Hành Giả Công Phu đến Bất Niệm Tự Niệm Có được Vãng Sanh Không?
Có thể bạn quan tâm
* CÂU HỎI
Thầy ơi, xin cho con được hỏi. Khi con đang ngồi niệm Phật thì con nghe tiếng niệm Phật bên tai, kể cả lúc đang chạy xe trên đường hay đang làm việc, con cũng nghe rất là rõ. Đây có phải là cảnh giới bất niệm tự niệm không hả Thầy? Con nghe nói niệm Phật tới bất niệm tự niệm là đảm bảo được vãng sanh?
Con rất mong được hồi âm của Thầy.
Nam mô A Di Đà Phật!
* PHÚC ĐÁP
Muốn giác ngộ, liễu thoát tử sanh thì hành giả công phu niệm Phật phải thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật, vì niệm Phật được Nhất tâm bất loạn vẫn còn có thể thoái thất.
Khi thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật, tức không niệm mà niệm – niệm mà không niệm, bởi niệm khởi từ Giác Tánh chứ không phải nơi ý căn. Có 2 trường hợp cần phân biệt cho rõ, tránh ngộ nhận mê lầm:
1. Nếu công phu thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật thì khi hành giả khởi tâm niệm Phật, thật không thể nào khởi niệm lên được dù chỉ một từ trong câu Phật hiệu (như đã từng giảng trong bài: Chia sẻ kinh nghiệm công phu niệm Phật). Lúc đó, dẫu có tác ý niệm Phật nhưng thật chẳng thể khởi được niệm nào nên nói niệm mà không niệm, tuy ý niệm không thể khởi được niệm nào nhưng chơn niệm Phật hằng lưu xuất nơi Giác Tánh nên nói không niệm mà niệm. Do đó, bất niệm tự niệm là diệu dụng của Giác Tánh chỉ khi tâm thiền thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật. Có đôi điều lưu ý:
- Khi tâm thiền Vô Niệm, hành giả kiến ngộ Giác Tánh, tự tại tử sanh.
- Không hẳn bất kỳ ai công phu đạt đến cảnh giới Vô Niệm cũng đều có biểu hiện bất niệm tự niệm (tai nghe tiếng niệm từ Giác Tánh dù không tác ý). Đó là do căn trí và tâm lượng mỗi người mỗi khác nên sức dụng của Giác Tánh từ cảnh giới Vô Niệm cũng sai biệt chẳng đồng.
- Dù hành giả công phu đạt nhất tâm bất loạn thì cũng chưa đủ để có được biểu hiện này (Bất niệm tự niệm).
2. Nếu công phu chưa thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật mà “nghe tiếng niệm Phật bên tai, kể cả lúc đang chạy xe trên đường hay đang làm việc” thì có 2 lý do:
- Hoặc tâm vọng cầu, mong muốn, chấp trước vào nó nên vọng cảnh sanh, chẳng phải do chơn tâm biến hiện. Đây thuộc về tâm chướng (nội chướng).
- Hoặc tâm vọng cầu, mong muốn, chấp trước vào nó nên chiêu cảm Tà mị biến hiện Ma cảnh dẫn dắt đúng theo sở cầu khiến tâm niệm (niệm Phật) khi ấy thất tán vì mê mải chấp nghe, cuối cùng lạc Tà mà chẳng tự biết. Đây thuộc về Ma chướng (ngoại Ma).
Do đó, đừng ngộ nhận, đánh đồng nội chướng – ngoại Ma là cảnh giới diệu dụng bất niệm tự niệm từ Chơn tâm Giác tánh mà lạc Đạo Bồ Đề.
Muốn thoát nội chướng – ngoại Ma, hành giả phải tỉnh giác trì tâm niệm Phật cho miên mật không ngừng, không để niệm lực thất tán. Tâm niệm, tai nghe, trí khắc sâu ghi nhận từng từ trong câu Phật hiệu; ngoài ra, KHÔNG BIẾT. Theo đó tinh tấn hành trì, ắt sẽ tự thoát.
* TÓM LẠI
Công phu niệm Phật từ Niệm đến Vô Niệm, phải trải qua cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn. Nếu tác ý để tâm không niệm gì khiến cho niệm tuyệt, đó là thiền bệnh Vô Ký Không, chẳng phải cảnh giới minh tâm kiến tánh Vô Niệm Ba-la-mật.
Bất niệm tự niệm chỉ là một trong vô lượng diệu dụng của Giác Tánh khi tâm thiền Vô Niệm. Do đó, nếu công phu niệm Phật chưa thành tựu Vô Niệm Ba-la-mật, đừng vọng cầu tham chấp mà tự chướng vào cảnh Ma.
Vậy, nếu tâm vẫn khởi niệm Phật được, lại nghe tiếng niệm bên tai rồi chấp nghe mà bỏ niệm thì đó là chướng lạc Đạo Bồ Đề.
Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_
Cổ Thiên
———————————-
Tham khảo:
- Lời cảnh tỉnh của vị Thiền sư trước khi lâm chung
- Thành Phật để làm gì?
- Chia sẻ kinh nghiệm công phu niệm Phật
- Vô niệm: Sự quy nhất của Thiền – Tịnh – Mật
- Vô niệm – Vô tướng – Vô trụ
- Tà kiến về Pháp môn niệm Phật
- Chánh kiến về niệm Phật vãng sanh
- Kiến giải và hành trì sai lệch trong tu Đạo
- Phật Pháp vấn đáp 22: Niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc?
- Phật Pháp vấn đáp 21: Ưng vô sở trụ
- Phật Pháp vấn đáp 31: Điều kiện cần để nhập Đạo tu hành
- Phật Pháp vấn đáp 32: Đoạn trừ dâm dục
- Phật Pháp vấn đáp 34: Phúc đáp Vị chơn tu
Bài mới nhất
- Tôn chỉ
- Tu hành
- Vấn Đáp
- Kinh luận
- Pháp ngữ
- Pháp lữ
- Phật Pháp nhiệm mầu
- Tâm niệm
Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 259
20/11/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 258
04/11/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 256 và 257
28/10/2024Phẩm Cấu Uế – Pháp Cú 254 và 255
20/10/2024Phẩm Cấu Uế – Pháp Cú 253
04/10/2024Bài ngẫu nhiên
- Tôn chỉ
- Tu hành
- Vấn Đáp
- Kinh luận
- Pháp ngữ
- Pháp lữ
- Phật Pháp nhiệm mầu
- Tâm niệm
Phẩm Phẫn Nộ – Pháp Cú 231, 232, 233 và 234
20/06/2024Hương đức hạnh (Nikàya)
09/05/2021Cảnh giới của chúng sanh
30/10/2016Phẩm Ngu – Pháp Cú 67
19/01/2021Phẩm Cấu Uế – Pháp Cú 239
04/07/2024 LƯU ÝToàn bộ nội dung nơi đây thuộc quyền tác giả của Đạo tràng Tu Phật. Mọi sao chép, trích dẫn hay dịch thuật, Quý vị hoan hỷ giữ nguyên văn và ghi rõ nguồn: https://daotrangtuphat.comLiên hệ Đạo tràng: [email protected]THEO DÕI ĐẠO TRÀNG © 2017 - 2024 Đạo tràng Tu Phật BÀI ĐỌC THÊMBảo vệ: Đề mục 11
19/10/2017Vì sao con người không nhớ được kiếp trước?
28/10/2023Từ khóa » Niệm Phật Bất Niệm Tự Niệm Nhu The Nao
-
Niệm Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo đảm Vãng Sanh - Thích Minh Tuệ
-
Người đạt Bất Niệm Tự Niệm, Có Còn Vọng Niệm Không?
-
Niệm Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo đảm Vãng Sanh
-
Niệm Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo đảm Vãng Sanh - Tam Kỳ RT
-
Bất Niệm Tự Niệm - Phật Giáo Long An
-
Đạt Bất Niệm Tự Niệm Mà Khởi Sân Có được Vãng Sanh Không?
-
Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm, Bảo Đảm Vãng Sanh
-
Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh - Tịnh Độ
-
Khai Thị Của Một Vị Chân Tu Đã Đạt Bất Niệm Tự Niệm
-
Thư Gửi Các Đồng Tu Về Niệm Phật Đạt “Bất Niệm Tự Niệm”
-
Có Phải Tôi Đã Đạt Bất Niệm Tự Niệm? - Đường Về Cõi Tịnh
-
Không Niệm Vẫn Niệm | Giác Ngộ Online
-
Thế Nào Là Bất Niệm Tự Niệm - YouTube
-
Niệm Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo đảm Vãng Sanh - Thích Minh Tuệ