Hành Hương Lễ Hội Đền Hùng: Về Nguồn Hội Tụ Tinh Hoa Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Mỗi khi năm mới đến người người nhà nhà lại nhớ về câu “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”, đây là ngày hội của non sông và cả dân tộc dân tộc con Rồng cháu Tiên. Mặc cho bao biến đổi của thời đại, lễ hội Đền Hùng vẫn mãi là biểu tượng văn hóa mang giá trị cao đẹp, nơi hội tụ tinh hoa và tỏa sáng văn hóa dân tộc.
1. Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội Đền Hùng
1.1 Tổng quan về thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng sẽ diễn ra từ ngày 06 đến hết ngày 10 tháng 03 Âm lịch. Năm 2024, Lễ hội Đền Hùng sẽ rơi vào ngày 29 tháng 04 Dương lịch (nhằm đúng ngày ngày 10 tháng 3 Âm lịch Giỗ tổ Hùng Vương). Điều đặc biệt là ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm nay sẽ liền kề với ngày kỷ niệm 48 năm Giải Phóng miền Nam 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao Động 1 tháng 5.
Thêm vào đó, ngày 29 tháng 4 dương lịch rơi vào ngày thứ bảy cuối tuần. Như vậy, người lao động, học sinh sinh viên sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ lễ dài hạn tất cả 5 ngày đối với các cơ quan nghỉ cuối tuần 2 ngày và 4 ngày đối với các cơ quan nghỉ 1 ngày cuối tuần, rất thích hợp cho du khách tham gia Lễ hội Đền Hùng.
Du khách check in tại khu Di tích Đền Hùng Phú Thọ.
Đền Hùng nằm ngay trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia hằng năm mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người có công dựng nước.
Việc tế lễ được tổ chức long trọng vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của nhà nước tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ để tế lễ ngoài mâm ngũ quả ra còn có cả bánh chưng, bánh dày để gợi nhớ về sự tích Lang Liêu, cũng nhắc nhở công ơn vua Hùng ngày xưa đã dạy nhân dân trồng lúa.
Xem ngay ►►► Tour Đền Mẫu Lạng Sơn 1 ngày
1.2 Thời gian cụ thể diễn ra các phần trong lễ hội Đền Hùng
1.2.1 Phần lễ
Phần lễ của lễ hội Đền Hùng có nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được cử hành trang nghiêm mà thành kính.
-
Từ mùng 1 đến mùng 5 tháng 3 Âm lịch sẽ là lễ dâng hương của các đại diện huyện, thành thị nằm gần đền thờ Vua Hùng
-
Mùng 6 tháng 3 Âm lịch sẽ là ngày diễn ra Lễ Giỗ Đức quốc tổ Lạc Long Quân cùng với Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ .
-
Mùng 7 tháng 3 Âm lịch sẽ diễn ra Lễ Rước Kiệu về Đền Hùng Phú Thọ do các địa phương gần đó thực hiện
-
Mùng 10 tháng 3 Âm lịch là ngày lễ chính. Ngày này sẽ diễn ra 2 sự kiện chính là Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh tướng danh nhân trên địa bàn tỉnh và Lễ dâng hương tại bức tượng Phù Điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”.
Dâng lễ là nghi thức không thể thiếu của lễ hội Đền Hùng.
1.2.2 Phần hội
Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú quanh chân núi Hùng: Các trò diễn dân gian (đánh trống đồng, cồng chiêng, thi gói, nấu bánh chưng, kéo lửa thổi cơm...), các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của các tỉnh – thành phố, các đội văn nghệ quần chúng, nhiều hoạt động thi đấu thể thao mang đậm văn hóa cội nguồn.
-
Mùng 1 và mùng 2 tháng 3 Âm lịch: Du khách có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm, ấn phẩm, tư liệu về Hùng Vương và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Bảo tàng, khu di tích Đền Hùng.
-
Mùng 3 tháng 3 Âm lịch: Lễ đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội cướp bông ném chài Đền Vân Luông
-
Mùng 6 tháng 3 Âm lịch: trải nghiệm các màn đánh trống đồng, đâm đuống tại khu Di tích Đền Hùng và các màn trình diễn hát xoan và trình diễn múa rồi nước.
-
Mùng 7 tháng 3 Âm lịch sẽ là các màn trình diễn phục vụ các tour du lịch
-
Mùng 8 tháng 3 Âm lịch sẽ diễn ra hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày tỉnh Phú Thọ
-
Mùng 9 tháng 3 Âm lịch Giải bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang và đặc biệt Lễ hội Đền Hùng 2024 có tổ chức bắn pháo hoa tầm cao 15 phút tại công viên Văn Lang
Sau phần lễ sẽ đến phần hội, năm nào lễ hội giỗ tổ Hùng Vương cũng có tổ chức cuộc thi rước kiệu giữa các làng xung quanh, nhờ đó mà không khí cũng trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Cỗ kiệu nào đoạt giải nhất đến kỳ hội sang năm được thay mặt rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ và đó là niềm tự hào, vinh dự lớn lao của cả làng. Bởi họ cho rằng mình sẽ được các vua Hùng và thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, an vui.
Các trò diễn dân gian trong lễ hội.
Mỗi đám rước kiệu lễ hội Vua Hùng có 3 cỗ kiệu đi liền nhau được sơn son thếp vàng, trạm trổ tinh xảo và bày biện đẹp mắt. Cỗ kiệu thứ nhất bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chóe nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ hai đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt. Cỗ kiệu thứ ba rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên. Đi sau 3 cỗ kiệu là các vị quan chức và bô lão trong làng mặc áo thụng.
Lễ hội Đền Hùng ngày càng có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Ngày nay, cả trong nước lẫn nước ngoài đều có nhiều đền thờ các Vua Hùng và các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương.
Người dân địa phương có di tích (đình, đền, miếu...) thờ vua Hùng và những nhân vật lịch sử liên quan trong thời kỳ Hùng Vương cũng tự nguyện tổ chức tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản địa phương để dâng cúng các Vua Hùng.
Đền Thượng nơi các Vua Hùng tiến hành nghi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa
Đặt liền tay ⇒ Tour Hà Nội Chùa Tam Chúc - Chùa Hương - Động Hương Tích 1 ngày
2. Ý nghĩa tín ngưỡng cao đẹp của lễ hội Đền Hùng
Người Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu nước và luôn ghi nhớ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Vua Hùng chính là biểu tượng cao đẹp nhất của việc có công dựng và giữ nước, được dân tộc tôn vinh, trân trọng và thờ phụng.
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương được hình thành trong không gian văn hóa – tâm linh linh thiêng Khu di tích lịch sử Đền Hùng, và cũng tại nơi đây ý thức dân tộc và ý thức lịch sử cũng được hình thành.
Lễ hội Đền Hùng cũng trở nên có sức sống và thu hút khách du lịch trong nước đến từ khắp mọi miền, kết tinh thành cội nguồn văn hóa mang đậm đặc trưng văn hóa tâm linh Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử từ triều đại phong kiến đến nay, lễ hội Đền Hùng là lễ hội duy nhất được chính thức hóa bằng quốc lễ.
Lễ hội Đền Hùng thu hút khách du lịch khắp mọi miền đất nước
►Ưu đãi sốc Tour Tam Đảo Tây Thiên 2 Ngày 1 Đêm
3. Đi lễ hội Đền Hùng cần chuẩn bị gì?
Lễ hội Đền Hùng thường mang ý nghĩa sâu xa liên quan đến tín ngưỡng phồn thực gồm “Nường - Nỏ - Cối - Chày - Chưng - Dày”. Tín ngưỡng này tượng trưng cho mong muốn về một quốc gia phồn thịnh, không ngừng phát triển. Trong đó, các lễ vật như bánh chưng trượng trưng cho Rồng và bánh dày tượng trưng cho Tiên. Do vậy có thể nói bánh chưng và bánh dày là hai trong những lễ vật không thể thiếu của lễ hội Đền Hùng.
Bên cạnh bánh chưng và bánh dày thì du khách cũng có thể dâng lên các lễ vật khác như xôi, thịt gà, thịt bò, thịt dê, rượu trắng, hoa quả tươi,...
Vua Hùng là người đầu tiên dạy dân ta cấy lúa, cũng là người khai sinh ra nền văn minh lúa nước. Đối với những du khách không thể đến khu di tích Đền Hùng Phú Thọ thì cũng có thể dâng lễ tại nhà, nhưng cần lưu ý là mâm lễ không thể thiếu cơm, bánh chưng, bánh dày.
Giá tốt Tour du lịch Hà Nội Chùa Hương 1 ngày
4. Du lịch lễ hội Đền Hùng và các điểm tham quan
4.1 Du lịch lễ hội Đền Hùng
Trong ngày lễ hội Đền Hùng có tiến hành nghi lễ hát Xoan rất quan trọng và độc đáo. Xung quanh khu vực dưới chân núi là những trò diễn và trò chơi dân gian đặc sắc. Nếu bạn đã đi du lịch Hà Nội dịp này thì đừng quên ghé thăm để chiêm ngưỡng phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt.
Du khách về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần đã là người Việt Nam thì trong tâm khảm đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Thế nên hễ ai là người Việt Nam nếu có lòng thành thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện bằng cách đặt tour du lịch hành hương một cách dễ dàng và thuận tiện.
Du lịch lễ hội Đền Hùng
4.2 Các địa điểm du khách có thể tham quan tại Lễ hội Đền Hùng
4.2.1 Đền Hạ
Đền Hạ là ngôi đền được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17 - 18 theo lối kiến trúc cổ. Tương truyền, khu vực đền Hạ chính là địa điểm mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Phía sau chính điện của đền Hạ hiện nay vẫn còn lưu giữ giếng Mắt Rồng - nơi ấp trứng.
Đền Hạ mang kiến trúc đền chùa cổ đầy uy nghiêm.
4.2.2 Đền Trung
Nếu đền Hạ có kiến trúc được xây dựng theo kiểu chữ nhị, thì đền Trung lại được xây theo kiểu chữ Nhất. Khu vực đền Trung là địa điểm mà vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi cho con trai Lang Liêu theo truyền thuyết bánh chưng bánh dày. Không chỉ vậy, nơi đây xưa kia cũng là nơi mà các vua quan thời đó thường đến để đi dạo, bàn việc nước.
4.2.3 Đền Thượng
Đền Thượng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh. Gọi là đền Thượng không chỉ vì được xây dựng ở một vị trí cao mà đây còn là nơi mà các vua Hùng thường tế trời, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng no đủ. Khi giặc Ân xâm lược nước ta, chính vua Hùng thứ 6 cũng đã cúng cầu người tài giúp nước tại đây.
4.2.4 Chùa Thiên Quang
Chùa Thiên Quang có vị trí tọa lạc gần đền Hạ. Nơi đây từng là nơi mà Bác Hồ đã trò chuyện với Đại đoàn quân tiên phong trước khi về Hà Nội tiếp quản. Không chỉ vậy, du khách đến tham quan chùa Thiên Quang còn được chiêm ngưỡng chiếc chuông được đúc từ thời Lê.
4.2.5 Lăng Hùng Vương
Theo lời truyền lại của người dân địa phương, lăng Hùng Vương là lăng của vua Hùng Vương thứ 6. Lăng Hùng Vương được xây theo hướng đông nam, nằm ở phía đông của đền Thượng. Nếu để ý kỹ, du khách sẽ thấy lăng Hùng Vương được xây theo thế “đầu đội sơn, chân đạp thủy”.
4.2.6 Giếng Ngọc Tỉnh
Giếng Ngọc Tỉnh tại khu Di tích đền Hùng là nơi tưởng nhớ và thờ 2 nàng công chúa đã có công giúp dân trồng lúa và trị thủy. Các nàng công chúa ấy là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Giếng Ngọc Tỉnh là nơi mà xưa kia 2 nàng thường soi gương, chải tóc.
►Giảm sâu: Tour du lịch Bái Đính Tràng An 2 ngày 1 đêm
Lễ hội Đền Hùng hay lễ hội giỗ tổ Hùng Vương là dịp để thế hệ mai sau ca ngợi sự hưng thịnh của cộng đồng. Liên hệ ngay đến tổng đài 028 3827 0404 của Vietnam Booking nếu bạn đang có ý định đặt tour du lịch giá rẻ để ghé thăm nơi đây nhé. Ngoài ra chúng tôi còn nhận book cả khách sạn, vé máy bay hay combo du lịch trọn gói nữa đấy. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiều kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách lựa chọn những dịch vụ phù hợp nhất.
Tư vấn tour Đền Hùng miễn phí
Đăng ký ngay |
Từ khóa » Du Lịch Lễ Hội đền Hùng
-
Tour Du Lịch Lễ Hội Đền Hùng 1 Ngày
-
Lễ Hội Đền Hùng - Điểm Hội Tụ Văn Hóa Tâm Linh Của Người Dân đất ...
-
Lễ Hội đền Hùng | - Hanoitourist Corporation
-
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ
-
Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng Thu Hút Du Khách Với Những điểm Tham ...
-
Giỗ Tổ-Lễ Hội Đền Hùng 2021: Gắn Bảo Tồn Di Sản Với Phát Triển Du ...
-
Tìm Hiểu Về Lễ Hội đền Hùng Năm 2020 ở Phú Thọ - Vntrip
-
Lễ Hội Đền Hùng Năm 2022: Không Tổ Chức Các Hoạt động Tập Trung ...
-
Phú Thọ - Lễ Hội Đền Hùng Trở Về Với Cội Nguồn Dân Tộc
-
Lễ Hội Đền Hùng Năm 2022: Không Tổ Chức Các ... - Báo Chính Phủ
-
Du Lịch Lễ Hội Đền Hùng 1 Ngày - GrandViet Tour
-
Tour Lễ Hội Đền Hùng - Mẫu Âu Cơ 1 Ngày - Kenvin Travel
-
Lễ Hội Đền Hùng
-
Nét đẹp Văn Hóa Trong Lễ Hội Đền Hùng Xưa