lý” 30ml lượng nước có cồn. Thông thường, 5 phút sau khi uống, ethanol có trong rượu bia sẽ thấm dần vào các mạch máu, 30 – 120 phút sau chất này sẽ lan dần sang các cơ quan khác trong cơ thể, rồi “ngấm” dần tạo cảm giác say. Lúc này, cơ thể cần thời gian để xử lý. Bởi vậy, nếu bạn uống quá nhanh, cơ thể sẽ không kịp phản ứng với lượng rượu bia dung nạp, khiến bạn dễ và nhanh say hơn người khác.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe ngày Tết tốt nhất mọi người hạn chế tối đa uống rượu bia, uống số lượng vừa phải, uống giãn cách nhiều ngày và không nên uống quá nhiều cùng lúc.

Hà Vũ (Dịch theo China)

Dấu hiệu cảnh báo lá gan bị hủy hoại trong ngày Tết

Dấu hiệu cảnh báo lá gan bị hủy hoại trong ngày Tết

Tết là thời điểm nhiều người nhậu nhẹt, ăn uống. Đặc biệt là tình trạng chỉ uống rượu, bia quên ăn dẫn đến lá gan làm việc quá tải gây nhiễm độc gan.

Từ khóa » Nôn Khi Uống Rượu Bia Có Tốt Không